Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 15 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 ( Có đáp án, ma trận)
Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 năm 2023 - 2024 mang đến 15 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 15 đề kiểm tra Tin học 7 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7.
Bộ đề thi giữa kì 2 Tin học 7 năm 2023 - 2024
- 1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 Cánh diều
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo
1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 Cánh diều
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC – KHỐI 7 Bộ: Cánh diều Thời gian làm bài: 45 phút (16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận) |
I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1 (F.1TH.a4): Để kích hoạt ô D150 nằm ngoài phạm vi màn hình, ngoài cách dùng chuột và các thanh cuốn em có thể:
A. Gõ D150 vào thanh công thức
B. Nháy chuột tại nút tên hàng 150
C. Nháy chuột tại nút tên cột D
D. Gõ địa chỉ D150 vào hộp tên
Câu 2 (F.1.VD.a1): Khi chèn thêm một hàng tại hàng thứ 7 thì một hàng trống chèn vào nằm ở vị trí nào so với hàng thứ 7
A. Bên phải hàng thứ 7.
B. Bên trên hàng thứ 7
C. Bên dưới hàng thứ 7
D. Bên trái hàng thứ 7
Câu 3 (E.1.NB.a.1): Các kí hiệu đúng dùng để kí hiệu các phép toán trong bảng tính điện tử ?
A. ^ / : x -
B. + - . : ^
C. + - * / ^
D. + - ^ \ x
Câu 4 (F.1.TH.a.3): Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…
A. Nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
B. Nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
C. Nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
D. Nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Câu 5 (E.1.TH.a.2): Chuyển đổi công thức toán học sau 10:2+5x2 sang công thức Excel nhập vào ô tính:
A.=10:2+5x2
B. =10/2+5x2
C.=10/2+5*2
D. =10:2+5*2
Câu 6 (E.1. TH.1.a3) : Hãy cho biết đâu là địa chỉ ô tính :
A. A1
B. B3 :D6
C. B3, D6
D. B4, C4
Câu 7 (E.1.NB.a.1): Đâu là công thức đúng trong Excel :
A. 2.2+3x2
B. 2*2+3*2
C. 2x2+3.2
D. 2x2+3x2
Câu 8 (E.1.NB.a.2): Đâu là địa chỉ ô khối :
A .B2, D2
B. B3:D5
C. B3, D6
D. B4, C4
Câu 9 (E.1.NB.a.3): Để nhập công thức vào ô tính em cần gõ dấu nào vào đầu tiên?
A. =
B. +
C. *
D. /
Câu 10 (E.1.NB.a.2):Hãy chỉ ra đâu là phép toán nhân trong Excel?
A. X
B. *
C. ^
D. &
Câu 11 (E.1. Nb.a.3): Hàm nào sau đây dùng để tính tổng?
A. SUM
B. MAX
C. MIN
D.Count
Câu 12: (E.1.NB a): Để in trang tính em chọn lệnh nào dưới đây:
A. File
B. Save
C. Print
D. Insert
Câu 13:(E.2.NB.a) Cách khởi động phần mềm trình chiếu:
A. Nháy đúp chuột biểu tượng Poweroint trên màn hình.
B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word.
C. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel.
D. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Paint.
Câu 14 (E.2.NB.2.a): Một trang chiếu là:
A. Một trang có thể hiển thị văn bản, biểu đồ, hình ảnh và video.
B. Trang chiếu gồm vùng soạn thảo và nút trình chiếu
C. Trang chiếu gồm thanh tiêu đề, thanh công thức.
D. Trang chiếu gồm những nút trình chiếu.
Câu 15 (E.2.NB.a): Để chọn màu nền cho trang chiếu em mở cửa sổ nào:
A. Click chuột phải vào trang chiếu→Format Background.
B. Click chuột phải vào trang chiếu→New Side.
C. Click chuột phải vào trang chiếu→Delete Side.
Câu 16 (E.1.TH b). Cho biết kết quả của công thức sau: =MIN(1,0,-2,-1)
A. 1
B. -1
C. 0
D. -2
Câu 17: (E.1.TH b). Cách nhập hàm nào sau đây không hợp lệ?
A. =SUM(A1,A2,5)
B. =SUM (A1,A2,5)
C. =sum(A1,A2,5)
D. =Sum(A1,A2,5)
Câu 18 (E.1.TH b): Cho biết địa chỉ nào là địa chỉ của ô tính?
A. 1B
B. 2A
C. AB
D. C2
Câu 19 (E.1.TH b): Khi dùng địa chỉ ô trong công thức tính toán ưu việt hơn viết số liệu trực tiếp ở điểm nào?
A. Kết quả tự động cập nhật
B. Dễ so sánh
C. Dữ liệu đẹp
D. Dễ tô màu
Câu 20 (E.1.TH b): Cho biết kết quả của công thức sau: =MAX(1,0,-2, 3)
A. 3
B. -1
C. 0
D. -2
Câu 21( E.1.NB.a.2): Để mở hộp thoại Format Cell em thực hiện như thế nào?
A. Home -> Font
B. Home ->Number
C. Home->Alingment
D. View -> Font.
Câu 22: (E.1. Nb.a.3) Hàm nào sau đây tính trung bình cộng?
A. AVEREGE
B. MAX
C. MIN
D.Count
Câu 23 (E.1.NB.a): Hàm tìm giá trị lớn nhất:
A. AVEREGE
B. MAX
C. MIN
D.Count.
Câu 24 (E.1.NB.a): Để chọn kiểu chữ in đậm cho tiêu đề của bảng tính:
A. I (Italic)
B. U (Underline)
C. B (Bold)
D. Font
Câu 25 (E.1.NB.a) Ô A1 có số 1.753. Sau khi chọn ô A1, nháy chuột 1 lần vào nút . Kết quả hiển thị ở ô A1 là:
A. 1.753
B. 1.75
C. 1.76
D. 1.74
Câu 26 (E.2.NB.a): Để thay đổi cở chữ trên trang chiếu ta thực hiện:
A. Home→Font size
B. Insert→ table
C. Home→ font
D. Insert→Picture
Câu 27 ((E.2.NB.a): Tạo màu nền cho trang chiếu ta thực hiện
A. Home→ Fill color .
C. Hom→ Font
B. Insert→ table
D. Insert→Picture
Câu 28 (E.2.NB.a): Để thay đổi kiểu chữ trên trang chiếu ta thực hiện:
A. Home→Font size
B. Home→ font
C. Insert → table
D. Insert→Picture
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
- Câu 29: (E.1.VD.b): Hãy nêu quy tắt nhập công thức vào ô tính?
- Câu 30: (E.2.VD.) ? Hãy cho biết bày trình chiếu gồm có mấy phần?
- Câu 31: (E.2.VDC.c): cho bảng tính
a) Hãy viết công thức tính điểm trung bình ở ô F5
b) Hãy viết công thức tính điểm trung bình ở ô F6
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(7 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | D | B | C | C | C | A | B | B | A | B | A | C | D | A |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | A | D | B | D | A | A | B | A | B | B | B | A | A | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN:(3 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
Câu 29 Câu 30 Câu 31 | - Chọn ô cần nhập công thức - Gõ dấu “=” - Nhập công thức - Nhấn Enter - Trang tiêu đề: là trang đầu tiên của bài trình chiếu, có tên bài trình bày và tác giả - Các trang nội dung, trang kết thúc bài trình chiếu:thường có lời cảm ơn người tham dự - = AVERAGE(C5:E5) -= AVERAGE(C6:E6) | 0,25 025 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Tin học 7
TT | Chương chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Công thức tính phần trăm | |||||||||
Số câu hỏi | Thời gian | Số câu hỏi | Thời gian | Số câu hỏi | Thời gian | Số câu hỏi | Thời gian | 1. Thời lượng chủ đề trong chương trình 2. Thời gian nội dung trước và sau (trọng số) | |||||
1 | CHỦ ĐỀ E:ỨNG DỤNG TIN HỌC | 1. Bảng tính điện tử cơ bản | 13 | 13 | 9 | 9 | 1 | 6 | 1 | 6 | 75% 7,5 điểm | ||
2. Phần mềm trình chiếu cơ bản | 6 | 6 | 1 | 5 | 25% 2,5 điểm | ||||||||
Tổng | 19 | 19 | 9 | 9 | 2 | 11 | 1 | 6 |
| ||||
Tỉ lệ % | 4,75% | 2,25% | 20% | 10% | 100% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Chú ý:- Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu là câu hỏi TNKQ 4 lựa chọn, trong đó có 1 lựa chọn đúng.
- Câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận học sinh làm trên giấy
KHUNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: TIN HỌC – KHỐI: 7
NĂM HỌC: 2023 - 2024
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| CHỦ ĐỀ E:ỨNG DỤNG TIN HỌC | 1.Bảng tính điện tử cơ bản | Nhận biết a– Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính. Thông hiểu a– Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. Vận dụng a– Thực hiện được một số thao tác đơn giản với trang tính. b– Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như: MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT, … c– Sử dụng được công thức và dùng được địa chỉ trong công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức. Vận dụng cao a– Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết một vài công việc cụ thể đơn giản. | 13(TN) | 9(TN) | 1(TL) | 1(TL |
2. . Phần mềm trình chiếu cơ bản | Nhận biết a– Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu. Vận dụng a– Sử dụng được các định dạng cho văn bản, ảnh minh hoạ và hiệu ứng một cách hợp lí. b– Sao chép được dữ liệu phù hợp từ tệp văn bản sang trang trình chiếu. c– Tạo được một báo cáo có tiêu đề, cấu trúc phân cấp, ảnh minh hoạ, hiệu ứng động. | 6(TN) | 1(TL) | ||||
Tổng |
| 19 TN | 9 TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 4,75% | 2,25% | 20% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30% |
Lưu ý:
- Ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì có thể ra câu hỏi ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).
- Ở mức độ vận dụng và vận dụng cao có thể xây dựng câu hỏi vào một trong các đơn vị kiến thức.
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Kết nối tri thức
2.1 Đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?
A. Hình tam giác.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Có thể là hình bất kì.
Câu 2. Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:
A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa.
D. Căn đều hai bên.
Câu 3. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?
A. Luôn căn phải.
B. Luôn căn trái.
C. Luôn căn giữa.
D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
Câu 4. Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong Hình 1 để tính chu vi hình chữ nhật?
Hình 1
A. 2*(13+25)
B. =2*(a + b)
C. =2*(D3 + D4)
D. 2*(D3 + D4)
Câu 5. Chọn phát biểu không đúng?
A. Chỉ có kiểu số liệu số thì phần mềm bảng tính nhận dạng được.
B. Muốn nhập công thức vào ô tính cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
C. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
D. Trong phần mềm bảng tính, các phép toán đơn giản là phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và lũy thừa (^).
Câu 6. Hàm tính tổng là hàm nào sau đây?
A. SUM
B. AVERAGE
C. COUNT
D. MIN
Câu 7. Khi nhập “=MAX(2,10,5,15)” vào ô tính thì kết quả sẽ là bao nhiêu?
A. 2
B. 5
C. 10
D. 15
Câu 8. Khi muốn ẩn hàng, cột em dùng lệnh nào?
A. Insert
B. Delete
C. Hide
D. Unhide
Câu 9. Các thao tác đúng khi chèn cột, dòng?
A. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
B. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
C. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
D. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
Câu 10. Để tô màu cho ô tính, em chọn nút lệnh nào sau đây trong thẻ Home?
A. trong nhóm lệnh Font.
B. trong nhóm lệnh Font.
C. trong nhóm lệnh Editing.
D. trong nhóm lệnh Cells.
Câu 11. Cho các thao tác sau:
(1) Nháy chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(2) Nháy nút phải chuột vào tên trang tính và chọn Delete.
(3) Nháy đúp chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(4) Trong thẻ Home, chọn lệnh Delete/Delete Sheet trong nhóm lệnh Cells.
Các thao tác nào được dùng để xóa một trang tính?
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 12. Để thiết lập các thông số đường viền, kẻ khung em chọn thẻ nào trong hộp thoại Format Cells?
A. Number
B. Fill
C. Border
D. Header
Câu 13. Thao tác nào dưới đây không đúng khi tạo bảng tính mới?
A. Nháy chuột vào dấu (+) để tạo trang tính mới.
B. Nháy chuột phải vào trang tính đã có chọn Insert/Worksheet, nhấn OK để tạo trang tính mới.
C. Nháy chuột vào thẻ Home/Insert/Insert Sheet để tạo trang tính mới.
D. Nháy chuột chọn Home/Insert/Worksheet, nhấn Ok để tạo trang tính mới.
Câu 14. Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:
A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng.
D. Trang trình bày đồ họa.
Câu 15. Để tăng bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn phím.
A. Shift
B. Tab
C. Alt
D. Crtl
Câu 16. Phần mềm trình có chức năng:
A. Chỉ tạo bài trình chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ để xử lí đồ họa.
D. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Công thức nào nhập đúng vào bảng tính?
a) =15 + 8
b) =2(3^3 + 4^4)
c) =(1^2 + 2^2)*(3^2 + 5^2)
d) =a + b
e) 2*14.5*4
f) y=1
g) 55/5 + 10*2
Câu 2. (1 điểm) Các công thức sau đây báo lỗi sao, em hãy sửa lại cho đúng:
a) =SUM(1.5A1:A5)
b) =SUM(K1:H 1)
c) =SUM B1:B3
d) =SUM (45+24)
Câu 3. (1,5 điểm) Nỗi mỗi chức năng ở cột A với một thao tác phù hợp ở cột B.
A | B | |
1) Chèn thêm hàng bên trên | a) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Delete. | |
2) Chèn thêm cột bên trái | b) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Insert. | |
3) Xóa hàng | c) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Hide. | |
4) Xóa cột | d) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Insert. | |
5) Ẩn hàng | e) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Delete. |
Câu 4. (2 điểm) Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | C | A | A | D | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | B | C | D | A | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a), c), e), g). | 1,5 |
Câu 2 (1 điểm) | a) Thiếu dấu”,” phân tách hai vùng dữ liệu. Sửa thành: =SUM(1.5,A1:A5) b) Thừa dấu cách ở địa chỉ ô H1. Sửa thành: = SUM(K1:H1) c) Thiếu dấu đóng mở ngoặc đơn. Sửa thành: =SUM(B1:B3) d) Sai dấu phân tách hai số. Sửa thành: = SUM(45,24) | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (1,5 điểm) | 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – e; 5 – c. | 1,5 |
Câu 4 (2 điểm) | Cấu trúc phần cấp thường được dùng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, … Đây là một công cụ giúp làm cho nội dung trình bày có bố cụ mạch lạc, dễ hiểu, giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn. Cấu trúc này thực sự hữu ích để tổ chức trình bày nội dung một vấn đề. Nhờ đó, người xem dễ dàng hiểu được bố cục của nội dung được trình bày. | 1,0 |
2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính | 2 | 5,0% (0,5 đ) | |||||||
Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính | 2 | 1 | 1 | 22,5% (2,25 đ) | |||||||
Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán | 1 | 1 | 1 | 15,0% (1,5 đ) | |||||||
Bài 9. Trình bày bảng tính | 1 | 1 | 1 | 20,0% (2,0 đ) | |||||||
Bài 10. Hoàn thiện bảng tính | 2 | 2 | 10,0% (1,0 đ) | ||||||||
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 2 | 1 | 1 | 27,5% (2,75 đ) | |||||||
Tổng | 10 | 1 | 6 | 1 | 1 | 1 | |||||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC – KHỐI 7 Bộ: Chân trời sáng tạo |
I. Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
Khi nhập dữ liệu vào bảng tính MS Excel thì:
A. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc định căn lề trái.
B. Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc định căn lề trái.
C. Dữ liệu kiểu ngày sẽ mặc định căn lề phải.
D. Dữ liệu kiểu số và kiểu ngày sẽ mặc định căn lề phải.
Câu 2. Lựa chọn phát biểu đúng về tính năng của phần mềm bảng tính?
A. Cho phép người dùng tạo ra những trang trình chiếu phục vụ thuyết trình.
B. Xử lí thông tin được trình bày ở dạng bảng như tính toán, tìm kiếm, sắp xếp hay tạo biểu đồ, đồ thị biểu diễn dữ liệu.
C. Cho phép thao tác soạn thảo các văn bản thô, định dạng phông chữ, màu sắc cùng với hình ảnh minh họa.
D. Là phần mềm thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Khối ô tính là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau.
B. Khối ô tính có thể là một ô tính, một hàng, một cột.
C. Khối ô tính phải nằm trên nhiều hàng, nhiều cột.
D. Có nhiều cách để chọn khối ô tính.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.
B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến liền kề hoặc không liền kề với ô tính chứa công thức.
C. Có thể sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại.
Câu 5. Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự đúng để sao chép công thức.
a) Nhấn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.
b) Chọn ô tính chứa công thức cần sao chép.
c) Chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
d) Chọn ô tính cần sao chép đến.
A. a – b – c – d.
B. b – a – d – c.
C. d – a – b – c.
D. b – c – d – a.
Câu 6. Trong bảng tính MS Excel, tại ô A5 ta nhập công thức =(A2+A3*2+A4*3)/6. Khi sao chép công thức này đến ô tính E5 thì kết quả nhận được tại ô E5 là:
A. =(A2+A3*2+A4*3)/6
B. =(A2+B3*2+C4*3)/6
C. =(A5+B5*2+C5*3)/6
D. =(E2+E3*2+E4*3)/6
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Định dạng ô tính là thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc và căn lề ô tính.
B. Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Khi một ô tính đã được định dạng rồi thì không thể thay đổi lại định dạng khác được nữa.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phần mềm bảng tính chỉ cho phép lựa chọn trang tính hiện thời.
B. Phần mềm bảng tính cho phép lựa chọn trang tính hiện thời, vùng dữ liệu đang được chọn hay toàn bộ bảng tính.
C. Phần mềm bảng tính không cho phép in vùng dữ liệu đang được chọn.
D. Phần mềm bảng tính chỉ cho phép in toàn bộ trang tính.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm một cột, cột mới được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
C. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
D. Mỗi lần chèn chỉ chèn được một cột hoặc một hàng.
Câu 10. Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)?
A. Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nhấn phím Delete.
C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nháy nút lệnh Cut trên dải lệnh Home.
Câu 11. Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + B
C. Ctrl + P
D. Ctrl + C
Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất.
Tham số được dùng trong công thức của một hàm có thể gồm:
A. Số liệu cụ thể.
B. Địa chỉ ô tính.
C. Địa chỉ khối ô tính.
D. Số liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
Câu 13. Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT trong MS Excel:
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.
B. Bắt buộc phải viết hoa tên các hàm tính toán.
C. Sau tên hàm có thể sử dụng cặp dấu ngoặc vuông [ ] thay cho cặp dấu ngoặc tròn ().
D. Khi dùng các hàm có sẵn trong MS Excel thì không cần viết dấu “=” trước tên hàm.
Câu 14. Các ô B2, C2, D2, E2 nhận các giá trị lần lượt là: 123, 55, “Tin học”, “Toán học”. Tại ô tính F2 gõ công thức =COUNT(B2:E2) ta sẽ được kết quả nào?
A. 4
B. 2
C. #Value!
D. #Name?
Câu 15. Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?
A. =SUM(2,5,7)
B. =Sum(A3,C3:F3)
C. =SuM(10,15,b2:B10)
D. =sum”D2:D8”
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
B. Có thể sao chép hàm bằng lệnh Copy, Paste hoặc sử dụng tính năng tự động điền dữ liệu (Autofil).
C. Các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
D. Các tham số của hàm thường cách nhau bởi dấu phẩy (,), tham số có thể là dữ liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy nêu các cách sao chép công thức trong phần mềm bảng tính?
Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy thực hiện nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp:
Cột A |
| Cột B |
1) Để chèn thêm hàng (cột) mới, thực hiện chọn hàng (cột) tại vị trí cần thêm rồi chọn: | a) Home>Cells>Delete. | |
2) Để xóa một hàng (cột), thực hiện chọn hàng (cột) cần xóa, rồi chọn: | b) phím Delete trên bàn phím. | |
3) Để xóa dữ liệu trong các ô tính của hàng, cột, ta chọn hàng, cột cần xóa rồi chọn: | c) Home>Alignment>Merge & Center. | |
4) Để thực hiện lệnh gộp ô và căn giữa, ta chọn các ô cần gộp rồi chọn: | d) Home>Alignment>Wrap text. | |
5) Để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính, ta chọn: | e) Home>Cells>Insert. |
Câu 3. (2 điểm) Nêu các bước in dữ liệu trong bảng tính?
Câu 4. (1 điểm) Hãy điền vào chỗ chấm tính năng của mỗi hàm trong bảng dưới đây:
Tên hàm | Tính năng của hàm |
SUM | |
AVERAGE | |
MAX | |
MIN | |
COUNT |
……………. Hết …………….
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng tương ứng với 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | C | B | D | D | B |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | C | C | D | A | B | D | C |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | Cách 1: Sử dụng lệnh Copy, Paste. - Bước 1: Chọn ô tính - Bước 2: Thực hiện lệnh Copy (Chọn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C). - Bước 3: Chọn ô/khối cần sao chép đến. - Bước 4: Thực hiện lệnh Paste (Chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V). Cách 2: Sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill). - Bước 1: Chọn ô tính. - Bước 2: Đưa con trỏ chuột đến góc phải dưới ô tính để trỏ chuột trở thành dấu +, rồi kéo thả chuột đến ô tính cần sao chép đến. | 0,75 0,75 | ||||||||||||
Câu 2 (1,5 điểm) | 1 – e 2 – a 3 – b 4 – c 5 – d | 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 | ||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) | - Bước 1: Mở trang tính hoặc lựa chọn vùng dữ liệu muốn in. - Bước 2: Chọn File>Print (hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl + P) - Bước 3: Trong cửa sổ Print mở ra, thực hiện chọn các thông số in. - Bước 4: Nháy chuột vào nút lệnh . | 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
| 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 |
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Tin học 7
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |||
1 | Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học | 1. Phần mềm bảng tính | 2 | 1 | 7,5% (0,75 đ) | ||||||
2. Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức | 2 | 1 | 1 | 17,5% (1,75 đ) | |||||||
3. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột | 3 | 2 | 1 | 1 | 52,5 % (5,25 đ) | ||||||
4. Sử dụng hàm để tính toán | 3 | 2 | 1 | 22,5% (2,25 đ) | |||||||
Tổng | 10 | 1 | 6 | 1 |
| 1 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
...............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Tin học 7 năm 2023 - 2024
Link Download chính thức:
- Võ Đăng KhôiThích · Phản hồi · 18 · 08/03/22
- duy phanThích · Phản hồi · 1 · 24/04/23
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều
5.000+ -
Bộ đề ôn thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
5.000+