Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 (Có đáp án, ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 gồm 7 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 GDCD 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 7 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 7 đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi của các môn như: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.

1. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.” Đây là nội dung thể hiện khái niệm

A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường

A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực.
B. Sự chênh lệch về kết quả học tập.
C. Giáo dục gia đình.
D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái.

Câu 3: Đâu không phải và biểu hiện của bạo lực học đường

A. Cô lập bạn cùng lớp.
B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp.
C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp
D. Đánh đập bạn cùng lớp.

Câu 4: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 6: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây

A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Phê bình học sinh trên lớp.
C. Phân biệt đổi xử giữa các con.
D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

Câu 7: Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và tằn tiện.
B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
C. cân đối và phù hợp.
D. hiệu quả và tiết kiệm.

Câu 8: Việc hiểu các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm…

A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Chỉ tiêu tiền.
D. Phung phí tiền.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 10: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Thu gom phế liệu.
B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 11: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

A. trong cuộc sống .
B. trong lao động.
C. làm những gì mình thích.
D. tìm kiếm việc làm.

Câu 12: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phản ánh đúng về hậu quả của bạo lực học đường

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Người thực hiện hành vi bạo lực học đường không phải chịu xử lí của pháp luật.
D. Gây không khí căng thẳng trong môi trường học đường.

Câu 14: Khi bị bạo lực học đường, chúng ta không nên sử dụng sự trợ giúp nào dưới đây

A. Người thân, gia đình.
. Các thầy cô giáo, nhà trường.
C. Cơ quan chính quyền chức năng.
D. Thuê con đồ để trả thù.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 16: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Thu gom chai lọ để bán.
B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 17: (3 điểm): Quản lý tiền là gì?. Thực hiện tốt việc quản lý tiền sẽ mang lại lợi ích như thế nào đối với mỗi cá nhân. Để quản lý tiền hiệu quả chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào ?

Câu 18: (2 điểm): Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.

a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường ?

b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?

Câu 19: (1 điểm): Em đồng tình hay không đổng tình với ý kiến dưới đây? Vì sao?: Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm - mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

C

D

A

D

D

A

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

C

D

D

A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17:

( 3,0 điểm)

Quản lí tiền là cách kiểm soát tiền, quản lí việc sử dụng tiền sao cho hợp lí nhất.

Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 18

( 2,0 điểm)

a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có là hành vi bạo lực học đường

b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó nói chuyện với bố mẹ, và giáo viên nhờ mọi người giải quyết để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp

0,5điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19:

( 1,0 điểm)

Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cẩn phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thư gì thật là cần thiết.

0,5 điểm

0,5 điểm

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7

TT

Chủ đề/Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Nêu được một số quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực học đường

Vận dụng:

Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các cách ứng phó với bạo lực học đường bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

9 câu

1 câu

9 câu

1 câu

3,25

2

Bài 8: Quản lý tiền

Nhận biết:

Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả.

Kể ra được một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả

Thông hiểu:

Phân biệt được những việc làm thể hiện kỹ năng biết quản lý tiền và chưa biết quản lý tiền

Chỉ ra được ý nghĩa to lớn của việc quản lý tiền hiệu quả đối với bản thân

Vận dụng:

Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các phương pháp quản lý tiền một cách hiệu quả bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

Vận dụng cao:

Áp dụng được những hiểu biết về quản lý tiền để vận dụng vào xử lý các tình huống cụ thể để từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình

Hình thành được tiêu dùng hợp lý tiết kiệm, xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp

7 câu

1 câu

5 câu

1 câu

4,25

Tổng

16

1

1

1

16

3

10

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

100%

Tỉ lệ chung

40%

60%

100%

10 điểm

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 - Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM :( 4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất ( 3,0 điểm ) ( Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:

A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Chỉ tiêu tiền.
D. Phung phí tiền.

Câu 2. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:

A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

A. Giúp cho con người có cuộc sống xa hoa.
B. Giúp cho con người có cuộc sống nhanh chóng giàu có.
C. Giúp cho con người có cuộc sống ổn định, tự chủ, phát triển.
D. Giúp cho con người có thể chi tiêu theo ý thích

Câu 4. Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được

A.Tiền
B. Xăng
C. Gạo
D. Giấy

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.

Câu 6. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.

Câu 7. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H.
B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L.
C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H.
D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B.

Câu 8. Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?

A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra.
B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn.
C. Lấy điện thoại ra quay live stream đăng lên mạng xã hội.
D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn nhóm học sinh trường khác.

Câu 9. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì ?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình
B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 10. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.
B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 11. Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Kết bạn với những người bạn tốt.
B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 12. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

Câu 13. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai khi nói về bạo lực học đường?( 1,0 điểm)

Ý kiến

Đúng

Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.

Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)(HS làm vào giấy kiểm tra riêng).

Câu 1. (3,0 điểm ) Một số các bạn Bán trú trường ta khi lên trường bố mẹ thường đưa 100 000 đồng tiền ăn vì phải ở trọ, nhưng chỉ hai ngày các bạn đã tiêu hết sạch số tiền đó. Đến lớp không chép bài khi thầy hỏi bảo không có tiền mua bút.

a. Em có nhận xét gì cách sử dụng tiền của các bạn? Nếu là em, em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào? ( 1,0 điểm)

b. Để quản lí tiền có hiệu quả thì em cần phải làm gì? (2,0 điểm )

Câu 2. (3,0 điểm ) S và P cùng làng, chơi thân với nhau. Biết P bị B bắt nặt nhiều lần, S vô cùng tức giận. S bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn trong làng chặn đường dạy cho B một bài học.

Nếu em là P biết sự việc đó, em sẽ nói gì với B và S?( 1,0 điểm)

Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần làm gì? (2,0 điểm )

2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm-mỗi lựa chọn đúng đạt 0.25 điểm)

Khoanh tròn đáp án đúng (3,0 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

A

B

A

B

D

B

A

A

D

Câu 13. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, quan điểm nào sai khi nói về bạo lực học đường?( 1,0 điểm)

Ý kiến

Đúng

Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

x

Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.

x

Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

x

Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

x

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1 (3.0điểm)

Nhận xét:

a. Bạn H sử dụng tiền chưa hợp lí, không biết tiết kiệm…

Nếu là H, em sẽ mua những thứ cần thiết nhất, mua đồ ăn vừa đủ…

b. Học sinh đưa ra cách quản lí tiền phù hợp. (Học sinh đưa ra ít nhất 02 phương án phù hợp, mỗi phương án phù hợp được 0,5 điểm)

1,0

2,0

Câu 2 (3.0 điểm)

a. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói với B và S rằng hành vi của P là sai nhưng nếu B và S cũng làm lại hành động tương tự với P thì các bạn cũng chính là những người gây ra bạo lực học đường. S và P nên báo cho cô giáo về hành động bắt nạt S của B để cô giáo có biện pháp xử lí phù hợp.

b.

+ Kết bạn với những bạn tốt;

+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;

+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường;

+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường…

1,0

2,0( mỗi ý 0,5 điểm)

2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung

( Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

3

3

1/2

2

1/2

8

1

5,75

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2

3

1/2

1/2

5

1

4,25

Tổng số câu

5

6

1

2

1

13

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30.0%

45.0%

10%

15%

30%

70%

Tỉ lệ chung

75%

25%

100%

.................

Tải file tài liệu để xem đề thi giữa kì 2 GDCD 7 KNTT

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm