Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 49 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 49 Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm 49 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 7 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 49 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo.

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
[…]

(Ý nghĩa văn chương,Hoài Thanh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Em hãy cho biết văn bản “Ý nghĩa văn chương ” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản tự sự

Câu 2. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
B. Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
C. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 3. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

Trong câu trên “muôn hình vạn trạng” được gọi tên là gì?

A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
C. Ca dao
D. Thơ

Câu 4. Đọc đoạn văn sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.

Trong đoạn văn trên,những từ được in đậm đã sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép thế
B. Phép liên tưởng
C. Phép nối
D. Phép lặp

Câu 5. Đọc câu sau: Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.

Từ “vị tha” trong câu trên có nghĩa là gì?

A. Yêu thương người
B. Vì người khác
C. Là bao dung
D. Là tha thứ

Câu 6. Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn?

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét cảm xúc của thi sĩ.
B. Các từ ngữ miêu tả đau thương do tội nghiệp con chim.
C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn. D. Các từ ngữ có tác dụng bộc lộ cảm xúc rõ nét của thi sĩ Ấn Độ.

Câu 7. Em hãy chọn một đáp án đúng nhất về công dụng của văn chương.

A. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
B. Hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống.
C. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
D. Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 8. Một người xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu. Theo em nguyên nhân là do đâu?

A. Do cái mãnh lực lạ lùng của văn chương.
B. Do ý nghĩa văn chương.
C. Do tác dụng của văn chương
D. Do giàu cảm xúc, lòng trắc ẩn.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Qua văn bản, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Em hãy lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm. (1,0 điểm)

Câu 10. Từ văn bản trên và qua tiếp nhận những tác phẩm văn học,em hãy nêu hai lợi ích mà văn chương đem lại cho em. (1,0 điểm)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải bừa bãi hiện nay ở nước ta .

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.

- Trình bày chung chung: 0,5 - 0,75 điểm.

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm

1,0

10

HS nêu 2 lợi ích mà văn chương đem lại .

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm,kể được 2 lợi ích

- Trình bày chung chung: 0,5 điểm ,kể được 1 lợi ích

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm,kể không rõ

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vứt rác thải bừa bãi.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

- Mô tả thực trạng hiện tượng vứt rác bừa bãi; thể hiện thái độ phê phán hiện tượng này.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

- Nhận biết được nội dung,nghệ thuật trong văn bản . - Xác định được phép liên kết.

Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản.

- Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện ý nghĩa,nghệ thuật của văn bản .

-Giải nghĩa từ

Vận dụng:

- Nêu được trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề đời sống

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60

40

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

2. Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

I . TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) . Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 2. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

A. La bàn.
B. Nam châm.
C. Kim chỉ nam.
D. Vật liệu từ

Câu 3. Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 4. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 2 cực.
B. 3 cực.
C. 4 cực.
D. 1 cực.

Câu 5. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

A. Từ trường.
B. Trọng trường.
C. Điện trường.
D. Điện từ trường.

Câu 6. Từ phổ là

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 7. Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?

A. Ở vùng xích đạo.
B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực.
D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 8. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

A. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
B. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 9. La bàn là dụng cụ dùng để

A. xác định vận tốc.
B. xác định nhiệt độ.
C. xác định phương hướng.
D. xác định lực.

Câu 10. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?

A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc.
C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì.
D. Kim la bàn quay liên tục.

Câu 11. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ?

A. Khí ôxi và chất thải
B. Khí cacbônic và chất thải
C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng
D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng

Câu 12. Chuyển hoá cơ bản là

A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 13. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?

A. Nước tiểu.
B. Mồ hôi
C. Khí ôxi.
D. Khí cacbônic.

Câu 14. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ?

A. 4 cấp độ.
B. 3 cấp độ.
C. 2 cấp độ.
D. 5 cấp độ.

Câu 15. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là

A. Nước và khí carbon dioxide.
B. Nước và khí oxygen.
C. Chất hữu cơ và khí oxygen.
D. Chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 16. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

A. 15C - 25C.
B. 20C - 30C.
C. 10C - 30C.
D. 25C - 30C.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

a) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường hay không?

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

Câu 2. (1,0 điểm)

a) Viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp.

b) Theo em, những cây có lá tiêu biến, ví dụ cây xương rồi lá biến đổi thành gai thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

Câu 3. (1,0 điểm) . Quan sát hình vẽ sau và mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây

Câu 4. (1,0 điểm) .

a) Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt...) lâu ngày trong túi hút chân không?

b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?

Câu 5. (1,0 điểm) . Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà.

Câu 6. (1,0 điểm) . Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

I. Trắc nghiệm (4 điểm )

Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng chấm 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

D

A

A

A

D

B

C

A

C

D

D

C

A

B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Kiến thức

Điểm

Câu 1

(1,0)

a) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường.

Vì đèn điện phải được nối với dây điện mang điện thì mới có thể phát sáng nên xung quanh bóng đèn có từ trường

0,25

0,25

b) Có thể biết được từ trường mạnh yếu thông qua các đường sức từ:

+ Đường sức từ màu (dày) thì từ trường mạnh

+ Đường sức từ thưa thì từ trường yếu.

0,25

0,25

Câu 2

(1,0)

a) PT quang hợp:

Nước + Carbon dioxid - Chất hữu cơ + Oxygen

0,5

b) Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.

- Thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp) .

0,25

0,25

Câu 3

(1,0)

+ Khi có ánh sáng, cây thực hiện quá trình quang hợp: Khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường bên ngoài.

+ Trong quá trình hô hấp (cây hô hấp suốt ngày đêm) : Khí oxygen khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường bên ngoài.

0,5

0,5

Câu 4

(1,0)

a) Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt...) lâu ngày mà không bị hư hỏng trong túi hút chân không.

0,5

b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta có thể bỏ vào túi rồi hút chân không hoặc rang lên và đặt lạc ở nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh

0,5

Câu 5

(1,0)

- Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây, dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (nguyên liệu của quang hợp) ;

- Cây bị che lấp lẫn nhau, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc.

- Do đó, khi cây mọc với mật độ quá dày thì nên tỉa bớt để cây có đủ ánh sáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả

0,5

0,25

0,25

Câu 6

(1,0)

- Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

- Nếu hô hấp tế bào bị dừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống.

0,5

0,5

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu/Số ý

Tổng số điểm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Nam châm

(3 tiết)

4

4

1,0

2. Từ trường (4 tiết)

2

2

2

2

1,5

3. Từ trường Trái Đất (3 tiết)

4

4

1,0

4. Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

(3 tiết)

4

4

1,0

5. Quang hợp

(8 tiết)

2

2

1

3

2

2,5

6. Hô hấp

(7 tiết)

1

2

3

2,0

7. Trao đổi khí

(2 tiết)

1

1,0

Số câu/ý

16

4

4

1

8

16

10,0

Số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10 điểm

10 điểm

BẢNG ĐẶC TẢ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi / Số ý

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Nam châm

(3 tiết)

Nhận biết

- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm

4

C1,2,3,4

Thông hiểu

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

Vận dụng

- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:

+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.

+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).

- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

2. Từ trường (4 tiết)

Nhận biết

- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

- Nêu được khái niệm đường sức từ.

2

C5, 6

Vận dụng

- Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.

- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.

2

C1a,b

Vận dụng cao

- Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng nam châm điện (như xe thu gom đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, máy sưởi mini, …)

3. Từ trường Trái Đất (3 tiết)

Nhận biết

- Dựa vào hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

4

C7,8,9,10

4. Vai trò TĐC và chuyển hoá năng lượng ( 3 tiết)

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

4

C11, 12, 13, 14

5. Quang hợp

(8 tiết)

Nhận biết

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp của tế bào.

2

C15, 16

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

2

C2a, b.

Vận dụng

– Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Vận dụng cao

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

1

C5

6. Hô hấp (7 tiết)

Nhận biết

Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.

1

C6

Vận dụng

Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

2

C4a, b

Vận dụng cao

– Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

7. Trao đổi khí

(2 tiết)

Thông hiểu

– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.

– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

1

C3

3. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 7

3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Anh 7

I. Identify the underlined letters that are pronounced differently from the others.

1. A. knife B. kind C. find D. kit

2. A. tent B. lighter C. water D. her

II. Identify the words whose main stresses are different from the others.

3. A. contain B. helpful C. body D. muscle

4. A. banana B. vitamin C. average D. calorie

III. Rewrite the following sentences with the given beginning in such a way that the meanings stay unchanged.

5. Mary doesn’t play tennis as well as Mike.

Mike plays tennis ____________________________.

6. A dog is definitely different from a cat.

A cat is not _________________________________.

7. Florence was faster than Archie.

Archie was not as ____________________________.

8. Tom is heavier than Mark.

Mark is not as _______________________________.

9. The small animal over there is similar to a mouse.

The small animal over there looks _______________.

IV. Listen to three interviews and choose the best option, A, B or C.

File nghe:

Interview 1:

10. How can Shri light a fire outdoor?

A. He uses dry wood.
B. He uses stones.
C. He cannot light a fire outdoor.

11. Shri is ________ at survival skills.

A. very good
B. no good
C. OK

12. What does Simon say about eating safe fruit in the countryside?

A. All kinds of fruit are safe to eat.
B. Trees and plants supply fruit.
C. You should not eat the fruit you don’t know.

13. How can Rebecca find her way if she’s lost in the countryside?

A. She will use a map.
B. She will use a torch.
C. She will use a compass.

14. How can Harry find his way without a phone or a map?

A. He will use the moon.
B. He will use a torch.
C. He will use the sun.

V. Choose the best option to complete the following sentence.

15. Anna doesn’t play baseball ______ her sister.

A. as well as
B. as good as
C. as best as
D. as better as

16. A century has _________ years.

A. 5
B. 10
C. 100
D. 1000

17. Bananas contain many helpful _________.

A. beans
B. sticks
C. muscles
D. nutrients

18. At what ages ______ most people talk?

A. can
B. do can
C. could
D. did could

19. How________ is the Mount Everest?

A. many
B. fast
C. high
D. much

20. He looks _______ his father.

A. as
B. like
C. more
D. much

21. If you see a big bear, try to ______ still.

A. build
B. stand
C. find
D. climb

22. I _________ in the shelter if it rains.

A. will stay
B. stay
C. stays
D. am staying

23. You _________ buy that book. It’s not very good.

A. must
B. mustn’t
C. should
D. shouldn’t

24. You can always ______ away quickly from animals.

A. run
B. avoid
C. use
D. pick

25. You ________ if you don’t try hard.

A. will survive
B. survive
C. won’t survive
D. to survive

26. The exam are finished now. You _______ relax.

A. must
B. should
C. mustn’t
D. shouldn’t

VI. Read the text and choose the best answer to fill in each blank.

Stay Alive

A team of three people will face a sixteen-day jungle adventure in Steve Grant’s new survival show. They’ll live (27) _________ comforts, and they won’t have contact with the outside world.

The first person is Tom Woods. He is fit and learns fast. He’s a good swimmer. He has some weak (28) _________, though. He always thinks he’s right. He isn’t practical. If he works with the others, he’ll do OK.

The second person is Jenny Frome. She is brave – she once hunted crocodiles. However, she is (29) _________ and likes to be alone. If she doesn’t do anything stupid, she’ll do very well.

The last person is Peter Quinn. He is competitive and likes a challenge. (30) _________, he acts before he thinks. He isn’t good in water. He will need to work hard if he wants to survive.

27. A. with B. by C. without

28. A. points B. scores C. goals

29. A. sociable B. reserved C. talkative

30. A. Therefore B. Yet C. Also

VII. Read the text and choose the best answer to each of the following questions.

Amazing Achievements

Jennifer Lawrence is the most successful film actress of the last decade. The first Hunger Games film made more than 864 million dollars.

Paula Radcliffe finished a 42.195 – kilometre marathon in two hours, 15 minutes and 25 seconds.

One of the world’s richest people is Warren Buffett. His wealth is approximately 96 billion dollars.

Nancy Siefker shot an arrow 6.09 metres – using her feet!

Kevein Fast pulled a 55-ton aeroplane.

Wimm Hoff spent 1 hour, 42 minutes and 22 seconds covered in snow.

31. What does Jennifer Lawrence do?

A. She’s an artist.
B. She’s an actress.
C. She’s a singer.

32. Who is perhaps the richest person?

A. Jennifer Lawrence
B. Wimm Hoff
C. Warren Buffett

33. Who ran a marathon?

A. Warren Buffett
B. Paula Radcliffe
C. Kevein Fast

34. How could Nancy Siefker shoot an arrow?

A. She used her feet.
B. She used her hands.
C. She used her mouth and one hand.

35. What was Wimm Hoff’s achievement?

A. He could drink very cold water.
B. He could lie on ice.
C. He could cover himself in snow.

VIII. Give the correct form of each word in the brackets.

36. A __________ is a person who works on the paddy fields. (FARM)

37. A _________is a person whose job is to decide how things such as clothes, furniture, tools, etc. will look or work by making drawings, plans or patterns. (DESIGN)

38. A __________ is a person who works on a ship as a member of the crew. (SAIL)

39. A(n) _________ is a person who studies or writes about economics. (ECONOMY)

40. A(n) _________ is a person whose job is to connect, repair, etc. electrical equipment. (ELECTRICITY)

3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 7

1. D

2. A

3. A

4. A

5. better than Mary.

6. similar to a dog.

7. fast as Florence.

8. heavy as Tom

9. is similar to a mouse.

10. A

11. B

12. C

13. A

14. C

15. A

16. C

17. D

18. A

19. C

20. B

21. B

22. A

23. D

24. A

25. C

26. B

27. C

28. C

29. B

30. C

31. B

32. C

33. B

34. A

35. C

36. farmer

37. designer

38. sailor

39. economist

40. electrician

...............

Tải File tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm