Toán 7: Đại lượng tỉ lệ trong đời sống Giải Toán lớp 7 trang 103 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2
Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 103, 104, 105 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của bài Đại lượng tỉ lệ trong đời sống - Hoạt động thực hành trải nghiệm.
Qua đó, các em sẽ biết cách chuyển đổi một số đơn vị đo chiều dài và khối lượng thông dụng, thực hành tính toán tăng giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 7 Đại lượng tỉ lệ trong đời sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 - Vận dụng
Vận dụng 1
Dưới đây là một số thông số kĩ thuật của một dòng máy bay.
Hãy đổi các thông số kĩ thuật trên sang các đơn vị đo lường quen thuộc là mét (riêng tầm bay đổi sang kilômét) và kilôgam (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Lời giải:
1 in = 2,54 cm = 0,0254 m.
1 nmi = 1 852 m = 1,852 km.
Chiều dài của máy bay là:
206 ft 1 in = 206 . 12 + 1 in = 2 473 in = 2 473 . 0,0254 m = 62,8142 m ≈ 63 m.
Sải cánh của máy bay là:
197 ft 3 in = 197 . 12 + 3 in = 2 367 in = 2367 . 0,0254 m = 60,1218 m ≈ 60 m.
Chiều cao của máy bay là:
55 ft 10 in = 55 . 12 + 10 in = 670 in = 670 . 0,0254 m = 17,018 m ≈ 17 m.
Khối lượng rỗng của máy bay là:
284 000 . 0,45359247 = 128 820,2625 kg ≈ 128 820 kg.
Khối lượng cất cánh tối đa của máy bay là:
560 000 . 0,45359247 = 254 011,7832 kg ≈ 254 012 kg.
Tầm bay của máy bay là:
7 635 . 1,852 = 14 140,02 km ≈ 14 140 km.
Độ cao bay vận hành của máy bay là:
43 000 ft = 43 000 . 12 in = 516 000 in = 516 000 . 0,0254 m = 13 106,4 m ≈ 13 106 m.
Vận dụng 2
Lãi suất kì hạn 12 tháng của một ngân hàng là 5,6%/năm.
a) Viết công thức tính số tiền lãi thu được sau một năm theo số tiền gửi.
b) Bác Hà gửi 120 triệu đồng với kì hạn 12 tháng ở ngân hàng đó. Hỏi sau một năm bác Hà nhận được bao nhiêu tiền cả gốc lẫn lãi?
c) Giả sử lãi suất không thay đổi, hãy dùng Quy tắc 72 ước lượng số năm cần gửi tiết kiệm để số tiền gửi của bác Hà tăng gấp đôi.
Lời giải:
a) Gọi số tiền gốc là a đồng.
Khi đó số tiền lãi thu được sau 1 năm là 5,6% . a đồng.
b) Số tiền lãi bác Hà nhận được là: \(120.5,6\%=120.\frac{5,6}{100}=6,72\) (triệu đồng).
Tổng số tiền gốc và lãi của bác Hà là: 120 + 6,72 = 126,72 (triệu đồng).
Vậy bác Hà nhận được 126,72 triệu đồng cả tiền gốc lẫn lãi.
c) Để số tiền của bác Hà tăng gấp đôi thì cần: 72 : 5,6 = 12,85714286… ≈ 13 (năm).
Vậy cần khoảng 13 năm thì số tiền của bác Hà sẽ tăng gấp đôi.