Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố Giải Toán lớp 7 trang 47 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2
Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 47, 48, 49, 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 29: Làm quen với biến cố.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 29 Chương VIII - Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Giải Toán 7 bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50 tập 2
Bài 8.1
Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”.
C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen".
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.
Gợi ý đáp án:
A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen". -> Biến cố chắc chắn.
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”. -> Biến cố không thể.
Bài 8.2
Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4: 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
Biến cố | Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 | |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 | |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 | |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 |
Gợi ý đáp án:
Biến cố | Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 | Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 | Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 | Chắc chắn |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 | Không thể |
Bài 8.3
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “Số được chọn là số nguyên tố".
B: "Số được chọn là số bé hơn 11”.
C: "Số được chọn là số chính phương”.
D: "Số được chọn là số chẵn”.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.
Gợi ý đáp án:
A: “Số được chọn là số nguyên tố". -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: "Số được chọn là số bé hơn 11”. -> Biến cố chắc chắn.
C: "Số được chọn là số chính phương”. -> Biến cố không thể.
D: "Số được chọn là số chẵn”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”. -> Biến cố chắc chắn.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Có thể bạn quan tâm
-
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2
10.000+ -
Thông tư 30/2018/TT-BYT - Danh mục thuốc hóa dược được hưởng bảo hiểm y tế
10.000+ -
Phân tích Bài học đường đời đầu tiên (7 mẫu)
50.000+ 3 -
Đáp án thi Tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi - Tuần 4
10.000+ -
Soạn bài Đồng chí Kết nối tri thức
5.000+ -
35 đề thi học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết
100.000+ 13 -
Công thức tính tụ điện - Cách tính điện dung, năng lượng của tụ điện
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 - Tập 1
- Chương I. Số hữu tỉ
- Chương II. Số thực
- Chương III. Góc và đường thẳng song song
-
Chương IV. Tam giác bằng nhau
- Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác
- Bài 13: Hai tam giác bằng nhau
- Luyện tập chung trang 68
- Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
- Luyện tập chung trang 74
- Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
- Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
- Luyện tập chung trang 85
- Bài tập cuối chương IV
- Chương V. Thu thập và biểu diễn dữ liệu
- Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
Toán 7 - Tập 2
- Chương IV. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
- Chương VII. Biểu thức đại số và đa thức một biến
- Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
-
Chương IX. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
- Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
- Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
- Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
- Luyện tập chung trang 70
- Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
- Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
- Luyện tập chung trang 82
- Bài tập cuối chương IX
- Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn
- Hoạt động thực hành trải nghiệm