Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 72 sách Cánh diều tập 1
Tài liệu Soạn văn 9: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, hướng dẫn chuẩn bị cho bài thực hành nói và nghe.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Eballsviet.com đăng tải ngay sau đây.
Nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
1. Định hướng
a. Phần Viết đã hướng dẫn các em cách viết bài văn thuyết minh tổng hợp với yêu cầu giới thiệu một danh lam thắng cảnh Việt Nam. Ở phần Nói và nghe này, các em cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình; nghĩa là sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để trình bày lại nội dung bài viết. Bài này tập trung vào kĩ năng nói (thuyết minh, trình bày).
b. Để thuyết một cách hiệu quả, các em cần lưu ý:
- Nắm vững mục đích, đối tượng nghe và nội dung trình bày.
- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe, trả lời đầy đủ các câu hỏi,…
2. Thực hành
Bài tập: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em yêu thích.
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung phần Viết theo yêu cầu thuyết minh kết hợp tự sự và miêu tả.
- Xem xét các yêu cầu đã nêu trong một 1. Định hướng.
- Chú ý bổ sung và sắp xếp hợp lí các ý của bài giới thiệu,…
b. Tìm ý và lập dàn ý
Xem dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày.
c. Nói và nghe
- Thực hành nói và nghe theo dàn ý đã làm.
- Tập trung vào các yêu cầu nói (trình bày) về nội dung thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, kĩ thuật, cách thức thuyết minh và thái độ khi trình bày.
Gợi ý:
- Mở đầu: lời chào, giới thiệu bản thân
- Nội dung chính
Việt Nam - mảnh đất hình chữ S với biết bao nhiêu những danh lam thắng cảnh đặc sắc. Nhưng có lẽ, đối với riêng tôi, mảnh đất Hà Nội - quê hương đã gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ là đẹp nhất.
Hà Nội mang trong mình nét đẹp hài hòa giữa sự cổ kính và hiện đại. Trải qua những năm tháng chiến tranh hào hùng, thành phố đã được đổi tên nhiều lần Đông Đô, Thăng Long để đến với cái tên Hà Nội như ngày hôm nay.
Hà Nội cổ được biết đến với ba mươi sáu phố phường. Trong những bức hoạ nổi tiếng về Hà Nội, hình ảnh những con phố cổ nhỏ quanh co với những ngôi nhà mái ngói ngả màu rêu phong đã trở thành một nét riêng, một phần trong tâm hồn người Hà Nội, mà mỗi khi nhìn thấy, người ta không thể không cảm thấy một nỗi xao xuyến khó tả. Phố cổ Hà Nội được đặt tên theo các mặt hàng mà con phố đó buôn bán. Nào là hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay.. Ngày nay vẫn còn những tên phố duy trì được đặc trưng này. Có những phố, hầu hết các gia đình đều theo một nghề thủ công. Nghề được cha truyền con nối và tồn tại đến tận ngày nay.
Nét cổ Hà Nội còn được thể hiện qua những công trình kiến trúc đẹp và độc đáo. Nằm giữa lòng thành phố là Hồ Hoàn Kiếm với hai địa danh nổi tiếng là Tháp Rùa và đền Ngọc Sơn. Khi nhắc đến Hồ Gươm người ta nhớ đến “Truyền thuyết Hồ Gươm” kể về việc vua Lê Lợi được Rùa Vàng cho mượn gươm đánh giặc. Ta cũng không quên nhắc đến Văn Miếu - ngôi trường đại học cổ nhất của Việt Nam. Với những tấm bia tiến sĩ ghi lại tên tuổi các vị tiến sĩ qua từng triều đại. Ngoài ra, đó còn là ngôi chùa Trấn Quốc, nằm trên một dải đất nhỏ trên Hồ Tây. Chùa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội với những bàn thờ các đức Phật uy nghiêm bên trong, cùng lăng tẩm của các vị chân tu qua nhiều đời trụ trì. Mênh mông xung quanh là nước, ngôi chùa nằm trên đường Thanh Niên này được xây dựng từ thế kỉ thứ 6. Hay như đền Quán Thánh gần đó được xây dựng vào năm 1010. Ngôi đền thu hút được sự ngưỡng mộ của du khách nhờ bức tượng Huyền Thiên (một trong bốn vị tướng trấn thành Thăng Long) được đúc bằng đồng đen cao 3,72m, nặng bốn tấn. Đây là một trong những tác phẩm độc đáo mà các nghệ nhân đúc đồng cổ Hà Nội để lại cho con cháu. Ngắm nhìn bức tượng, các nghệ nhân ngày nay cũng phải thầm cảm phục sự khéo léo của các bậc tiền bối bởi bức tượng khổng lồ này hoàn toàn được đúc bằng tay với những dụng cụ rất thô sơ của thế kỷ 17. Chùa Kim Liên ở phủ Tây Hồ cũng là một di tích độc đáo…
Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, Hà Nội còn khoác lên mình một vẻ đẹp hiện đại. Đó chính là vẻ đẹp của kiến trúc Pháp. Với một loạt các công trình mang đậm dấu ấn phương Tây như: Nhà Thờ Lớn, Bắc Bộ Phủ, Nhà Hát Lớn... Ngoài ra, sự hiện đại của thủ đô cũng thể hiện qua việc ngày càng có nhiều những tòa nhà cao tầng được xây dựng.
Nét đẹp của Hà Nội dù hiện đại hay cổ kính đều có những vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi chúng ta, hãy luôn trân trọng vẻ đẹp của một thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Kết thúc: lời chào và lời cảm ơn.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
-
Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 THPT - Tất cả các môn
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Cánh diều
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 Cánh diều
5.000+ -
Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ Cánh diều
100.000+ 1 -
Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh diều
100.000+ -
Soạn bài Cảnh ngày xuân Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cánh diều
100.000+ 1 -
Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo Cánh diều
100.000+