Soạn bài Khóc Dương Khuê Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 15 sách Cánh diều tập 1
Tài liệu Soạn văn 9: Khóc Dương Khuê, sẽ được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.
Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.
Soạn văn 9: Khóc Dương Khuê
1. Soạn bài Khóc Dương Khuê chi tiết
1.1 Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình.
- Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).
- Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà.
- Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.
- Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
- Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…
1.2 Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của Nguyễn Khuyến.
- Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.
b. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Hai câu thơ đầu: Nỗi đau mất bạn của nhà thơ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can”: Hồi tưởng kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi cô đơn của hiện tại.
c. Nội dung
Bài thơ Khóc Dương Khuê đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.
d. Nghệ thuật
Sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…
2. Soạn bài Khóc Dương Khuê ngắn gọn
2.1 Chuẩn bị
- Tác giả Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi). Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà. Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại nhưng chủ yếu là thơ.
- Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của Nguyễn Khuyến.
2.2 Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến.
Hướng dẫn giải:
Tác giả sử dụng từ “thôi”, ““nước mây man mác” - một cách nói giảm nói tránh, thể hiện niềm xót xa, thương tiếc.
Câu 2. Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn? Theo trình tự nào?
Hướng dẫn giải:
- Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…
- Theo trình tự thời gian.
Câu 3. Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời” thể hiện sự ngỡ ngàng, xót xa vô cùng.
Câu 4. Chú ý vai trò của các điển cố, điển tích được sử dụng?
Hướng dẫn giải:
- Điển cố, điển tích: giường kia, đàn kia
- Vai trò: cho thấy tình bạn tri âm, tri kỉ
Câu 5. Nhà thơ tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất?
Hướng dẫn giải:
Nhà thơ đã tự an ủi mình rằng sinh lão bệnh tử là việc tất yếu, “tuổi già hạt lệ như sương”.
2.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê?
Hướng dẫn giải:
- Bốn câu được đi liền với nhau, hai câu lục bát, hai câu bảy chữ.
- Mỗi khổ thơ đều có một vần trắc và ba vần bằng.
- Vần chân (ví dụ: đèo - leo, lần - gần,...)
Câu 2. Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì? Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như thế nào? Cho biết ý chính của mỗi phần theo bố cục ấy?
Hướng dẫn giải:
- Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ: sự ra đi của người bạn tri kỉ Dương Khuê
- Bố cục:
- Phần 1. Hai câu thơ đầu: nỗi đau mất bạn của nhà thơ
- Phần 2. Tiếp theo đến “Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can”: hồi tưởng kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn
- Phần 3. Còn lại: nỗi cô đơn ở hiện tại của nhà thơ
Câu 3. Hãy phân tích để thấy được việc thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất?
Hướng dẫn giải:
Nguyễn Khuyến đã sử dụng điệp ngữ “thôi” với mức độ biểu cảm cao, sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã trước sự ra đi của người bạn đồng niên.
Câu 4. Những kỉ niệm nào về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào trong đoạn thơ từ dòng 3 đến dòng 22?
Hướng dẫn giải:
- Những kỉ niệm đẹp đẽ với bạn:
- Cùng thi đỗ, cùng làm quan.
- Cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã: dong chơi khắp chốn non nước, ngân nga hát ả đào, uống rượu bình luận thơ văn,...
- Cùng trải qua những hoạn nạn, về già vẫn viếng thăm nhau.
=> Dòng hồi tưởng hiện lên một tình bạn đẹp. Đó là lí do khiến Nguyễn Khuyến đau đớn, sững sờ khi nghe tin bạn qua đời.
- Tác giả hồi tưởng theo trình tự thời gian.
Câu 5. Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết?
Hướng dẫn giải:
- Nỗi đau khi bạn mất:
- Đau đớn, ngậm ngùi đến tột cùng khi nghe tin bạn mất: “Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”.
- Mất bạn, Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng trống trải, cuộc sống chẳng còn ý vị: Rượu ngon không có bạn hiền; Câu thơ hay không có người bình luận; Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu.
- Nỗi đau thể hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả.
=> Từ đó thấy được tình cảm tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
Câu 6. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ nổi bật trong Khóc Dương Khuê.
Hướng dẫn giải:
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
- Câu hỏi tu từ “Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên...”: Lời thầm trách bạn, diễn tả sự bơ vơ, cô đơn trong lòng tác giả.
- Điệp ngữ trùng điệp “không… không… không..”: diễn tả nỗi trống vắng tột cùng.
- Sử dụng điển cố: “Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”: diễn tả sự bơ vơ, trống vắng khi mất đi một người tri kỉ.
Câu 7. Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
Hướng dẫn giải:
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thấy tình bạn, tình người có vai trò quan trọng, nhắc nhở bài học cần trân trọng bạn bè, mọi người xung quanh.