Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 20 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Tài liệu Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt (trang 20), sẽ được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc những nội dung bổ ích ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)

Bạn đọc hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 20)

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

b.

Con cá đối nằm trong cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưng.

(Ca dao)

c. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bán bánh mì chả nóng.

Hướng dẫn giải:

a.

  • Biện pháp tu từ chơi chữ: con quốc quốc, cái gia gia
  • Tác dụng: gợi âm thanh “quốc quốc”, “đa đa” của chim quốc, chim đa đa; từ đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương

b.

  • Biện pháp tu từ chơi chữ: cá đối - cối đá, mèo đuôi cụt - mút đuôi kèo
  • Tác dụng: cho thấy cảnh ngộ nghèo nàn của chàng trai

c.

  • Biện pháp tu từ chơi chữ: chả nóng (một loại thực phẩm) - chả nóng (trạng thái của chả bị nguội)
  • Tác dụng: chế giễu, tạo tiếng cười

Câu 2. Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.

Hướng dẫn giải:

- Thành không nói dối là gì?

- Thành thật.

=> Nhận xét:

  • Đặc điểm: sử dụng lối chơi chữ theo kiểu điệp âm đầu
  • Tác dụng: gây tiếng cười, tạo sự duyên dáng, hài hước.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp sau:

a. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích Khê, Tì bà)

b. Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.

(Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)

Hướng dẫn giải:

a. Các câu thơ đều thuộc thanh bằng, gợi nỗi buồn nhẹ nhàng, mơ hồ.

b. Điệp thanh trắc cùng âm tắc cuối âm tiết (thấp, uất) thể hiện sự uất ức của một người có tài không được như ý nguyện.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đến Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

a. Em có nhận xét gì về thanh điệu của các âm tiết trong đoạn trích trên?

b. Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

a. Thành bằng - trắc đan xen nhau.

b. Tác dụng: gợi ra nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển

Câu 5. Nêu tác dụng của việc kết hợp biện pháp điệp thanh và điệp vần trong trường hợp sau:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...

Hướng dẫn giải:

- Biện pháp tu từ điệp vần:

  • điệp vần “ương”: “sương”, “nương”, “tương”.
  • điệp vần “ưng”: “ngừng”, “lưng”.
  • điệp vần “ơi”: “trời”, “chơi”, “vơi”.

- Tác dụng: gợi cảm giác lâng lâng, mơ hồ cho câu thơ.

Câu 6. Theo em, sự hài hoà về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố tạo thành:

- Điệp thanh: điệp thanh (B - T - B) trong 3 từ đầu trong các dòng thơ 1,3,4

- Điệp vần:

  • Vần “ôi”: “rồi”, “tôi”
  • Vần “ơi”: “lơi”, “trời”
  • Vần “át”: “hát”, “bát”, “ngát”
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm