Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tình thuyết phục của một ý kiến Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 135 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tình thuyết phục của một ý kiến Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo.

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nói
- Trả lời các câu hỏi: Đề tài bài nói, mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Em sẽ trình bày bài nói ở đâu và trong thời gian bài lâu? Từ đó, em chọn cách nói phù hợp, thuyết phục.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài
- Lựa chọn một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc trình bày. Dự đoán một số câu hỏi hoặc nội dung trao đổi mà người nghe có thể đề cập và phương án trả lời.
Bước 2: Trình bày
Trình bày bài nói dựa trên nội dung đã chuẩn bị, tương tác tích cực với người nghe và chú ý đảm bảo thời gian quy định.
Gợi ý:
(1) Mở đầu:
Xin chào… tôi là… học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ trình bày về vấn đề các biện pháp tạo nên một môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
(2) Nội dung chính
Bạo lực học đường đang xảy ra ngày càng nhiều. Học sinh đến trường học tập phải đối mặt với nguy cơ bị bạo lực. Hậu quả của bạo lực học đường để lại là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ về sức khỏe mà còn cả về tinh thần đối với người bị bạo lực. Đồng thời, nhà trường cũng sẽ bị suy giảm uy tín nghiêm trọng. Học sinh chứng kiến bạo lực có thể bị ám ảnh, lo sợ bản thân trở thành nạn nhân tiếp theo của bạo lực.
Để tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh thì cần ngăn chặn hành vi bạo lực học đường. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần chung tay hành động. Nhà trường sẽ cần tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng ngừa bạo lực học đường để học sinh có thêm kiến thức, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường hãy tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa để tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện thấu hiểu hơn, biết đồng cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi trường học cần có các kênh thông tin liên lạc với học sinh để lắng nghe, đưa ra lời khuyên hay giải quyết các vấn đề xảy ra trong trường học.
Giáo viên là cầu nối giữa học sinh với nhà trường, vì vậy cần chủ động mọi công việc. Thầy cô cần truyền đạt cho học sinh có hiểu biết về bạo lực học đường, hướng dẫn kĩ năng phòng ngừa bạo lực học đường. Ngoài việc học tập, giáo viên nên quan tâm đến học sinh, kịp thời xử lí nếu có bạo lực học đường xảy ra. Giáo viên cần đặc biệt chú ý đến những học sinh cá biệt trong trường, lớp. Đối với gia đình, phụ huynh hãy trở thành tấm gương của con cái. Cha mẹ cần xây dựng một môi trường sống lành mạnh, an toàn cũng như trở thành người bạn để thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ con trong mọi vấn đề.
Đặc biệt, học sinh cũng cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc phòng ngừa bạo lực học đường. Các bạn nên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Đồng thời, chúng ta cần biết chấp hành nghiêm túc nội quy của trường, lớp. Bạn cần biết lựa chọn cho mình một người bạn phù hợp, giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, bạn phải tránh xa những người bạn xấu để không bị ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta cần mạnh dạn tham gia các hoạt động ngoại khóa, làm quen với những người bạn mới. Không chỉ vậy, các bạn còn cần phải học cách yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh. Mỗi người hãy chủ động trong việc bảo vệ bản thân, khi phát hiện có hành vi bạo lực học đường thì cần báo lại cho thầy cô, nhà trường để kịp thời xử lí. Các bạn đừng để bản thân phải trở thành nạn nhân của bạo lực học đường!
(3) Kết thúc
Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn… đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp…
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều 6
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
-
Bài thu hoạch tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến cho giáo viên THCS
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017
-
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự cao thượng (5 Mẫu)
-
Viết thư điện tử cho giáo viên để nộp bài tập về nhà
-
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 - Tất cả các môn
-
Bộ sách giáo khoa Lớp 7: Chân trời sáng tạo (Sách học sinh)
-
Mẫu C41-BB: Phiếu chi - Ban hành theo Thông tưu 107/2017/TT-BTC
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ Chân trời sáng tạo
100+ -
Soạn bài Ngôi mộ cổ Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Soạn bài Chiếc mũ miện dát đá Be-rô Chân trời sáng tạo
5.000+ -
Soạn bài Ôn tập trang 29 Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) Chân trời sáng tạo
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Chân trời sáng tạo
100+ -
Soạn bài Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu Chân trời sáng tạo
100+ -
Soạn bài Ôn tập trang 54 Chân trời sáng tạo
5.000+ -
Soạn bài Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Chân trời sáng tạo
5.000+ -
Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Chân trời sáng tạo
100+