Soạn bài Hai chữ nước nhà Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 69 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Soạn bài Hai chữ nước nhà Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn văn 9: Hai chữ nước nhà
Soạn bài Hai chữ nước nhà
Chuẩn bị đọc
Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
- Kháng chiến chống giặc Minh: Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, lập lên nhà Lê.
- Câu chuyện: Ông Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo nhưng đến biên giới, Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên trở về tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nước.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?
Hướng dẫn giải:
Khổ thơ này thể hiện lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
Câu 2. Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Mục đích:
- Khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
- Bộc lộ niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.
Câu 3. Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?
Hướng dẫn giải:
Hai dòng thơ cuối nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Hai câu bảy đan xen với cặp câu sáu tám
- Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4; dòng lục ngắt nhịp 2/2/2 còn dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2
- Gieo vần bằng - trắc theo luật thơ
Câu 2. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.
Hướng dẫn giải:
Một số từ ngữ, hình ảnh: giang sang gánh vác, cậy, ngọn cờ độc lập máu đào còn giây, ra tay buồm, lái, xoay với cuồng phong, nghìn thu tín nữ anh hùng con ghi, vì giống nòi huyết chiến bao phen, gươm reo chính khí, nước rèn dư uy, sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng, hi sinh thân thế cũng vì nước non, bước cạnh tranh, há để nhường ai,...
Câu 3. Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Tác dụng: góp phần tô đậm dấu ấn vàng son trong lịch sử, nhấn mạnh tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc giúp nước nhà
Câu 4. Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Bố cục:
- Phần 1. Từ “Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm” đến “Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên”. Tâm trạng của người cha trong hoàn cảnh chia lìa.
- Phần 2. Từ “Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định” đến “Thì con theo lấy những lời cha khuyên”. Tình trạng đất nước lúc bấy giờ.
- Phần 3. Còn lại. Nghĩa vụ của con đối với đất nước.
- Mạch cảm xúc: nỗi niềm xót xa của người cha trước cảnh ngộ của bản thân không thể làm gì đành nhờ con làm tròn bổn phận với đất nước; niềm tự hào khi nhắc về chiến công hào hùng đánh giặc trong lịch sử; khích lệ lòng yêu nước, trách nhiệm với đất nước của con
Câu 5. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề: lòng yêu nước, niềm đau đáu về vận mệnh dân tộc của người cha
- Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự đồng tình với quan niệm của người cha về bổn phận với đất nươcs
- Căn cứ vào nội dung bài thơ, hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ,...
Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?
Hướng dẫn giải:
Thông điệp: cần sống xứng đáng với lịch sử oai hùng của dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân với đất nước trong từng thời đại,...