Soạn bài Tiếng đàn giải oan Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 139 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn bài Tiếng đàn giải oan Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho bạn đọc.
Nội dung được đăng tải ngay sau đây, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Soạn bài Tiếng đàn giải oan
Câu 1. Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?
Hướng dẫn giải:
- Tóm tắt: Giới thiệu về gia đình họ Thạch. Thạch ông ra đi, Thạch Sanh chào đời. Thạch bà qua đời, Thanh Sanh được dạy phép thần thông. Thạch Sanh gặp Lý Thông. Lý Thông cùng mẹ lập mưu lừa Thạch Sanh.Thạch Sanh chém xà tinh nhưng bị Lý Thông cướp công Thạch Sanh. Công chúa kén chồng. Đại bàng cắp công chúa. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, cùng đi cứu công chúa. Thạch Sanh tình cờ cứu con vua Thủy Tề. Thạch Sanh xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề. Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng đàn. Công chúa bị câm. Trăn tinh và xà tinh lập mưu hãm hại Thạch Sanh, bị giam vào ngục. Tiếng đàn giải oan, Thạch Sanh được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa. Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.
- Cốt truyện không theo mô hình Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ mà theo mô hình Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Câu 2. Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.
Hướng dẫn giải:
- Sự kiện:
- Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán trách
- Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn nói hộ oan tình của chàng, trách người bội bạc
- Công chúa nghe tiếng đàn thì nói được, kể lại sự tình cho vua và xin gặp người đánh đàn
- Nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, công chúa, nhà vua
- Nhân vật chính Thạch Sanh là người dũng cảm, nhân hậu
Câu 3. Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Cây đàn của Thạch Sanh không phải cây đàn bình thường, được xây dựng để góp phần giải oan cho Thạch Sanh.
Câu 4. Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:
a. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?
b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?
Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Câu 6. Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?