Chứng minh đa thức không có nghiệm Ôn tập Toán 7
Chứng minh đa thức không có nghiệm là một trong những kiến thức cơ bản trong chương trình Toán lớp 7 chương trình mới.
Chứng minh đa thức không có nghiệm tổng hợp toàn bộ kiến thức về lý thuyết, cách chứng minh kèm theo ví dụ minh họa và các dạng bài tập có đáp án và tự luyện kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, hệ thống lại kiến thức để giải nhanh các bài tập về tính nghiệm của đa thức. Lưu ý tài liệu này được dùng cho cả 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.
Chứng minh đa thức không có nghiệm
1. Nghiệm của đa thức một biến
- Giá trị x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0
+ Nếu P(a) = 0 thì x = a là nghiệm của đa thức P(x)
- Đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm
- Đa thức bậc hai có không quá hai nghiệm
- Đa thức bậc ba có không quá ba nghiệm; …
Chú ý:
+ Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.
+ Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. Chẳng hạn: đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm, đa thức bậc hai không quá hai nghiệm,…
Ví dụ: Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 2y + 6
Từ 2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y = -6/2 = -3
Vậy nghiệm của đa thức P(x) là -3.
Ví dụ 2: Giả sử a, b, c là các hằng số sao cho a + b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức f(x) = ax2 + bx + c có một nghiệm là x = 1 . Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức f(x) = 8x2 - 6x - 2.
2. Cách chứng minh đa thức không có nghiệm
Đa thứ P(x) không có nghiệm khi P(x) ≠ 0 với mọi x.
Áp dụng tính chất để chứng minh đa thức không có nghiệm:
A2 ≥ 0; |A| ≥ 0
Khi nhân hai vế với một số âm thì đổi chiều dấu so sánh. Khi nhân hai vế với một số dương thì giữ nguyên dấu so sánh.
- Khi cộng trừ hai vế cho một số thì giữ nguyên dấu so sánh.
3. Ví dụ chứng minh đa thức không có nghiệm
Ví dụ 1: Chứng minh các đa thức sau không có nghiệm
a) f(x) = 6x2 + 9 | b) f(x) = -x4 - 1 | c) f(x) = -|2x + 1| - 3 |
Gợi ý đáp án
a) f(x) = 6x2 + 9
Ta có: x2 ≥ 0 với mọi x
=> 6x2 ≥ 0
=> 6x2 + 9 ≥ 9 > 0
=> f(x) ≠ 0 với mọi x
Vậy đa thức f(x) không có nghiệm.
b) f(x) = -x4 – 1
Ta có: x4 ≥ 0 với mọi x
=> -x4 ≤ 0 với mọi x
=> -x4 – 1 ≤ -1 < 0
=> f(x) ≠ 0 với mọi x
Vậy đa thức f(x) không có nghiệm.
c) f(x) = -|2x + 1| - 3
Ta có: |2x + 1| ≥ 0 với mọi x
=> -|2x + 1| ≤ 0
=> -|2x + 1|-3 ≤ -3 < 0
=> f(x) ≠ 0 với mọi x
Vậy đa thức f(x) không có nghiệm.
Ví dụ 2: Chứng minh đa thức f(x) = 8x2 + 100 không có nghiệm.
Gợi ý đáp án
Ta có: x2 ≥ 0 với mọi x
=> 8x2 ≥ 0
=> 8x2 + 100 ≥ 100 > 0
=> f(x) ≠ 0 với mọi x
Vậy đa thức f(x) không có nghiệm.
4. Bài tập chứng minh đa thức không có nghiệm
Câu 1: Chứng minh đa thức sau không có nghiệm: x2 +2x + 2
Câu 2: Chứng minh đa thức sau không có nghiệm: x2+ 4x + 7
Câu 3: Chứng minh đa thức vô nghiệm:
a) 4x2 + 4x + 2.
b) x2 + x + 1.
c) -x2 + 2x - 3
Câu 4: Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm:
Q(x) = y4 + 2
Link Download chính thức:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
-
Toán 6 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng (Sơ đồ tư duy)
-
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (6 Mẫu)
-
Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 3)
-
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch
1.000+ -
Toán 7 Luyện tập chung trang 70
5.000+ -
Toán 7 Luyện tập chung trang 19
1.000+ -
Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận
1.000+ -
Toán 7 Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
1.000+ -
Bài tập Tết môn Toán lớp 7 năm 2024 - 2025
10.000+ -
Toán 7 Luyện tập chung trang 10
10.000+ -
Toán 7 Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
1.000+ -
Hình chiếu là gì? Cách vẽ hình chiếu trong toán học
50.000+ -
Toán 7 Bài tập cuối chương IV - Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 2