Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 37 sách Cánh diều tập 1
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trích trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Eballsviet.com giới thiệu Soạn văn 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết
1.1 Chuẩn bị
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849) ông bị mù.
- Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
- Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
- Một số tác phẩm như: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
1.2 Đọc hiểu
Câu 1. Nguyệt Nga đã thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng: gọi Lục Vân Tiên là “quân tử”, xưng là “tiện thiếp”
- Kể rõ sự tình cho Lục Vân Tiên nghe: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân.
- Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn.
Câu 2. Vân Tiên đã có hành động thế nào trước thái độ của Nguyệt Nga?
Hướng dẫn giải:
Lục Vân Tiên mỉm cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
1.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần.
Hướng dẫn giải:
- Có thể chia đoạn trích làm 2 phần.
- Nội dung chính:
- Phần 1: Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”. Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
- Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.
Câu 2. “Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
Hướng dẫn giải:
- Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga: phe chính diện, là những người ngay thẳng, lương thiện, trọng nghĩa khí
- Phong Lai: phe phản diện, có tính cách hung dữ, gian ác
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày nét tính cách nổi bật của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Hướng dẫn giải:
- Lục Vân Tiên mang cốt cách của người anh hùng:
- Khi nói chuyện với Phong Lai: cương quyết, hùng hồn.
- Khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga: nhã nhặn, lịch sự.
- Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, đoan trang: lời nói nhẹ nhàng, thể hiện sự cảm kích, biết ơn.
Câu 4. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất Nam Bộ.
- Giọng điệu linh hoạt, phù hợp với từng nhân vật, hoàn cảnh
Câu 5. Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ để đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Căn cứ xác định dựa vào hành động, lời nói của nhân vật chính là Lục Vân Tiên.
- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục những người có cốt cách cao đẹp, thích hành hiệp trượng nghĩa qua nhân vật Lục Vân Tiên.
Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Hướng dẫn giải:
Lục Vân Tiên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa cũng như có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.
2. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn
2.1. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849) ông bị mù.
- Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
- Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
- Một số tác phẩm như: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
2.2 Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- “Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
- Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.
b. Thể loại
- Truyện thơ Nôm
- Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.
c. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện.
d. Bố cục đoạn trích
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”. Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
- Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.
e. Nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ đối thoại độc đáo…