Soạn bài Chiều xuân Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 43 sách Cánh diều tập 2
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Chiều xuân. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Eballsviet.com giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 9: Chiều xuân
Soạn bài Chiều xuân
1. Chuẩn bị
Anh Thơ, tên thật là Vương Kiều Ân với các bút danh khác như Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh. Bà sinh ngày 25 tháng 1 năm 1918 ở thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, quê gốc ở Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bà mất ngày 14 tháng 03 năm 2005.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Hướng dẫn giải:
Phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Hướng dẫn giải:
Nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp
Câu 3. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?
Hướng dẫn giải:
Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Hướng dẫn giải:
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu quê hương, đất nước
- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự không gian.
Câu 2. Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Khổ 1: bức tranh chiều xuân trên bến vắng
- Khổ 2: bức tranh chiều xuân trên đường đê
- Khổ 3: bức tranh chiều xuân trên cánh đồng
Câu 3. Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chi tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
- Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả với trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
- Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa…
- Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
Câu 4. Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân.
Câu 5. Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng của em.