Soạn bài Mục đích của việc học Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 123 sách Cánh diều tập 1
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Mục đích của việc học. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Eballsviet.com giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 9: Mục đích của việc học
Soạn bài Mục đích của việc học
1. Chuẩn bị
Giáo sư Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Cảnh Toàn (1916 - 2017), quê ở Nghệ An. Ông là một nhà toán học tài năng của đất nước. Ông còn là một nhà sư phạm lớn, một nhà quản lý giáo dục đầy tâm huyết. Ông nguyên là Chủ nhiệm khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên là Thứ trưởng BGD&ĐT, nguyên là Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Luận điểm nêu ở phần (2) được triển khai như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Luận điểm nêu ở phần (2) được triển khai đưa ra khái niệm về học - hiểu
Câu 2. Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích tăng tính thuyết phục cho bài viết.
Câu 3. Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào?
Hướng dẫn giải:
Tác giả đã sử dụng,cụm từ liên kết như “chẳng những - mà còn”, “vừa…vừa”
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần (1). Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?
Hướng dẫn giải:
- Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.
- Vấn đề nghị luận có ý nghĩa đặc biệt, mang tính then chốt trong bối cảnh đó
Câu 2. Xác định hệ thống luận điểm của văn bản và nhận xét về cách tác giả triển khai mỗi luận điểm đó. Có thể trình bày bằng bảng hoặc sơ đồ, ví dụ:
Luận điểm | Lí lẽ, bằng chứng | Nhận xét |
Hướng dẫn giải:
Luận điểm | Lí lẽ, bằng chứng | Nhận xét |
Học để hiểu | - Đi sâu nắm bắt bản chất; khai thác, phân tích; tư duy - Cách học khoa học, tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học - Mối quan hệ giữa học và hiểu | Luận điểm rõ ràng Lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, thuyết phục |
Học để làm | - Các quan điểm của Hồ Chí Minh, Kant, Piaget - Cần có năng lực xử lí tình huống mới - Mối quan hệ giữa học và làm | |
Học để hợp tác, cùng chung sống | - Cần hiểu bản thân và người khác - Ý nghĩa - Mối quan hệ giữa học và hợp tác | |
Học để làm người | - Giải thích - Khám phá ra bản thân, vượt qua chính mình - Kết quả: tạo ra con người tự chủ, sáng tạo… |
Câu 3. Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Trình tự sắp xếp: từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn.
- Ý kiến không nên thay đổi, vì như vậy sẽ làm mất đi tính thuyết phục của bài viết.
Câu 4. Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Câu 5. Theo em, sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ một trong những yếu tố đó.
Câu 6. Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?