Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 99 sách Cánh diều tập 1
Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 9.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Cánh diều là tài liệu hữu ích sẽ được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.
Soạn văn 9: Chiếc lá cuối cùng
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng
1. Chuẩn bị
- O. Hen-ri (1862 - 1910) là một nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Các tác phẩm của ông đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… Các truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng lại toát lên một tinh thần cao cả đó là tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ.
- Một số bài phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: HS tự tìm
- Lòng nhân ái, vị tha là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ, cũng như có sự thấu hiểu với những người xung quanh, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
- Một số câu chuyện như: Trong những ngày cuối năm 2020 vừa qua, đồng bào miền Trung đã phải đối mặt với trận lũ lịch sử. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình. Hành động cao đẹp đó đều xuất phát từ một trái tim biết yêu thương, một tấm lòng biết sẻ chia và đồng cảm.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Giôn-xi mong muốn điều gì?
Hướng dẫn giải:
Giôn-xi muốn nhìn thấy cây thường xuân
Câu 2. “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi?
Hướng dẫn giải:
“Chiếc lá cuối cùng” gửi gắm niềm tin ít ỏi của Giôn-xi trước bệnh tật.
Câu 3. “Chuyến đi xa xôi bí ẩn” muốn chỉ điều gì?
Hướng dẫn giải:
“Chuyến đi xa xôi bí ẩn” muốn chỉ cái chết.
Câu 4. Vì sao Giôn-xi bình phục?
Hướng dẫn giải:
Chiếc lá cuối cùng đã giúp Giôn-xi có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua bệnh tật.
Câu 5. Sự việc cụ Bơ-men mất tạo nên điều bất ngờ gì?
Hướng dẫn giải:
Cụ Bơ-men mất tạo ra bất ngờ khi cụ chính là người đã vẽ chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi có thêm niềm tin vượt qua bệnh tật.
Câu 6. Kết thúc truyện giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Hướng dẫn giải:
Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của tình yêu thương, lòng nhân hậu.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tóm tắt truyện trong khoảng 5-7 dòng. Nhan đề Chiếc lá cuối cùng có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện?
Hướng dẫn giải:
- Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ-mơn, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn-xi luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn-xi có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ-men lại qua đời. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
- Nhan đề:
- Chiếc lá được vẽ ra bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề - luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
- Chiếc lá được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt: Một đêm giông bão, mưa gió; Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá.
- Chiếc lá giống như thật đến nỗi ngay cả Xu, Giôn-xi là hai họa sĩ cũng không nhận ra.
- Chiếc lá cuối cùng giống như một biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).
Câu 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Dẫn ra và phân tích tác dụng của một số lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Hướng dẫn giải:
- Truyện được kể ở ngôi thứ ba.
- Lời của người kể chuyện giúp tường thuật lại nội dung sự việc: “Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-mơn sang buồng bên cạnh….”
- Lời nhân vật bộc lộ suy nghĩ và tâm trạng của nhân vậ:
- Xiu: “Em thân yêu, thân yêu!”; “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
- Giôn-xi: “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”
Câu 3. Tình huống truyện có gì hấp dẫn? Kết thúc truyện có gì độc đáo? Nếu Xiu và Giôn-xi biết cụ Bơ-men sẽ vẽ chiếc lá trên tường thì câu chuyện có còn hấp dẫn không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Tình huống truyện đảo ngược:
- Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
- Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.
- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác. Đây là một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.
- Nếu Xiu biết thì truyện sẽ trở nên kém hấp dẫn. Vì truyện sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.
Câu 4. Phân tích tâm trạng của Giôn-xi qua hai lần yêu cầu " kéo mành lên ". Vì sao " chiếc lá cuối cùng ” đã giúp Giôn-xi hồi sinh?
Câu 5. Nếu là Giôn-xi, em sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào khi nghe Xiu kể lại sự việc cụ Bơ-men đã qua đời vì sưng phổi sau đêm vẽ “ chiếc là cuối cùng "?
Câu 6. Vì sao " chiếc lá cuối cùng " mà cụ Bơ-men vẽ lại được coi là một " kiệt tác "? Theo em, truyện nhằm gửi đến người đọc thông điệp gì?