Toán 7 Bài 7: Tập hợp các số thực Giải Toán lớp 7 trang 33 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 bài 7: Tập hợp các số thực bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 33, 34, 35, 36.
Lời giải Toán 7 Bài 7 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 7 Chương II - Số thực. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 7 bài 7: Tập hợp các số thực sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 bài 7 - Luyện tập
Luyện tập 1
a) Trong các cách viết \(\sqrt 2 \in \mathbb{Q};15 \in \mathbb{R}\), cách viết nào đúng?
b) Viết số đối của các số: 5,08(299); \(\sqrt 5\)
Gợi ý đáp án:
a) Ta có: \(\sqrt 2\) là số vô tỉ
=> \(\sqrt 2 \in \mathbb{Q}\) là cách viết sai
15 là số hữu tỉ => 15 thuộc tập số thực
=> \(15 \in \mathbb{R}\) là cách viết đúng.
b) Số đối của các số 5,08(299) là số -5,08(299)
Số đối của các số \(\sqrt 5\) là số
\(- \sqrt 5\)
Luyện tập 2
Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng \(\sqrt {10}\) . Em hãy vẽ điểm biểu diễn số
\(- \sqrt {10}\) trên trục số.
Gợi ý đáp án:
Bước 1: Vẽ hình chữ nhật OABC có hai cạnh bằng 3 và 1.
Khi đó ta được \(OA = \sqrt {10}\)
Bước 2: Vẽ đường tròn tâm O, bán kính OA cắt tia Ox tại hai điểm M
=> \(OM = OA = \sqrt {10}\)
Trên tia đối của tia Ox lấy điểm N sao cho ON = OM
=> \(OM = ON = \sqrt {10}\)
=> Điểm N biểu diễn số \(- \sqrt {10}\)
Hình vẽ minh họa:
Luyện tập 3
So sánh:
a) 1,313233 … và 1,(32)
b) \(\sqrt 5\) và 2,36 (có thể dùng máy tính cầm tay để tính
\(\sqrt 5\))
Gợi ý đáp án:
a) Ta có:
1,(32) = 1,323232 ….
Mà 1,313233 … < 1,323232 ….
=> 1,313233 … < 1,(32)
c) Ta có:
Sử dụng máy tính cầm tay tính \(\sqrt 5\) ta được kết quả:
\(\sqrt 5 \approx 2,24\)
Mà 2,24 < 2,26
=> \(\sqrt 5 < 2,26\)
Luyện tập 4
Tính:
a) |-2,3| |
b) |
c) |-11| |
d) |
Gợi ý đáp án:
a) |-2,3| = 2,3 |
b) |
c) |-11| = 11 |
d) |
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36 tập 1
Bài 2.13
Xét tập hợp \(A = \left\{ {7,1; - 2,(61);0;5,14;\frac{4}{7};\sqrt {15} ; - \sqrt {81} } \right\}\). Bằng cách liệt kê phần tử, hãy viết tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập A và tập hợp C gồm các số vô tỉ
Gợi ý đáp án:
\(B = \left\{ {7,1; - 2,(61);0;5,14;\frac{4}{7}; - \sqrt {81} } \right\}\)
\(C = \left\{ {\sqrt {15} } \right\}\)
Chú ý:
Số \(- \sqrt {81}\)là số hữu tỉ vì
\(- \sqrt {81} =-9\)
Bài 2.14
Gọi A’ là tập hợp các số đối của các số thuộc tập A trong bài tập 2.13. Liệt kê các phần tử của A’
Gợi ý đáp án:
Số đối của số 7,1 là -7,1
Số đối của số -2,(61) là 2,(61)
Số đối của số 0 là 0
Số đối của số 5,14 là -5,14
Số đối của số \(\frac{4}{7}\) là
\(- \frac{4}{7}\)
Số đối của số \(\sqrt {15}\) là
\(- \sqrt {15}\)
Số đối của số \(- \sqrt {81} = \sqrt {81}\)
Bài 2.15
Mũi tên màu xanh trong mỗi hình sau chỉ số thực nào?
Gợi ý đáp án:
Bài 2.16
Tính:
\(a)\left| { - 3,5} \right|;\)
\(b)\left| {\frac{{ - 4}}{9}} \right|;\)
\(c)\left| 0 \right|;\)
\(d)\left| {2,0(3)} \right|.\)
Gợi ý đáp án:
\(\begin{array}{l}a)\left| { - 3,5} \right| = 3,5;\\b)\left| {\frac{{ - 4}}{9}} \right| = \frac{4}{9};\\c)\left| 0 \right| = 0;\\d)\left| {2,0(3)} \right| = 2,0(3)\end{array}\)
Chú ý:
Nếu \(a \ge 0\) thì
\(\left| a \right| = a\)
Nếu a < 0 thì \(\left| a \right| = - a\)
Bài 2.17
Xác định dấu và giá trị tuyệt đối của mỗi số sau:
a) a = 1,25;
b) b = - 4,1;
c) c = - 1,414213562....
Gợi ý đáp án:
a) a = 1,25 có dấu dương, \(\left| a \right| = \left| {1,25} \right| = 1,25\)
b) b = - 4,1 có dấu âm, \(\left| b \right| = \left| { - 4,1} \right| = 4,1\)
c) c = - 1,414213562.... có dấu âm,\(\left| c \right| = \left| { - 1,414213562....} \right| = 1,414213562....\)
Bài 2.18
Tìm tất cả các số thực x thỏa mãn điều kiện \(\left| x \right| = 2,5\)
Gợi ý đáp án:
Các số thực x thỏa mãn điều kiện \(\left| x \right| = 2,5\) là các số thực có khoảng cách từ số đó đến gốc tọa độ O là 2,5.
Đó là 2 số -2,5 và 2,5 nằm về 2 phía so với gốc O và cách gốc O một khoảng 2,5 đơn vị.
Chú ý: Có 2 số thực thỏa mãn giá trị tuyệt đối của nó bằng một số dương cho trước.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 Tiểu học - Tất cả các môn
-
Đoạn văn nghị luận về giá trị của sách (Dàn ý + 16 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
-
Phân tích bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
-
Tập làm văn lớp 5: Tả con đường từ nhà đến trường (Sơ đồ tư duy)
-
Nghị luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống
-
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đoạn văn nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống (2 Dàn ý + 18 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Mới nhất trong tuần
-
Tổng hợp các dạng bài toán nâng cao lớp 7
10.000+ -
Tìm nghiệm của đa thức
10.000+ -
Toán 7 Luyện tập chung trang 44
5.000+ -
Hình chiếu là gì? Cách vẽ hình chiếu trong toán học
50.000+ -
Bài tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
50.000+ -
Tổng hợp bài tập Chương III môn Toán lớp 7
10.000+ -
Chứng minh đa thức không có nghiệm
10.000+ -
Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng
100.000+ 2 -
Các dạng toán nâng cao lớp 7
10.000+ -
Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
1.000+