Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh Giải Toán lớp 7 trang 80, 81, 82 Tập 2 sách Cánh diều
Giải Toán 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→4 trang 80, 81, 82 tập 2.
Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 80, 81, 82 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 4 trang 80, 81, 82 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
Giải Toán 7 trang 80, 81, 82 Cánh diều - Tập 2
Bài 1
Cho Hình 42 có MN = QN, MP = QP. Chứng minh rằng \(\hat{MNP}\) =
\(\hat{QNP }\)
Xét ∆MNP và ∆QNP có:
MN = QN (theo giả thiết).
MP = QP (theo giả thiết).
NP chung.
Suy ra ∆MNP = ∆QNP(c - c - c).
Do đó \(\hat{MNP}\) =
\(\hat{QNP }\) (2 góc tương ứng).
Bài 2
Cho Hình 43 có AB = AD, \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC} = 90^\circ\). Chứng minh
\(\widehat {ACB} = \widehat {ACD}.\)
Gợi ý đáp án
Xét hai tam giác vuông ABC và ADC có: AB = AD, AC chung.
Nên \(\Delta ABC = \Delta ADC\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông) nên
\(\widehat {ACB} = \widehat {ACD}\) (2 góc tương ứng)
Bài 3
Cho Hình 44 có AC = BD, \(\widehat {ABC} = \widehat {BAD} = 90^\circ\). Chứng minh AD = BC.
Gợi ý đáp án
Xét hai tam giác vuông DAB và CBA: AC = BD; AB chung.
Nên \(\Delta DAB = \Delta CBA\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Nên AD = BC ( 2 cạnh tương ứng)
Bài 4
Cho hai tam giác ABC và MNP thỏa mãn: AB = MN, BC = NP, AC = MP, \(\widehat A = 65^\circ\) ,
\(\widehat N = 71^\circ\). Tính số đo các góc còn lại của hai tam giác.
Gợi ý đáp án
Tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau (có ba cặp cạnh bằng nhau: AB = MN, BC = NP, AC = MP). Nên các cặp góc tương ứng trong hai tam giác này bằng nhau: \(\widehat A = \widehat M,\widehat B = \widehat N,\widehat C = \widehat P.\)
Vậy \(\widehat A = \widehat M = 65^\circ ; \widehat B = \widehat N = 71^\circ ; \widehat C = \widehat P = 180^\circ - 65^\circ - 71^\circ = 44^\circ\) (vì tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°).

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập về đường trung trực của một đoạn thẳng
-
Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
-
Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng
-
Toán 7 Bài 7: Tam giác cân
-
Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống
100.000+ -
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
100.000+ -
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 7 -
Đoạn văn nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống (2 Dàn ý + 18 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
50.000+ -
Tả cây dừa quê em - 3 Dàn ý & 24 bài văn tả cây dừa lớp 4
100.000+ 5 -
Bài tập thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Anh (Có đáp án)
50.000+ -
Nghị luận về câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh” (Dàn ý + 5 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà (59 mẫu)
50.000+ -
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì, nhẫn nại (Sơ đồ tư duy)
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 - Tập 1
-
Toán 7 - Tập 2
- Chương V: Một số yếu tố thống kê và xác suất
- Chương VI: Biểu thức đại số
-
ChươnG VII: Tam giác
- Bài 1: Tổng các góc của một tam giác
- Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác
- Bài 3: Hai tam giác bằng nhau
- Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
- Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh
- Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc
- Bài 7: Tam giác cân
- Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
- Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác