Toán 7 Bài 2: Tia phân giác của một góc Giải Toán lớp 7 trang 98 - Tập 1 sách Cánh diều
Toán lớp 7 trang 99 Cánh diều tập 1 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Luyện tập vận dụng và 4 bài tập cuối bài Tia phân giác của một góc thuộc Chương 4: Góc - Đường thẳng song song được chính xác thuận tiện hơn.
Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 99 hướng dẫn các em giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 7 trang 99 Cánh diều tập 1 mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 2: Tia phân giác của một góc
Phần Hoạt động
Hoạt động 1 trang 96 Toán 7 tập 1
Quan sát góc vuông xOy và tia Oz ở hình 25.
a) Mỗi điểm M (M khác O) thuộc tia Oz có phải là điểm trong của góc xOy hay không? Tia Oz có nằm trong góc xOy hay không?
b) Tính số đo góc yOz.
c) So sánh hai góc xOz và yOz.
Gợi ý đáp án
a) Điểm M không thuộc tia Ox, cũng không thuộc tia Oy và nằm bên trong góc xOy.
=> Điểm M (M khác O) thuộc tia Oz là điểm trong của góc xOy.
Tia Oz đi qua điểm M mà điểm M cũng nằm trong góc xOy.
=> Tia Oz nằm trong góc xOy.
Vậy điểm M (M khác O) thuộc tia Oz là điểm trong của góc xOy và tia Oz nằm trong góc xOy.
b) Tia Oz nằm trong góc xOy
=> Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
=> \(\widehat {xOz} + \widehat {yOz} = \widehat {xOy}\)
=> \(\widehat {yOz} = \widehat {xOy} - \widehat {xOz}\)
=> \(\widehat {yOz} = {90^0} - {45^0} = {45^0}\)
c) Ta có: \(\widehat {xOz} = {45^0};\widehat {yOz} = {45^0}\)
=> \(\widehat {xOz} = \widehat {yOz}\)
Hoạt động 2 trang 96 Toán 7 tập 1
Gợi ý đáp án
Để vẽ tia phân giác của góc xOy bằng thước thẳng và compa, ta làm như sau:
Bước 1: Trên tia Ox lấy điểm A bất kì (A khác O). Vẽ một phần đường tròn tâm O bán kính OA, cắt Oy tại điểm B.
Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính AO.
Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính AO, cắt phần đường tròn tâm A bán kính AO tại điểm C nằm trong góc xOy.
Bước 4: Vẽ tia OC, ta được tia phân giác của góc xOy.
Hình vẽ minh họa:
Phần Luyện tập vận dụng
Luyện tập 1 trang 97 Toán 7 tập 1
Kiểm tra lại bằng thước đo góc để thấy các góc xOC và góc yOC trong Hoạt động 2 là bằng nhau.
Gợi ý đáp án
Sử dụng thước đo góc kiểm tra lại các góc ta được kết quả:
Hai góc xOC và góc yOC có số đo bằng nhau
=> \(\widehat {xOC} = \widehat {yOK}\)
Luyện tập 2 trang 98 Toán 7 tập 1
Kiểm tra lại bằng thước đo góc để thấy các góc mIK và nIK trong Hoạt động 3 là bằng nhau.
Gợi ý đáp án
Sử dụng thước đo góc kiểm tra lại các góc ta được kết quả:
Hai góc mIK và nIK có số đo bằng nhau
=> \(\widehat {mIk} = \widehat {nIK}\)
Phần Bài tập
Bài 1 trang 99 SGK Toán 7 tập 1 Cánh diều
Để xác định phương hướng trên bản đồ hay trên thực địa, người ta thường xác định 8 hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc) như Hình 29. Trong đó:
a) Tia OB là tia phân giác của những góc nào?
b) Tia OT là tia phân giác của những góc nào?
Gợi ý đáp án
a) Tia OB là tia phân giác của những góc xOu; góc TOĐ
b) Tia OT là tia phân giác của những góc yOu; góc BON
Bài 2 trang 99 SGK Toán 7 tập 1 Cánh diều
Trong Hình 30, tính số đo của \(\widehat {mOp};\widehat {qOr};\widehat {pOq}\)
Gợi ý đáp án
Vì On là tia phân giác của \(\widehat {mOp}\) nên \(\widehat {mOp} = 2.\widehat {mOn} = 2.33^\circ = 66^\circ\)
Vì \(\widehat {qOr} = \widehat {mOn}\) ( 2 góc đối đỉnh), mà \(\widehat {mOn} = 33^\circ \Rightarrow \widehat {qOr} = 33^\circ\)
Vì \(\widehat {pOq} + \widehat {qOr} = 180^\circ\)( 2 góc kề bù) nên \(\widehat {pOq} + 33^\circ = 180^\circ \Rightarrow \widehat {pOq} = 180^\circ - 33^\circ = 147^\circ\)
Vậy \(\widehat {mOp} = 66^\circ ;\widehat {qOr} = 33^\circ ;\widehat {pOq} = 147^\circ\)
Bài 3 trang 99 SGK Toán 7 tập 1 Cánh diều
Ở Hình 31 có góc vuông xOy, các tia On, Oz, Om nằm trong góc đó và \(\widehat {xOn} = \widehat {nOz},\widehat {yOm} = \widehat {mOz}.\)
a) Các tia Om, On có tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz hay không?
b) Cho biết số đo góc mOn.
Gợi ý đáp án
a) Các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz vì:
Tia Om nằm trong góc yOz và \(\widehat {yOm} = \widehat {mOz}\)
Tia On nằm trong góc xOz và \(\widehat {xOn} = \widehat {nOz}\)
b) Vì các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz nên: \(\widehat {yOm} = \widehat {mOz} = \frac{1}{2}.\widehat {yOz};\widehat {xOn} = \widehat {nOz} = \frac{1}{2}.\widehat {xOz}\)
Mà tia Oz nằm trong góc xOy nên \(\widehat {yOz} + \widehat {xOz} = \widehat {xOy}\)
\(\Rightarrow \widehat {mOz} + \widehat {zOn} = \frac{1}{2}.\widehat {yOz} + \frac{1}{2}.\widehat {xOz} = \frac{1}{2}.\widehat {xOy}\)
Mà tia Oz nằm trong góc mOn nên \(\widehat {mOz} + \widehat {zOn} = \widehat {mOn}\) và \(\widehat {xOy} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {mOn} = \frac{1}{2}.90^\circ = 45^\circ\)
Bài 4 trang 99 SGK Toán 7 tập 1 Cánh diều
Cho \(\widehat {xOy} = 120^\circ\). Vẽ tia phân giác của góc xOy bằng 2 cách:
a) Sử dụng thước thẳng và compa;
b) Sử dụng thước hai lề
Gợi ý đáp án
Vẽ góc \(\widehat {xOy} = 120^\circ\)
a) Sử dụng thước thẳng và compa
Bước 1: Trên tia Ox, lấy điểm A bất kì ( A khác O); vẽ một phần đường tròn tâm O, bán kính OA, cắt tia Oy tại điểm B.
Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính AO.
Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính BO, cắt phần đường tròn tâm A bán kính AO tại điểm C nằm trong góc xOy.
Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.
b) Sử dụng thước hai lề
Bước 1: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Ox, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.
Bước 2: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Oy, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.
Bước 3: Hai nét vạch thẳng vẽ ở bước 1 và bước 2 cắt nhau tại điểm C nằm trong góc xOy.
Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học (4 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê
-
Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
-
Kết bài mở rộng và không mở rộng Tả một người bạn cùng lớp hoặc gần nhà em (18 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về tình yêu của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cơn mưa rào mùa hạ
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự trưởng thành
-
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Các dạng bài tập chương 4 môn Toán 7 sách Cánh diều
1.000+ -
Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
5.000+ -
Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực
5.000+ -
Bài tập về Số vô tỉ
1.000+ -
Chuyên đề giá trị tuyệt đối môn Toán lớp 7
10.000+ -
Bài tập Thứ tự thực hiện các phép tính lớp 7
5.000+ -
Toán 7 Bài 5: Tỉ lệ thức
1.000+ -
Toán 7 Bài 4: Làm tròn và ước lượng
1.000+ -
Toán 7 Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau
1.000+