Toán 7 Bài 5: Tỉ lệ thức Giải Toán lớp 7 trang 54 - Tập 1 sách Cánh diều

Giải Toán lớp 7 trang 54 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi luyện tập và 5 bài tập cuối bài trong SGK bài 5 Tỉ lệ thức.

Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 54 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 7 tập 1. Giải Toán 7 Tỉ lệ thức là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Toán 7 Bài 5

Luyện tập 1

Từ các tỉ số sau đây có lập được tỉ lệ thức không?

a) - \frac{2}{5}:4\(- \frac{2}{5}:4\)\frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2}\(\frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2}\)

b) \frac{{15}}{{27}}\(\frac{{15}}{{27}}\) và 25 : 30

Gợi ý đáp án

a) Ta có:

- \frac{2}{5}:4 = \frac{{ - 2}}{5}.\frac{1}{4} = \frac{{ - 1}}{{10}}\(- \frac{2}{5}:4 = \frac{{ - 2}}{5}.\frac{1}{4} = \frac{{ - 1}}{{10}}\)\frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2} = \frac{3}{4}.\frac{2}{{ - 15}} = \frac{{ - 1}}{{10}}\(\frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2} = \frac{3}{4}.\frac{2}{{ - 15}} = \frac{{ - 1}}{{10}}\)

=> - \frac{2}{5}:4 = \frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2}\(- \frac{2}{5}:4 = \frac{3}{4}:\frac{{ - 15}}{2}\)

=> Các tỉ lệ có thể lập thành một tỉ lệ thức

b) Ta có: \frac{{15}}{{27}} = \frac{5}{9}\(\frac{{15}}{{27}} = \frac{5}{9}\)

=> 25:30 = \frac{{25}}{{30}} = \frac{5}{6}\(25:30 = \frac{{25}}{{30}} = \frac{5}{6}\)

=> \frac{{15}}{{27}} \ne 25:30\(\frac{{15}}{{27}} \ne 25:30\)

=> Các tỉ lệ không thể lập thành một tỉ lệ thức

Luyện tập 2

Tìm số x trong tỉ lệ thức:

(-0,4) : x = 1,2 : 0,3

Gợi ý đáp án

Ta có:

(-0,4) : x = 1,2 : 0,3

=> (-0,4) : x = 4

=> x = (-0,4) : 4

=> x = -0,1

Vậy x = -0,1

Giải Toán 7 trang 54 Cánh diều - Tập 1

Bài 1

Từ các tỉ số sau đây có lập được tỉ lệ thức không?

a) 3,5 : (-5,25) và (-8) : 12

b) 39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5} và 7,5 : 10\(39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5} và 7,5 : 10\)

c) 0,8 : (-0,6) và 1,2 : (-1.8)

Gợi ý đáp án

a) Ta có:

\begin{array}{l}3,5{\rm{ }}:{\rm{ }}\left( { - 5,25} \right) = \frac{{3,5}}{{ - 5,25}} = \frac{{350}}{{ - 525}} = \frac{{350:( - 175)}}{{( - 525):( - 175}} = \frac{{ - 2}}{3};\ - 8):12 = \frac{{ - 8}}{{12}} = \frac{{( - 8):4}}{{12:4}} = \frac{{ - 2}}{3}\end{array}\(\begin{array}{l}3,5{\rm{ }}:{\rm{ }}\left( { - 5,25} \right) = \frac{{3,5}}{{ - 5,25}} = \frac{{350}}{{ - 525}} = \frac{{350:( - 175)}}{{( - 525):( - 175}} = \frac{{ - 2}}{3};\ - 8):12 = \frac{{ - 8}}{{12}} = \frac{{( - 8):4}}{{12:4}} = \frac{{ - 2}}{3}\end{array}\)

Vậy từ các tỉ số 3,5 : (-5,25) và (-8) : 12 lập được tỉ lệ thức

b) Ta có:

\begin{array}{l}39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5} = \frac{{393}}{{10}}:\frac{{262}}{5} = \frac{{393}}{{10}}.\frac{5}{{262}} = \frac{3}{4};\\7,5:10 = \frac{{7,5}}{{10}} = \frac{{75}}{{100}} = \frac{{75:25}}{{100:25}} = \frac{3}{4}\end{array}\(\begin{array}{l}39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5} = \frac{{393}}{{10}}:\frac{{262}}{5} = \frac{{393}}{{10}}.\frac{5}{{262}} = \frac{3}{4};\\7,5:10 = \frac{{7,5}}{{10}} = \frac{{75}}{{100}} = \frac{{75:25}}{{100:25}} = \frac{3}{4}\end{array}\)

Vậy từ các tỉ số 39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5}\(39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5}\) và 7,5 : 10 lập được tỉ lệ thức

c) Ta có:

\begin{array}{l}0,8{\rm{ }}:{\rm{ }}\left( { - 0,6} \right) = \frac{{0,8}}{{ - 0,6}} = \frac{8}{{ - 6}} = \frac{{8:( - 2)}}{{( - 6):( - 2)}} = \frac{{ - 4}}{3};\\1,2:( - 1,8) = \frac{{1,2}}{{ - 1,8}} = \frac{{12}}{{ - 18}} = \frac{{12:( - 6)}}{{( - 18):( - 6)}} = \frac{{ - 2}}{3}\end{array}\(\begin{array}{l}0,8{\rm{ }}:{\rm{ }}\left( { - 0,6} \right) = \frac{{0,8}}{{ - 0,6}} = \frac{8}{{ - 6}} = \frac{{8:( - 2)}}{{( - 6):( - 2)}} = \frac{{ - 4}}{3};\\1,2:( - 1,8) = \frac{{1,2}}{{ - 1,8}} = \frac{{12}}{{ - 18}} = \frac{{12:( - 6)}}{{( - 18):( - 6)}} = \frac{{ - 2}}{3}\end{array}\)

\frac{{ - 4}}{3} \ne \frac{{ - 2}}{3}\(\frac{{ - 4}}{3} \ne \frac{{ - 2}}{3}\) nên từ các tỉ số 0,8 : (-0,6) và 1,2 : (-1.8) không lập được tỉ lệ thức

Bài 2

Tìm x trong mỗi tỉ lệ thức sau:

a) \frac{x}{5} = \frac{{ - 2}}{{1,25}};\(\frac{x}{5} = \frac{{ - 2}}{{1,25}};\)

b) 18 : x = 2,4 : 3,6;

c) (x+1) : 0,4 = 0,5 : 0,2

Gợi ý đáp án

a) Ta được: x . 1,25 = 5. (-2) nên x = \frac{{5.( - 2)}}{{1,25}} = - 8\(x = \frac{{5.( - 2)}}{{1,25}} = - 8\)

Vậy x = -8

b) Vì 18 : x = 2,4 : 3,6 nên \frac{{18}}{x} = \frac{{2,4}}{{3,6}} \Rightarrow 18.3,6 = x.2,4 \Leftrightarrow x = \frac{{18.3,6}}{{2,4}} = 2\(\frac{{18}}{x} = \frac{{2,4}}{{3,6}} \Rightarrow 18.3,6 = x.2,4 \Leftrightarrow x = \frac{{18.3,6}}{{2,4}} = 2\)

Vậy x = 2

c) Vì (x+1) : 0,4 = 0,5 : 0,2 nên \frac{{x + 1}}{{0,4}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} \Rightarrow (x + 1).0,2 = 0,4.0,5 \Leftrightarrow x + 1 = \frac{{0,4.0,5}}{{0,2}} = 1 \Leftrightarrow x = 0\(\frac{{x + 1}}{{0,4}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} \Rightarrow (x + 1).0,2 = 0,4.0,5 \Leftrightarrow x + 1 = \frac{{0,4.0,5}}{{0,2}} = 1 \Leftrightarrow x = 0\)

Vậy x = 0

Bài 3

Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể có được từ bốn số sau: 1,5; 2; 3,6; 4,8.

Gợi ý đáp án

Từ 4 số: 1,5; 2; 3,6; 4,8, ta có đẳng thức sau: 1,5 . 4,8 = 2. 3,6, ta lập được các tỉ lệ thức:

\frac{{1,5}}{2} = \frac{{3,6}}{{4,8}};\frac{{1,5}}{{3,6}} = \frac{2}{{4,8}};\frac{{4,8}}{2} = \frac{{3,6}}{{1,5}};\frac{{4,8}}{{3,6}} = \frac{2}{{1,5}}\(\frac{{1,5}}{2} = \frac{{3,6}}{{4,8}};\frac{{1,5}}{{3,6}} = \frac{2}{{4,8}};\frac{{4,8}}{2} = \frac{{3,6}}{{1,5}};\frac{{4,8}}{{3,6}} = \frac{2}{{1,5}}\)

Bài 4

Trong giờ thí nghiệm xác định trọng lượng, bạn Hà dùng hai quả cân 100 g và 50 g thì đo được trọng lượng tương ứng là 1 N và 0,5 N

a) Tính tỉ số giữa khối lượng của quả cân thứ nhất và khối lượng của quả cân thứ hai; tỉ số giữa trọng lượng tương ứng của quả cân thứ nhất và trọng lượng của quả cân thứ hai.

b) Hai tỉ số trên có lập thành tỉ lệ thức không?

Gợi ý đáp án

a) Tỉ số giữa khối lượng của quả cân thứ nhất và khối lượng của quả cân thứ hai là:

\frac{{100}}{{50}} = \frac{2}{1}\(\frac{{100}}{{50}} = \frac{2}{1}\)

Tỉ số giữa trọng lượng tương ứng của quả cân thứ nhất và trọng lượng của quả cân thứ hai là: \frac{1}{{0,5}} = \frac{2}{1}\(\frac{1}{{0,5}} = \frac{2}{1}\)

b) Vì hai tỉ số trên bằng nhau nên lập thành tỉ lệ thức

Bài 5

Người ta pha nhiên liệu cho một loại động cơ bằng cách trộn 2 phần dầu với 7 phần xăng. Hỏi cần bao nhiêu lít xăng để trộn hết 8 lít dầu theo cách pha nhiên liệu như trên?

Gợi ý đáp án

Gọi số lít xăng cần để trộn là x (x > 0)

Vì số lít dầu: số lít xăng = 2 : 7 nên 8 : x = 2 : 7 hay \frac{8}{x} = \frac{2}{7} \Rightarrow 8.7 = 2.x \Rightarrow x = \frac{{8.7}}{2} = 28\(\frac{8}{x} = \frac{2}{7} \Rightarrow 8.7 = 2.x \Rightarrow x = \frac{{8.7}}{2} = 28\)

Vậy cần 28 lít xăng để trộn hết 8 lít dầu theo cách pha nhiên liệu như trên.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm