Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Giải Toán lớp 7 trang 108, 109, 110 - Tập 2 sách Cánh diều

Giải Toán 7 bài 11: Tính chất ba đường cao của tam giác Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→3 trang 108, 109, 110 tập 2.

Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 108, 109, 110 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 12 trang 108, 109, 110 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.

Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Giải Toán 7 trang 108, 109, 110 Cánh diều - Tập 2

Bài 1

Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB.

a) Các tam giác IMN, INP, IPM có là tam giác cân không? Vì sao?

b) Các tam giác ANP, BPM, CMN có là tam giác cân không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

a) Tam giác ABC có I là giao điểm ba đường phân giác nên I cách đều 3 cạnh của tam giác ABC.

Do đó IM = IN = IP.

Do IM = IN nên tam giác IMN cân tại I.

Do IN = IP nên tam giác INP cân tại I.

Do IP = IM nên tam giác IPM cân tại I.

b) Xét ∆AIP vuông tại P và ∆AIN vuông tại N có:

AI chung.

IP = IN (theo giả thiết).

Do đó ∆AIP = ∆AIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra AP = AN (2 cạnh tương ứng).

Tam giác ANP có AP = AN nên tam giác ANP cân tại A.

Xét ∆BIP vuông tại P và BIM vuông tại M có:

BI chung.

IP = IM (theo giả thiết).

Do đó ∆BIP = ∆BIM (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BP = BM (2 cạnh tương ứng).

Tam giác BPM có BP = BM nên tam giác BPM cân tại B.

Xét ∆CIM vuông tại M và ∆CIN vuông tại N có:

CI chung.

IM = IN (theo giả thiết).

Do đó ∆CIM = ∆CIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra CM = CN (2 cạnh tương ứng).

Tam giác CMN có CM = CN nên tam giác CMN cân tại C.

Bài 2

Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I. Chứng minh:

a) \widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ\(\widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ\);

b) \widehat {BIC} = 90^\circ  + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\(\widehat {BIC} = 90^\circ + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\).

Gợi ý đáp án

a) I là giao điểm của ba đường phân giác tại ba góc A, B, C nên:

\widehat {IAB} = \widehat {IAC};\widehat {IBA} = \widehat {IBC};\widehat {ICB} = \widehat {ICA}.\(\widehat {IAB} = \widehat {IAC};\widehat {IBA} = \widehat {IBC};\widehat {ICB} = \widehat {ICA}.\)

Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180° nên:

\begin{array}{l}\widehat {BAC} + \widehat {ACB} + \widehat {CBA} = 180^\circ \\\widehat {IAB} + \widehat {IAC} + \widehat {IBA} + \widehat {IBC} + \widehat {ICB} + \widehat {ICA} = 180^\circ \\2\widehat {IAB} + 2\widehat {IBC} + 2\widehat {ICA} = 180^\circ \end{array}\(\begin{array}{l}\widehat {BAC} + \widehat {ACB} + \widehat {CBA} = 180^\circ \\\widehat {IAB} + \widehat {IAC} + \widehat {IBA} + \widehat {IBC} + \widehat {ICB} + \widehat {ICA} = 180^\circ \\2\widehat {IAB} + 2\widehat {IBC} + 2\widehat {ICA} = 180^\circ \end{array}\)

Vậy \widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ .\(\widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ .\)

b) Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°. Xét tam giác BIC:

\begin{array}{l}\widehat {BIC} + \widehat {IBC} + \widehat {ICB} = 180^\circ \\\widehat {BIC} = 180^\circ  - (\widehat {IBC} + \widehat {ICB})\end{array}.\(\begin{array}{l}\widehat {BIC} + \widehat {IBC} + \widehat {ICB} = 180^\circ \\\widehat {BIC} = 180^\circ - (\widehat {IBC} + \widehat {ICB})\end{array}.\)

\widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ → \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ  - \widehat {IAB}\(\widehat {IAB} + \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ → \widehat {IBC} + \widehat {ICA} = 90^\circ - \widehat {IAB}\).

Vậy: \begin{array}{l}\widehat {BIC} = 180^\circ  - (\widehat {IBC} + \widehat {ICB})\\\widehat {BIC} = 180^\circ  - (90^\circ  - \widehat {IAB})\\\widehat {BIC} = 90^\circ  + \widehat {IAB}\end{array}\(\begin{array}{l}\widehat {BIC} = 180^\circ - (\widehat {IBC} + \widehat {ICB})\\\widehat {BIC} = 180^\circ - (90^\circ - \widehat {IAB})\\\widehat {BIC} = 90^\circ + \widehat {IAB}\end{array}\)

\widehat {IAB} = \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\(\widehat {IAB} = \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\)(IA là phân giác của góc BAC).

Vậy \widehat {BIC} = 90^\circ  + \widehat {IAB} = 90^\circ  + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}.\(\widehat {BIC} = 90^\circ + \widehat {IAB} = 90^\circ + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}.\)

Bài 3

Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại IAB < AC.

a) Chứng minh \widehat {CBI} > \widehat {ACI}\(\widehat {CBI} > \widehat {ACI}\);

b) So sánh IBIC.

Gợi ý đáp án

a) Ta có: AB < AC nên \widehat {ABC} > \widehat {ACB}\(\widehat {ABC} > \widehat {ACB}\)(góc ABC đối diện với cạnh AC; góc ACB đối diện với cạnh AB).

BICI là hai đường phân giác của góc ABC và góc ACB nên:\widehat {CBI} > \widehat {ACI}\(\widehat {CBI} > \widehat {ACI}\)

(Vì: \widehat {CBI} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC};\widehat {ACI} = \dfrac{1}{2}\widehat {ACB})\(\widehat {CBI} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC};\widehat {ACI} = \dfrac{1}{2}\widehat {ACB})\).

b) Ta có: \widehat {ACI} = \widehat {BCI}\(\widehat {ACI} = \widehat {BCI}\)

\widehat {CBI} > \widehat {ACI}\(\widehat {CBI} > \widehat {ACI}\) ( câu a)

Do đó\widehat {CBI} > \widehat {BCI}.\(\widehat {CBI} > \widehat {BCI}.\)

IC đối diện với góc CBI; IB đối diện với góc BCI.

Vậy IC > IB (cạnh đối diện với góc lớn hơn thì có số đo độ dài lớn hơn).

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm