Chuyên đề giá trị tuyệt đối môn Toán lớp 7 Giá trị tuyệt đối lớp 7

Chuyên đề Giá trị tuyệt đối của một số thực là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu này được áp dụng với cả 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo.

Các dạng bài tập về giá trị tuyệt đối gồm tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập có đáp án và lời giải chi tiết. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: bài tập về lũy thừa số hữu tỉ, bài tập Nhân chia số hữu tỉ.

I. Lý thuyết về giá trị tuyệt đối của số thực

* Định nghĩa: Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của một số a (a là số thực)

* Giá trị tuyệt đối của số không âm là chính nó, giá trị tuyệt đối của số âm là số đối của nó.

TQ: Nếu a ≥ 0 → |a| = a

Nếu a < 0 → |a| = -a

Nếu x - a ≥ 0 → |x - a| = x - a

Nếu x - a ≤ 0 → |x - a| = a - x

* Tính chất

Giá trị tuyệt đối của mọi số đều không âm

TQ: |a| ≥ 0 với mọi a ∈ R

Cụ thể:

|a| =0 <=> a = 0

|a| ≠0 <=> a ≠0

* Hai số bằng nhau hoặc đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau, và ngược lại hai số có giá trị tuyệt đối bằng nhau thì chúng là hai số bằng nhau hoặc đối nhau.

TQ: |a| = |b| ↔ a = b hoặc a = -b

* Mọi số đều lớn hơn hoặc bằng đối của giá trị tuyệt đối của nó và đồng thời nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tuyệt đối của nó.

TQ: -|a| ≤ a ≤ |a| và -|a| = a ↔ a ≤ 0; a = |a| ↔ a ≥ 0

* Trong hai số âm số nào nhỏ hơn thì có giá trị tuyệt đối lớn hơn

TQ: Nếu a < b < 0 → |a| > |b|

* Trong hai số dương số nào nhỏ hơn thì có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn

TQ: Nếu 0 < a < b → |a| < |b|

* Giá trị tuyệt đối của một tích bằng tích các giá trị tuyệt đối.

TQ: |a.b| = |a|.|b|

* Giá trị tuyệt đối của một thương bằng thương hai giá trị tuyệt đối.

TQ: |a/b| = |a|/|b|

* Bình phương của giá trị tuyệt đối của một số bằng bình phương số đó.

TQ: |a|2 = a2

* Tổng hai giá trị tuyệt đối của hai số luôn lớn hơn hoặc bằng giá trị tuyệt đối của hai số, dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi hai số cùng dấu.

TQ: |a| + |b| ≥ |a + b| và |a| + |b| = |a + b| ↔ ab ≥ 0

II. Các dạng toán về giá trị tuyệt đối

A. Tìm giá trị của x thoả mãn đẳng thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối:

1. Dạng 1: |A(x)| = k (Trong đó A(x) là biểu thức chứa x, k là một số cho trước)

* Cách giải:

- Nếu k < 0 thì không có giá trị nào của x thoả mãn đẳng thức (Vì giá trị tuyệt đối của mọi số đều không âm)

- Nếu k = 0 thì ta có |A(x)| = 0 → A(x) = 0

- Nếu k > 0 thì ta có: |A(x)| = k → A(x) = k hoặc A(x) = -k

Bài 1.1: Tìm x, biết:

a) |2x - 5| = 4b) 1/3 - |5/4 - 2x| = 1/4c) 1/2 - |x + 1/5| = 1/3d) 3/4 - |2x + 1| = 7/8

Bài 1.2: Tìm x, biết:

a) 2|2x -3| = 1/2b) 7,5 - 3|5 - 2x| = -4,5c) |x + 4/15| - |-3,75| = -|-2,15|

Bài 1.3: Tìm x, biết:

a) 2|3x - 1| + 1 = 5b) |x/2 - 1| = 3
c) |-x + 2/5| + 1/2 = 3,5d) |x - 1/3| = 2\dfrac{3}{5}\(2\dfrac{3}{5}\)

Bài 1.4: Tìm x, biết:

a) \left| x+\frac{1}{4} \right|-\frac{3}{4}=5\(a) \left| x+\frac{1}{4} \right|-\frac{3}{4}=5\)b) 2-\left| \frac{3}{2}x-\frac{1}{4} \right|=\left| \frac{-5}{4} \right|\(b) 2-\left| \frac{3}{2}x-\frac{1}{4} \right|=\left| \frac{-5}{4} \right|\)
c) \frac{3}{2}+\frac{4}{5}\left| x-\frac{3}{4} \right|=\frac{7}{4}\(c) \frac{3}{2}+\frac{4}{5}\left| x-\frac{3}{4} \right|=\frac{7}{4}\)d) 4,5-\frac{3}{4}\left| \frac{1}{2}x+\frac{5}{3} \right|=\frac{5}{6}\(d) 4,5-\frac{3}{4}\left| \frac{1}{2}x+\frac{5}{3} \right|=\frac{5}{6}\)

Bài 1.5: Tìm x, biết:

a) 6,5-\frac{9}{4}:\left| x+\frac{1}{3} \right|=2\(a) 6,5-\frac{9}{4}:\left| x+\frac{1}{3} \right|=2\)b) \frac{11}{4}+\frac{3}{2}:\left| 4x-\frac{1}{5} \right|=\frac{7}{2}\(b) \frac{11}{4}+\frac{3}{2}:\left| 4x-\frac{1}{5} \right|=\frac{7}{2}\)
c)\frac{15}{4}-2,5:\left| \frac{3}{4}x+\frac{1}{2} \right|=3\(c)\frac{15}{4}-2,5:\left| \frac{3}{4}x+\frac{1}{2} \right|=3\)d) \frac{21}{5}+3:\left| \frac{x}{4}-\frac{2}{3} \right|=6\(d) \frac{21}{5}+3:\left| \frac{x}{4}-\frac{2}{3} \right|=6\)

2. Dạng 2: \left| A(x)\right|=\left|B(x) \right|\(\left| A(x)\right|=\left|B(x) \right|\) (Trong đó A(x) và B(x) là hai biểu thức chứa x)

* Cách giải:

Vận dụng tính chất: \left| a \right|=\left| b \right|\Leftrightarrow \left[ \begin{align}

& a=b \\

& a=-b \\

\end{align} \right.\(\left| a \right|=\left| b \right|\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & a=b \\ & a=-b \\ \end{align} \right.\) ta có: \left| A(x) \right|=\left| B(x) \right|\Rightarrow \left[ \begin{align}

& A(x)=B(x) \\

& A(x)=-B(x) \\

\end{align} \right.\(\left| A(x) \right|=\left| B(x) \right|\Rightarrow \left[ \begin{align} & A(x)=B(x) \\ & A(x)=-B(x) \\ \end{align} \right.\)

Bài 2.1: Tìm x biết:

a) \left| 5x-4 \right|=\left| x+2 \right|\(a) \left| 5x-4 \right|=\left| x+2 \right|\)b) \left| 2x-3 \right|-\left| 3x+2 \right|=0\(b) \left| 2x-3 \right|-\left| 3x+2 \right|=0\)
c) \left| 2+3x \right|=\left| 4x-3 \right|\(c) \left| 2+3x \right|=\left| 4x-3 \right|\)d) \left| 7x+1 \right|-\left| 5x+6 \right|=0\(d) \left| 7x+1 \right|-\left| 5x+6 \right|=0\)

Bài 2.2: Tìm x, biết:

a) \left| \frac{3}{2}x+\frac{1}{2} \right|=\left| 4x-1 \right|\(a) \left| \frac{3}{2}x+\frac{1}{2} \right|=\left| 4x-1 \right|\)c) \left| \frac{7}{5}x+\frac{2}{3} \right|=\left| \frac{4}{3}x-\frac{1}{4} \right|\(c) \left| \frac{7}{5}x+\frac{2}{3} \right|=\left| \frac{4}{3}x-\frac{1}{4} \right|\)
b) \left| \frac{5}{4}x-\frac{7}{2} \right|-\left| \frac{5}{8}x+\frac{3}{5} \right|=0\(b) \left| \frac{5}{4}x-\frac{7}{2} \right|-\left| \frac{5}{8}x+\frac{3}{5} \right|=0\)d) \left| \frac{7}{8}x+\frac{5}{6} \right|-\left| \frac{1}{2}x+5 \right|=0\(d) \left| \frac{7}{8}x+\frac{5}{6} \right|-\left| \frac{1}{2}x+5 \right|=0\)

3. Dạng 3: \left | A(x) \right | =B(x)\(\left | A(x) \right | =B(x)\)(Trong đó A(x) và B(x) là hai biểu thức chứa x)

* Cách 1: Ta thấy nếu B(x) < 0 thì không có giá trị nào của x thoả mãn vì giá trị tuyệt đối của mọi số đều không âm. Do vậy ta giải như sau:

\left| A(x) \right|=B(x)\(\left| A(x) \right|=B(x)\) (1)

Điều kiện: B(x) \ge 0\(B(x) \ge 0\) (*)

(1) Trở thành \left| A(x) \right|=\left| B(x) \right|\Rightarrow \left[ \begin{align}

& A(x)=B(x) \\

& A(x)=-B(x) \\

\end{align} \right.\(\left| A(x) \right|=\left| B(x) \right|\Rightarrow \left[ \begin{align} & A(x)=B(x) \\ & A(x)=-B(x) \\ \end{align} \right.\) Đối chiếu giá tri x tìm được với điều kiện (*)

* Cách 2: Chia khoảng xét điều kiện bỏ dấu giá trị tuyệt đối:

Nếu a\ge 0\Rightarrow \left| a \right|=a\(a\ge 0\Rightarrow \left| a \right|=a\)

Nếu a<0\Rightarrow \left| a \right|=-a\(a<0\Rightarrow \left| a \right|=-a\)

Ta giải như sau: \left| A(x) \right|=B(x)\(\left| A(x) \right|=B(x)\) (1)

· Nếu A(x) \ge 0\(\ge 0\) thì (1) trở thành: A(x) = B(x) (Đối chiếu giá trị x tìm được với điều kiện)

· Nếu A (x ) < 0 thì (1) trở thành: - A(x) = B(x) (Đối chiếu giá trị x tìm được với điều kiện)

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm