Toán 8 Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31, 32
Toán 8 Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31, 32.
Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 27 → 32 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 25 Chương VII: Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 8 Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn Kết nối tri thức
Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 trang 32
Bài 7.1
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất một ẩn trong các phương trình sau:
a) \(x+1=0\)
b) \(0x-2=0\)
c) \(2-x=0\)
d) \(3x=0\)
Lời giải:
Các phương trình bậc nhất một ẩn là \(x+1=0\),
\(2-x=0\),
\(3x=0\)
Phương trình \(0x-2=0\) không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì hệ số a=0 => khônng thỏa mãn điều kiện
Bài 7.2
Giải các phương trình sau
a) \(5x-4=0\)
b) \(3+2x=0\)
c) \(7-5x=0\)
d) \(\frac{3}{2}+\frac{5}{3}x=0\)
Lời giải:
a) \(5x-4=0\)
\(5x=4\)
\(x=\frac{4}{5}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\frac{4}{5}\)
b) \(3+2x=0\)
\(2x=-3\)
\(x=\frac{-3}{2}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\frac{-3}{2}\)
c) \(7-5x=0\)
\(5x=7\)
\(x=\frac{7}{5}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\frac{7}{5}\)
d) \(\frac{3}{2}+\frac{5}{3}x=0\)
\(\frac{5}{3}x=\frac{-3}{2}\)
\(x=\frac{-9}{10}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\frac{-9}{10}\)
Bài 7.3
Giải các phương trình sau:
a) \(7x-(2x+3)=5(x-2)\)
b) \(x+\frac{2x-1}{5}=3+\frac{3-x}{4}\)
Lời giải:
a) \(7x-(2x+3)=5(x-2)\)
\(7x-2x-3=5x-10\)
\(0x=-17\) (không thỏa mãn điều kiện
\(a\neq 0\)
b) \(x+\frac{2x-1}{5}=3+\frac{3-x}{4}\)
\(\frac{20x+4(2x-1)}{20}=\frac{15+5(3-x)}{20}\)
\(20x+4(2x-1)=60+5(3-x)\)
\(20x+8x-4=60+15-5x\)
\(20x+8x+5x=60+15+4\)
\(33x=79\)
\(x=\frac{79}{33}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\frac{79}{33}\)
Bài 7.4
Ở một quốc gia, người ta dùng cả hai đơn vị đo nhiệt độ là độ Fahrenheit (°F) và độ Celcius(°C), liên hệ với nhau bởi công thức \(C=\frac{5}{9}(F-32)\). Hãy tính độ Fahrenheit tương ứng với 10°C
Lời giải:
Thay \(C=10\) vào
\(C=\frac{5}{9}(F-32)\), có:
\(\frac{5}{9}(F-32)=10\)
\(F-32=18\)
\(F=50\)
Bài 7.5
Hiện nay tuổi của bố bạn Nam gấp 3 lần tuổi của Nam. Sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của Nam và bố là 76 tuổi. Gọi x là số tuổi hiện nay của Nam
a) Biểu thị tuổi hiện nay của bố bạn Nam theo tuổi hiện tại của Nam
b) Viết phương trình biểu thị sự kiện sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của nam và bố là 76 tuổi
c) Giải phương trình nhận được ở câu b để tính tuổi của Nam và bố hiện nay
Lời giải:
a) Tuổi hiện nay của bố bạn Nam là: \(3x\)
b) Phương trình biểu thị sự kiện sau 10 năm \((3x+10)+(x+10)=76\)
c) Có \((3x+10)+(x+10)=76\)
\(3x+10+x+10=76\)
\(4x+20=76\)
\(4x=56\)
\(x=14\)
Vậy tuổi của Nam là 14 tuổi và tuổi của bố Nam là 42 tuổi
Bài 7.6
Bạn Mai mua cả sách và vở hết 500 nghìn đồng. Biết rằng số tiền mua sách nhiều gấp rưỡi số tiền mua vở, hãy tính số tiền bạn Mai dùng để mua mỗi loại
Lời giải:
Gọi số tiền mua vở là x (\(x>0\))
Vì số tiền mua sách nhiều gấp rưỡi số tiền mua vở, ta có phương trình:
\(x+\frac{3}{2}x=500\)
\(\frac{5}{2}x=500\)
\(x=200\)
Vậy số tiền mua vở là 200 nghìn đồng, số tiền mua sách là 300 nghìn đồng
Link Download chính thức:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
-
Toán 6 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng (Sơ đồ tư duy)
-
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (6 Mẫu)
-
Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 3)
-
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Toán 8 Bài tập cuối chương VI
100+ -
Toán 8 Bài 23: Phép cộng và phép trừ phân thức đại số
100+ -
Toán 8 Luyện tập chung trang 23
1.000+ -
Toán 8 Luyện tập chung trang 13
1.000+ -
Toán 8 Bài 21: Phân thức đại số
100+ -
Toán 8 Bài tập cuối chương IV
1.000+ -
Toán 8 Luyện tập chung trang 62
1.000+ -
Toán 8 Bài tập cuối chương I
5.000+ -
Toán 8 Bài 12: Hình bình hành
1.000+ -
Toán 8 Bài 4: Phép nhân đa thức
1.000+