Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Văn 10 KNTT, CTST, Cánh diều (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương cuối kì 2 Văn 10 tóm tắt kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 2 kèm theo các đề minh họa tự luyện.
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2025 được biên soạn theo cấu trúc mới gồm 4 điểm đọc hiểu + 6 điểm tập làm văn. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2025 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Toán 10.
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2025 (Cấu trúc mới)
- 1. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2025
- 2. Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Văn 10 Cánh diều năm 2025
- 3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2025
1. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2025
SỞ GD&ĐT …….. TRƯỜNG THPT……………. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 |
BÀI 6: NGUYỄN TRÃI CÒN DÀNH ĐỂ CHỢ DÂN NÀY
A.LÝ THUYẾT
* Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a.Mở bài: Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận, gây ấn tượng với người đọc
b.Thân bài:
- Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội
- Trình bày được quan điểm của cá nhân về vấn đề nghị luận
- Trình bày những cơ sở về nhận thức và thực tiễn
- Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng đề chứng minh quan điểm và thuyết phục người đọc người nghe đồng tình.
c.Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội vừa bàn luận
- Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề đó.
B.LUYỆN ĐỀ
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau:
Đề 1
NHÀN
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Một mai[1], một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai[2] vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây[3], ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao[4] .
(Theo Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 129)
[1] Mai: Dụng cụ đào đất, xắn đất.
[2] Dầu ai: Mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).
[3] Cội cây: Gốc cây
[4] Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uông rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
Thực hiện yêu cầu :
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?
Câu 3: Hai câu thơ sau cho ta hiểu điều gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Câu 4: Cách nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm về công danh, phú quý trong hai câu kết được thể hiện như thế nào?
Câu 5: Nhận xét về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ.
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Em hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ như thế nào? Hãy viết bài văn khoảng (150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)?
Câu 2: (4,0 điểm): Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về cách ứng xử trên không gian mạng.
BÀI 7: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
A. LÝ THUYẾT
* Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
2.Thân bài:
- Khái quát về chủ đề của truyện
- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu, mối liên hệ giữa các nhân vật
- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện
- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với đời sống
3.Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề
B.LUYỆN ĐỀ
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ANH BÉO VÀ ANH GẦY
Hai người bạn cũ gặp nhau trên sân ga. Một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy vừa mới xuống tàu,lỉnh kỉnh hành lý, người toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh gầy là cô vợ gầy gò và một cậu con trai cao lêu nghêu.
- Porpphiri đấy ứ? - Anh béo kêu lên - Đúng là bạn thân mến của tôi! Ôi, biết bao lâu chúng mình không gặp nhau…
- Trời, Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! - Anh gầy sững sốt, mừng rỡ.
Hai người bạn ôm hôn nhau đến ba lần, mắt rưng rưng, chăm chú nhìn nhau.
- Mình quả thật không ngờ - anh gầy lên tiếng. Nào, cậu thẳng người, mình xem nào. Ôi, trông cậu vẫn đẹp trai, vẫn lịch thiệp như xưa. À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi…Đây, vợ mình đây! Còn đây là con trai mình. Này con, đây là bạn hồi học phổ thông với bố đấy!
Khi cậu con trai bỏ mũ ra chào, anh gầy nói tiếp:
- Bác là bạn cùng học với bố đấy!
- Anh gầy quay sang bạn
- À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtơrát Ba vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một quyển sách; còn mình thì chúng gọi Ephian Bốn vì mình hay mách...Dạo ấy mình trẻ con thật! - anh gầy lại nói với con trai
- Đừng sợ con! Con lại gần bác thêm chút nữa nào! Còn đây là vợ mình…
- Bây giờ anh sống ra sao? Làm ở đâu? Thành đạt rồi chớ?
- Mình cũng đi làm. Hai năm nay là nhân viên bậc 8, cũng được mề đay hạng năm. Vợ mình dạy nhạc. Mình còn làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm, mình bán 1 rúp 1 cái. Cũng cố sống tàm tạm cậu ạ. Trước đây mình làm ở cục, giờ mình được chuyển về đây, được thăng lên 1 bậc. Còn cậu sao rồi? Chắc là viên chức cỡ bậc 5 rồi chớ, phải không?- Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa. Mình là viên chức bậc 3 có hai mề đay của nhà nước.
Anh gầy bỗng tái mặt, ngây người ra, nhưng lát sau thì toét miệng cười, mắt sáng lên, toàn thân lại co rúm, so vai rụt cổ, khúm núm:
- Dạ, bẩm quan trên… tôi… tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn… nghĩa là bạn từ nhỏ, thế rồi, bỗng nhiên bạn làm chức to thế…
Anh béo cau mặt:
- Cậu nói gì thế? Sao cậu lại nói cái giọng đó? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ mà, việc gì cậu lại giở cái giọng quan chức thế?Anh gầy cười hì hì:
- Dạ, bẩm quan… Quan lớn dạy gì ạ? - anh gầy càng rúm ró - quan lớn chiếu cố cho như thế này, kẻ bần dân này đội ơn lắm lắm. Dạ, bẩm quan lớn, thưa đây là con trai tôi, Naphanain… và đây là vợ tôi, Luida.
Anh béo bực mình định quở trách thêm. Tuy nhiên khi nhận thấy trên mặt anh gầy toát ra vẻ nô lệ kính cẩn đến mức làm cho anh béo vừa thất vọng vừa buồn nôn. Anh béo vội ngoảnh mặt đi và đưa tay chào từ biệt anh gầy.
Anh gầy sung sướng nắm mấy ngón tay anh béo, cúi gập người xuống chào, cười hì hì. Cả vợ và con anh gầy cũng ngạc nhiên đầy thú vị.
(Tuyển tập truyện ngắn của Sê – khốp)
Cây 1: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Tại sao anh gầy “bỗng tái mặt, ngây người ra, nhưng lát sau thì toét miệng cười, mắt sáng lên, toàn thân lại co rúm, so vai rụt cổ, khúm núm”?
Câu 3: Chủ đề của truyện ngắn trên là gì?
Câu 4: Sự khác biệt giữa anh béo và anh gầy được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu 5: Chi tiết “Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó” gợi tả điều gì? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó.
II.PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) về sự tử tế.
Câu 2(4,0 điểm): Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá hình tượng hai nhân vật “anh béo” và “anh gầy” trong tác phẩm Anh béo và anh gầy của Sê – khốp.
.................
Tải file về để xem thêm Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
2. Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Văn 10 Cánh diều năm 2025
TRƯỜNG THPT ……….. BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10 |
I. Kiến thức cơ bản cần nắm
Bài 7: Thơ tự do | Bài 8: Văn nghị luận |
ĐỌC | |
- Thơ tự do không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần… có phân dòng; gắn liền với nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ - Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ… trong bài thơ - Hình ảnh hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ và các biện pháp tu từ gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đời sống thông qua các giác quan; giúp nhà thơ truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ… - Cảm hứng chủ đạo là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. | - Luận đề: quan điểm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của bài viết - Luận điểm nhằm triển khai làm rõ cho luận đề - Cách sắp xếp, trình bày các yếu tố trên thể hiện bố cục và trình tự, thứ bậc của hệ thống ý trong bài nghị luận, giúp cho bài viết rõ ràng, mạch lạc |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | |
Phân tích được giá trị của một số biện pháp tu từ đã học. | Nhận biết, phân tích và sửa lỗi về tính mạch lạc, tính liên kết của đoạn văn và văn bản. |
VIẾT | |
Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một khía cạnh của tác phẩm thơ. | Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong truyện. |
NÓI VÀ NGHE | |
Biết giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ. | Biết giới thiệu, đánh giá, thuyết trình về vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. |
B. Cấu trúc đề thi học kì 2 Ngữ văn 10
I. Đọc hiểu (4.0 điểm)
- Hình thức: trả lời câu hỏi ngắn
- Nội dung:
+ Văn bản thuộc thể loại văn bản truyện, thơ tự do,…
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, nhan đề, ý nghĩa hình ảnh, chi tiết…
II. Viết (6.0 điểm)
- Hình thức tự luận.
- Nội dung:
+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ tự do (phân tích, đánh giá các yếu tố nội dung như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng… các yếu tố nghệ thuật: thể loại, nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ, bút pháp nghệ thuật…)
+ Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện ngắn hoặc đoạn trích trong tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (nhân vật, tình huống, chi tiết đặc sắc…)
C. Đề thi minh họa
A. ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(Truyện ngắn Ga xép kể về cuộc đời ông Lãng. Ông sống trong một ngôi nhà có từ đời ông nội, chứng kiến sự mất tích bí ẩn của cha, sự chờ đợi mỏi mòn của mẹ, hành động hi sinh của em trai. 16 tuổi ông đi lính, rồi trở thành một nhà báo, cuối đời lại quay về sống trong ngôi nhà cũ với ám ảnh về linh hồn người cha và kí ức về mẹ. Ông Lãng có hai đứa con gái học giỏi, ngoan ngoãn, nhưng chúng khiến ông vô vọng vì đều lấy chồng ngoại quốc và theo chồng xa xứ. Mải chạy theo tình yêu, chúng đã không cảm nhận được nỗi cô đơn của cha khi phá cái nhà cũ, xây cho ông “một ngôi nhà sặc sỡ kiểu kì quặc” và “rải tiền lo cho ông”…) […] Ông đã đi quá nhiều. Có lẽ lỗi do ông đi nhiều. Ông đã dựa vào người em ruột, liệt
sĩ thời chống Pháp để lí lịch của ông qua được cái cửa khẩu khó nhất để hành nghề, để đi. Bao nhiêu những bâng khuâng ở phương trời xa lạ. Một lần, ở hành lang khách sạn gần vùng Si-bê-ri, một thiếu nữ làm quen với ông. Khi chia tay, nàng ghi cho ông cái địa chỉ bằng tiếng
Nga quê nàng ở thượng nguồn sông Amua, phần chảy qua nước Nga vĩ đại. Cho đến bây giờ ông vẫn cảm thấy chống chếnh khi nghĩ tới cái làng nào đấy ở bên sông Amua. Làm sao ông có thể đến được con sông ấy. Nó ở đâu, cái làng như hạt bụi trên vùng đất bao la? Sau chiến tranh, ông đi khắp nơi. Tận một hòn đảo xa tít ngoài Thái Bình Dương, ông cũng gặp người Việt. Trong một ngôi làng hẻo lánh gần rừng Amazôn, một người đàn ông đón xe của ông đi qua. Đôi mày lưỡi mác đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, đôi mắt nhỏ xếch như hai sợi chỉ trên gò má cao đỏ bầm. Một người Việt Nam chính hiệu ra đi từ những năm năm mười. Giọt nước mắt của con người lưu lạc đó nhỏ vào bàn tay ông, khi ông nắm tay anh ta. Anh ta quên cả tiếng Việt rồi. Đằng sau anh ta là một người đàn bà da đỏ có hai gò má như tạc bằng đất sét. Ông thương những con người đơn lẻ phải thích nghi với xứ người. Nhưng một lần tới New York, vô tình ông rẽ ngoặt sang phía khác khi thấy người Việt đi tới. Ông lúng túng không muốn đối thoại. Cái quả bom của chiến tranh nhiều phía đã nổ tung đất nước ông. Những con người tung tóe khắp hành tinh, mang theo những hận thù, để lại nhiều nghi kị.
Bất hạnh thay một xứ sở trong đó người ta chẳng được ở yên một chỗ. Sinh con đẻ cái trong một mái nhà, già đi và chết trong mái nhà ấy, với những đồ vật “hai mươi năm vẫn chạy tốt”.
Ông nói với mấy đứa con cái ý nghĩ về mái nhà, về vùng đất. Hai đứa đều cười. Thượng đế sinh ra con người trên mặt đất. Cũng cây cỏ ấy, cũng mặt trời ấy. Ai muốn sống ở đâu thì sống. Tổ quốc là Trái đất này. Cha già rồi, cha nghĩ những điều cạn hẹp. Chúng con như cái áo phông cái quần bò. Ở đâu có người ở đó sống tốt. Lúc này cả trái đất đều mặc áo phông quần bò. Biên giới sẽ chẳng còn ý nghĩa gì đâu cha.
Ông lặng thinh. Chúng nó có lí của chúng nó. Nhưng chúng nó đặt ông vào trào lưu áo phông quần bò của chúng, chúng thực sự tàn nhẫn. Chúng đang giết ông khi chúng phá cái nhà cũ của ông, chúng xách va-li ra đi khi cái chết đang vỗ cánh trên đầu ông.
Ông ngủ lơ mơ trong cái giường đệm với những chồng gối cao xa lạ trong ngôi nhà mới. Một cái bóng sượt qua mặt ông, có thực, không phải cảm giác. Và một tiếng rên đau đớn, ông nghe rõ.
Ông ngồi bật dậy bất giác kêu lên: Cha ơi! Nhưng tất cả lại tĩnh lặng.*
Dạo hai đứa con mới đi theo tình yêu, ông ở lại ngôi nhà một tầng cũ đến nỗi khi mưa lâu mái ngói bốc lên mùi rêu ẩm ướt. Ông đi chơi với mấy người bạn già, ông về cái nhà rêu mốc ông an tâm, ngồi uống nước trà, đọc những cuốn sách đã cũ. Ông chờ đợi những đứa con trở về. Những con người đã chết, chủ nhân đích thực của ngôi nhà cũng thấy yên ổn khi ẩn nấp sau những bức bàn, sau cái tủ gỗ từ đầu thế kỉ. Ông ở trong ngôi nhà, đêm đêm cảm thấy có nhiều đôi mắt âu yếm dõi theo. Ông sống với những linh hồn, và chờ đợi…
Cái thời ông mặc chiếc quần sooc nhỏ xíu, cởi trần cùng thằng em trèo lên cây sấu trước cửa rung cành cho sấu chín rụng lộp bộp trên mái ngói, là thời người ta thấy có lí khi sinh ra đời. Cái thời thanh bình ấy chỉ là khoảnh khức. Ông không hề thấy đợi mình thanh bình. Lúc nào cũng có cái gì đó đập vào tai: tiếng còi hụ bảo máy bay, tiếng bom xé màng tai, tiếng kêu gọi tản cư, kêu gọi lên đường, kêu gọi tẩy chay ai đó, tuyên dương ai đó, tiếng loa báo những chuyến tàu chạy ở nhà ga, tiếng mẹ ông giục: nhanh nhanh lên các con! Đời của một người Việt đầy ắp những âm thanh hối hải. Cuộc sống như chuyến tàu chợ, hành lí nhặt nhạnh tạm bợ, mặt mũi bơ phờ. Chuyến tàu đôi khi dừng ở ga xép cho người ta xuống xả hơi tí chút. Trong cái ga xép ấy là một thoáng bình yên như không có thực. Người ta làm một mái nhà, trồng một vụ rau, cưới vợ cho con, có một đứa cháu, có một chút kỉ niệm… Rồi lại bỏ lại tất cả, lên một con tàu chạy không có chỗ đỗ dừng cố định. Nhưng lạ thay, ông thường xuyên quên hẳn tiếng rin rít của bánh xe nghiến trên đường sắt số mệnh. Sự bình yên ít ỏi ở những ga xép sống mãnh liệt hơn sự hãi hùng.
(Trích Ga xép, Lê Minh Khuê, Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay, Đoàn Ánh Dương tuyển chọn và giới thiệu, NXB Phụ nữ, 2013, tr.139 – 153)
Chú thích:
Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn tiêu biểu của thời kì đổi mới. Truyện của bà thiên về cuộc sống đời thường, có khả năng bao quát và gợi ra nhiều suy ngẫm về nhân sinh, thế sự với nghệ thuật trần thuật đa dạng, sử dụng linh hoạt những điểm nhìn khác nhau…
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra 02 dấu hiệu của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết tên những “phương trời xa lạ” khiến nhân vật ông Lãng “bâng khuâng”.
Câu 3: Theo anh/ chị tại sao khi nghe quan điểm của các con về ngôi nhà và Tổ quốc, ông Lãng lại suy nghĩ: Chúng nó có lí của chúng nó. Nhưng chúng nó đặt ông vào trào lưu áo phông quần bò của chúng, chúng thực sự tàn nhẫn. Chúng đang giết ông khi chúng phá cái nhà cũ của ông, chúng xách va-li ra đi khi cái chết đang vỗ cánh trên đầu ông.
.............
Tải file về để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Văn 10 Cánh diều
3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2025
TRƯỜNG THPT ……….. BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10 |
A. PHẦN KIẾN THỨC
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN
1. Thơ
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Chiếc lá đầu tiên | Hoàng Nhuận Cầm | Thơ tự do | - Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm. . . và cả tình yêu đầu tiên của mình) - Tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên. | - Từ ngữ bộc lộ cảm xúc - Câu đặc biệt |
Tây Tiến | Quang Dũng | Thơ tự do | - Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc - Vẻ đẹp người lính Tây Tiến - Nỗi nhớ trong lòng tác giả | - Nghệ thuật trùng điệp, phối thanh trong thơ tự do - Sử dụng biện pháp tu từ |
Nắng mới | Lưu Trọng Lư | Thơ thất ngôn | Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết | - Thể thơ thất ngôn - Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ |
Xuân về | Nguyễn Bính | Thơ tự do | - Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. | - Từ ngữ gợi tả gợi cảm - Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi |
Đất nước | Nguyễn Đình Thi | Thơ tự do | - Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ. - Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn. | - Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo. - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. |
2. Truyện
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Dưới bóng hoàng lan | Thạch Lam | Truyện ngắn | - Vẻ đẹp yên bình ở làng quê - Tâm hồn tinh tế của Thanh và tình yêu quê hương của nhân vật | - Truyện không có cốt truyện - Đặc tả tâm lí nhân vật - Văn xuôi giàu chất thơ |
Đất rừng phương Nam | Đoàn Giỏi | Tiểu thuyết | - Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh - Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh | - Nghệ thuật miêu tả đặc sặc - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật |
Giang | Bảo Ninh | Truyện ngắn | Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc | - Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng - Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc |
Buổi học cuối cùng | An-phông-xơ Đô-đê | Truyện ngắn | - Thể hiện lòng yêu nước của người dân Pháp khi đất nước có chiến tranh - Phản ánh thực trạng đất nước Pháp thế kỉ XIX | - Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, phong phú - Ngôn ngữ truyện gần gũi, chân thành |
3. Văn nghị luận
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Cáo | - Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh - Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | - Nghệ thuật chính luận hùng hồn - Cảm hứng trữ tình sâu sắc |
Thư lại dụ Vương Thông | Nguyễn Trãi | Thư từ | Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta | Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | - Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn - Hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau | - Áng văn chính luận xuất sắc - Lập luận chặt chẽ, sắc bén. - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu. - Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ |
Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước | Nguyễn Hữu Sơn | Văn nghị luận | - Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ - Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt | - Lập luận chặt chẽ, chi tiết - Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo |
Tôi có một giấc mơ | Mác-tin Lu-thơ Kinh | Văn nghị luận | - Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen - Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. | - Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục |
4. Thơ đường luật
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bảo kính cảnh giới | Nguyễn Trãi | Thơ nôm Đường luật | - Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm. - Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả. | - Cách ngắt nhịp đặc biệt. - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, biểu cảm |
Dục Thúy Sơn | Nguyễn Trãi | Thơ Đường luật | - Ca ngơi cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý - Nỗi cảm hoài của Ức Trai | - Tả cảnh ngụ tình - Hình ảnh thơ mĩ lệ - Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Lỗi về trật tự từ trong câu và cách sửa
- Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu câu tiéng Việt. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai lô-gich hoặc ko diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.
- Cách sửa:
+ Sắp xếp lại trật tự từ để diễn đạt đúng nội dung muốn thể hiện
+ Sắp xếp lại trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động
2. Lỗi dùng từ Hán Việt
- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
3. Biện pháp tu từ chêm xen
- Chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc được đặt trong ngoặc đơn.
4. Biện pháp tu từ liệt kê
- Liệt kê là biện pháp sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,. . )
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
b. Thân bài:
- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình
- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi)
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm
- Có lý lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề tác phẩm
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
2. Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm
a. Mở bài:
- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ
- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận
b. Thân bài:
- Trình bày tác hại của thói quen, quan niệm cần từ bỏ
- Trình bày lợi ích của việc bỏ thói quen/quan niệm
- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen, quan niệm
- Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ, dẫn chứng
c. Kết bài:
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm
- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục
3. Viết bài luận về bản thân
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát đặc điểm của bản thân sẽ triển khai trong bài viết
b. Thân bài:
- Nêu được mục đích của bài viết
- Phân tích được các đặc điểm tiêu biểu của bản thân
- Đưa ra được những bằng chứng thuyết phục để làm rõ từng đặc điểm của bản thân
- Đưa ra các thông tin xác thực, đáng tin cậy
c. Kết bài:
- Khẳng định lại đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân
- Nêu thông điệp có ý nghĩa
B. PHẦN THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
I. Phần đọc hiểu (4 điểm)
Đọc ngữ liệu dưới đây rồi trả lời các câu hỏi:
"Người theo hương hoa mây mù giăng lối
Làn sương khói phôi phai đưa bước ai xa rồi
Đơn côi mình ta vấn vương hồi ức trong men say chiều mưa buồn
Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi
Đường xưa nơi cố nhân từ giã biệt li, cánh hoa rụng rơi
Phận duyên mong manh rẽ lối trong mơ ngày tương phùng.
Tiếng khóc cuốn theo làn gió bay
Thuyền ai qua sông lỡ quên vớt ánh trăng tàn nơi này
Trống vắng bóng ai dần hao gầy.
Lòng ta xin nguyện khắc ghi trong tim tình nồng mê say
Mặc cho tóc mây vương lên đôi môi cay
Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời
Ta lạc trôi giữa trời".
(Trích lời bài hát Lạc Trôi – Sơn Tùng MTP)
Câu 1: (1 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên?
Câu 2: (1 điểm): Hãy chỉ ra các từ Hán Việt được sử dụng trong 6 câu đầu?
Câu 3: (1 điểm): Từ lạc trôi trong ngữ liệu có nghĩa là gì? Vì sao tác giả lại cho rằng “Ta lạc trôi giữa đời/ ta lạc trôi giữa trời”?
Câu 4: (1 điểm) Qua ngữ liệu trên tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì cho người đọc?
II. Phần làm văn (6 điểm)
Phân tích hình tượng chủ tướng Trần Quốc Tuấn và lòng yêu nước của ông trong tác phẩm Hịch tướng sĩ.
.................
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
