Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 10 (Có đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.

TOP 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024

1. Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 -2024

Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm)

Câu 1. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là

A. cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. cơ quan lập pháp, lập hiến, tư pháp.
C. cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ.
D. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Câu 2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội và Chính phủ.
D. Quốc hội và Mặt trận tổ quốc.

Câu 3. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước được bầu ra từ đâu?

A. Trong số đại biểu Quốc hội.
B. Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Trong các Bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Trong các tổ chức Đảng.

Câu 4. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bằng các hoạt động của mình, cơ quan nào sau đây đã đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội?

A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Tòa án nhân dân.

Câu 5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí

A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước.
C. hoạt động của các thành phần kinh tế.
D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên.

Câu 6. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của

A. các đoàn viên và hội viên.
B. đội ngũ cán bộ công chức.
C. những người dân tộc thiểu số.
D. những gia đình chính sách.

Câu 7. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 8. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.
B. Tính đa nguyên chính trị.
C. Tính độc tôn về chính trị.
D. Tính thống nhất về chính trị.

Câu 9. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước?

A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Tập trung dân chủ.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng

A. Hiến pháp và pháp luật.
B. quyền lực của nhà nước.
C. cơ cấu tổ chức bộ máy.
D. lực lượng quân đội, công an.

Câu 11. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tính quyền lực.
B. tính giai cấp.
C. tính toàn dân.
D. tính dân chủ.

Câu 12. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tính nhân dân.
B. tính công bằng.
C. tính toàn dân.
D. tính dân chủ.

Câu 13. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính quyền lực.
B. Tính nhân dân.
C. Tính pháp quyền.
D. Tính thống nhất.

Câu 14. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dụng này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính nhân dân.
B. Tính quyền lực.
C. Tính pháp quyền.
D. Tính thống nhất.

Câu 15. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính pháp quyền.
B. Tính quyền lực.
C. Tính nhân dân.
D. Tính thống nhất.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của Quốc hội?

A. Công bố luật.
B. Lập hiến, lập pháp.
C. Sửa đổi Hiến pháp.
D. Bổ sung Hiến pháp.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ

A. hội nghị và quyết định theo đa số.
B. hội nghị và Chủ tịch Quốc hội quyết định.
C. hội nghị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
D. hội nghị và quyết định theo người đứng đầu.

Câu 18. Cơ quan nào ở nước ta thực hiện quyền hành pháp?

A. Chính Phủ.
B. Quốc hội.
C. Chủ tịch nước.
D. Tòa án nhân dân.

Câu 19. Xét về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không có

A. đoàn đại biểu Quốc hội.
B. chủ tịch Quốc hội.
C. các phó chủ tịch Quốc hội.
D. các ủy viên.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của

A. Chủ tịch nước.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Câu 21. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước. Nội dung này thể hiện chức năng nào sau đây của Quốc hội?

A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Sử đổi, bổ sung Hiến pháp và luật.
C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.

Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của Chính phủ?

A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Ban hành các chính sách cụ thể theo thẩm quyền.
C. Tổ chức thực hiện pháp luật.
D. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

Câu 23. Cơ quan nào ở nước ta thực hành quyền công tố?

A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Tòa án nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân.
D. Công an nhân dân.

Câu 24. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. kiểm sát hoạt động hành pháp.
C. kiểm sát hoạt động lập pháp.
D. kiểm sát hoạt động của nhân dân.

Câu 25. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. thực hành quyền công tố.
B. kiểm sát hoạt động mọi cơ quan.
C. kiểm sát các hoạt động kinh doanh.
D. kiểm sát các công việc của Tòa án.

Câu 26. Theo quy định pháp luật, tất cả các Viện kiểm sát đều do ai lãnh đạo?

A. Viện trưởng
B. Chánh án.
C. Quốc hội.
D. Thủ tướng.

Câu 27. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.
B. Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự.
C. Viện kiểm sát có quyền xét xử một số vụ án.
D. Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không thể hiện chức năng của Viện kiểm sát?

A. Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình.
B. Khởi tố bị can, truy tố bị can ra trước tòa án.
C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa.
D. Kiểm sát việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (02 câu – 3,0 điểm)

Câu 1: (02 điểm) N là học sinh lớp 10. N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết
có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.

a) Em đồng tình với hành vi của N hay không? Vì sao?

b) Em hãy nêu những việc học sinh nên làm để góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam vững mạnh.

Câu 2 ( 01 điểm): Có quan điểm cho rằng: Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?

……

1.2 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánAAAAAAAAAA
Câu11121314151617181920
Đáp ánAAAAAAAAAA
Câu2122232425262728
Đáp ánAAAAAAAA

II. PHẦN TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

- Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước

- Những việc học sinh nên làm:

+ Tham gia tuyên truyền pháp luật tại địa phương;

+ Tuân thủ những quy định pháp luật về mọi mặt đời sống;

+ Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề ở địa phương;

+ Tham gia các hoạt động công tác xã hội do địa phương phát động;

+ Khuyên người thân tuân thủ những quyết định của nhà nước;

+ Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

- Đồng tình.

- Vì: nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

0,5 điểm 0,5 điểm

2. Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 -2024

Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 2. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?

A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.
B. Cộng hòa hỗn hợp.
C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Nhà nước.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. cá nhân.
B. công.
C. riêng.
D. đi kèm.

Câu 7. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. ngang bộ.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.
B. Hành chính nhà nước.
C. Kiểm sát nhà nước.
D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 9. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào sau đây?

A. Nhân dân.
B. Đảng viên.
C. Nhà nước.
D. Tòa án.

Câu 11. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức

A. đại biểu cao nhất của Nhân dân.
B. đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
C. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.
D. quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.

Câu 12. Với các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng, Đảng sẽ lãnh đạo theo tính chất

A. trực tiếp và tuyệt đối.
B. gián tiếp và luân chuyển.
C. trực tiếp và luân chuyển.
D. gián tiếp và tuyệt đối.

Câu 13. Trong tổ chức và hoạt động, tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo

A. sự lãnh đạo của Đảng.
B. nghị định của Chính phủ.
C. quy định của Nhà nước.
D. thông tư của bộ công an.

Câu 14. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thuộc về

A. nhân dân.
B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. đảng viên.

Câu 15. Nguyên tắc thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc

A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. tập trung dân chủ.
C. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 16. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ là nguyên tắc

A. đảm bảo lãnh đạo của Đảng.
B. pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. tập trung dân chủ.
D. quyền lực nhân dân.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo

A. chế độ hữu nghị, tập thể.
B. chế độ quyết định theo lãnh đạo.
C. chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
D. chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.

Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là

A. kì họp.
B. phiên họp.
C. tố tụng.
D. công tố.

Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kì họp?

A. 2 kì.
B. 3 kì.
C. 1 kì.
D. 4 kì.

Câu 20. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 21. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm

A. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát cấp tỉnh.
B. Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát Trung ương.
C. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
D. Viện kiểm sát chuyên trách và Viện kiểm sát quân sự.

Câu 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp?

A. Bốn.
B. Năm.
C. Ba.
D. Hai

Câu 23. Cơ quan nào dưới đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?

A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Quốc hội.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?

A. Sở Nội vụ.
B. Uỷ ban Dân tộc.
C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Tính thống nhất và tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:

a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.

b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.

Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-A

6-B

7-A

8-A

9-D

10-A

11-C

12-A

13-A

14-A

15-A

16-C

17-C

18-A

19-A

20-A

21-C

22-A

23-C

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Tính thống nhất: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

- Tính nhân dân: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi của anh T là sai, vì vi phạm nguyên tắc bầu cử, không công bằng với những ứng viên xứng đáng.

b. Hành vi của cán bộ xã A là đúng vì đảm bảo tính dân chủ cho người dân trên địa bàn.

Ma trận đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

1

1

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm