Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Sinh học 10 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 9 trang tóm tắt kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức 2025 (Cấu trúc mới)
TRƯỜNG THPT……… TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------ba------------
| ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2024 - 2025 Môn: SINH HỌC 10 SÁCH KNTTVCS Thời gian làm bài: 45 phút |
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT, KTCB
Chương 6. SINH HỌC VI SINH VẬT
I. Khái quát về vi sinh vật
- Khái niệm: VSV là nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, gồm VSV nhân sơ (vi khuẩn, Archaea) và VSV nhân thực (vi tảo, vi nấm, NS động vật)
- Phân loại các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng; hóa tự dưỡng; quang dị dưỡng; hóa dị dưỡng
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp phân lập và nuôi vi sinh vật.
II. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Tổng hợp ( quá trình đồng hóa): tế bào sử dụng năng lượng để liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết.
- Phân giải: VSV tiết enzim phân giải các chất hữu cơ phức tạp trong môi trường thành các chất đơn giản rồi hấp thụ vào tế bào, một phần chất này được tiếp tục phân giải theo kiểu hô hấp hay lên men.
III. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
- Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.
+ Môi trường nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát; Pha luỹ thừa; Pha cân bằng; Pha suy vong
+ Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy. Trong môi trường nuôi cấy liên tục, mật độ vi khuẩn trong quần thể được giữ ở mức tối ưu để cho năng suất phẩm chất cao nhất.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: chất dinh dưỡng, yếu tố sinh trưởng, nhiệt độ, độ ẩm, độ PH, ánh sáng, chất ức chế (chất kháng sinh ..)
III. Sinh sản ở vi sinh vật
- Phân đôi.
- Nảy chồi.
- Sinh sản bằng bào tử ( vô tính hoặc hữu tính)
IV. Vai trò của vi sinh vật và ứng dụng
- Vai trò của vi sinh vật: đối với tự nhiên, đối với con người
- Một số ứng dụng của VSV: trong nông nghiệp, trong chế biến thực phẩm, trong y dược, trong xử lí chất thải
- Một số thành tựu và triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai
B. LUYỆN TẬP:
Phần 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I. Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Câu 1. Vi sinh vật được chia thành các nhóm:
A. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực
B. Vi khuẩn, nấm, và tảo
C. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
D. Chỉ có một nhóm vi sinh vật nhân sơ
Câu 2. Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng hơn rất nhiều so với những nhóm sinh vật khác nhờ đặc điểm nào?
A. Vì có kiểu dinh dưỡng đặc trưng là quang tự dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh trưởng và sinh sản nhanh, vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
B. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh trưởng và sinh sản chậm, vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
C. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh trưởng và sinh sản nhanh, vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
D. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất chậm, quá trình sinh trưởng và sinh sản nhanh, vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
Câu 3. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn lam
B. Tảo đơn bào
C. Nấm rơm
D. Trùng biến hình
Câu 4. Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là không đúng
A. Có kích thước nhỏ
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào
C. Đều có khả năng tự dưỡng
D. Sinh trưởng nhanh
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Câu 6. Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Câu 7. Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, photpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Câu 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là chính xác khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?
1) vi sinh vật sinh tổng hợp protease để phân giải protein
2) vi sinh vật dùng amino acid để tổng hợp protein mới
3) vi sinh vật phân giải amino acid thành năng lượng
4) vi sinh vật khử amino acid thành chất vô cơ thải ra môi trường
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxygen hóa lưu huỳnh thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Quang dị dưỡng.
B. Hóa tự dưỡng.
C. Hóa dị dưỡng.
D. Quang tự dưỡng.
Câu 10. Dựa trên nguồn năng lượng và cácbon, người ta xếp động vật nguyên sinh thuộc kiểu dinh dưỡng nào?
A. Hoá tự dưỡng.
B. Quang tự dưỡng.
C. Hoá dị dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
Câu 11. Một quần thể nấm men bia có 50 con ở nhiệt độ 30 độ, có thời gian phân chia là 2 giờ. Hỏi sao bao lâu thì quần thể có số lượng là 400 con?
A. 120 phút.
B. 360 phút.
C. 150 phút.
D. 100 phút.
Câu 12. Sinh sản bằng cách tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ. Gặp ở?
A. Trùng roi.
B. Trùng giày.
C. Nấm men bia.
D. Nấm sợi.
Câu 13. Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản của vi sinh vật nhân thực là:
A. Bản chất của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân
B. Chồi con có thể sống đính liền với cơ thể mẹ trong hình thức nảy chồi.
C. Tảo đơn bào có thể vừa sinh sản vô tính, vừa sinh sản hữu tính
D. Trùng roi sinh sản bằng bào tử trần
Câu 14. Khi thực hành lên men lactic, cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm nào.
Có bao nhiêu đáp án đúng?
I. Sữa chua vinamilk.
II. Sữa đặc có đường.
III. Thìa, cốc đong, cốc đựng.
IV. Ấm nước nóng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
................
II. Câu hỏi TNKQ Đúng – Sai
Câu 1. Tảo xoắn Spirulina là một loại tảo màu xanh lam mà mọi người có thể dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Mọi người coi tảo xoắn là một siêu thực phẩm do hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời và lợi ích sức khỏe của nó mang lại. Tảo xoắn có hàm lượng protein và vitamin cao, do đó tảo xoắn trở thành một chất bổ sung chế độ ăn uống tuyệt vời cho những người ăn chay. Nguồn ảnh: Vinmec.
Trong các phát biểu dưới đây về tảo xoắn Spirulina, xác định phát biểu đúng hay sai?
A. Tảo xoắn Spirulina thuộc nhóm vi sinh vật.
B. Tảo xoắn Spirulina không có khả năng tổng hợp protein.
C. Ứng dụng làm thực phẩm của tảo xoắn Spirulina là dựa trên khả năng sản xuất sinh khối của chúng.
D. Quá trình tổng hợp của chúng tạo ra thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
Câu 2. Trong công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm hiện nay, bột ngọt (mì chính) là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng khá rộng rãi. Người ta áp dụng công nghệ vi sinh dùng vi khuẩn đột biến Corynebacterium Glutamicum để trước hết tạo ra glutamic acid, sau đó dùng NaOH ở nồng độ cao sản xuất ra bột ngọt (muối natri glutamat).
Nguồn ảnh: Viện y học ứng dụng Việt Nam
Trong các phát biểu sau đây, xác định phát biểu đúng hay sai?
A. Corynebacterium Glutamicum thuộc nhóm vi sinh vật.
B. Corynebacterium Glutamicum có khả năng tổng hợp amino acid.
C. Corynebacterium Glutamicum được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất ra bột ngọt (mì chính).
D. Bột ngọt (mì chính) là ứng dụng của khả năng sản xuất ra sinh khối của Corynebacterium Glutamicum.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 10
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
