Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra học kì 2 Địa 10 sách KNTT, CTST, CD
Bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 năm 2023 - 2024 bao gồm 10 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 10 đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10.
Bộ đề thi học kì 2 Địa lí 10 năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Cánh diều
1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Địa lí 10 Thời gian làm bài: ...... phút, không kể thời gian giao đề (Học sinh làm bài trực tiếp vào tờ đề thi) |
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 Điểm)
Câu 1: Ngành kinh tế nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ?
A. Du lịch.
B. Thương mại.
C. Xây dựng.
D. Giao thông vận tải.
Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng về cơ cấu kinh tế?
A. Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mỗi quốc gia tăng trưởng nhanh.
B. Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
C. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng.
D. Cơ cấu kinh tế có tính bất biến theo thời gian, không thay đổi trong không gian.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?
A. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.
Câu 4: Cơ cấu theo ngành phản ánh
A. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
B. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.
C. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.
D. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.
Câu 5: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của
A. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
B. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
C. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.
D. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.
Câu 6: Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?
A. Chè.
B. Củ cải đường.
C. Cao su.
D. Bông.
Câu 7: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi
A. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.
B. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
C. sản phẩm của ngành thuỷ sản.
D. các đồng cỏ tự nhiên.
Câu 8: Cây lương thực bao gồm có những loại cây nào?
A. Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
B. Lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
C. Lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
D. Lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.
Câu 9: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào
A. điều kiện khí hậu, nguồn nước.
B. kinh nghiệm trong sản xuất.
C. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.
D. công nghiệp chế biến thức ăn.
Câu 10: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ nào?
A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.
Câu 11: Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
B. Nhiệt ẩm rất cao và theo mùa.
C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 12: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa dạng khí hậu như thế nào?
A. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
B. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
C. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
Câu 13: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?
A. Mía, đậu tương.
B. Đậu tương, củ cải đường.
C. Củ cải đường, chè.
D. Chè, đậu tương.
Câu 14: Cây mía ưa loại đất nào sau đây?
A. Phù sa cổ.
B. Phù sa mới.
C. Đất đen.
D. Đất ba dan.
Câu 15: Cây cao su cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
Câu 16: Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?
A. Mía.
B. Cà phê.
C. Cao su.
D. Củ cải đường.
Câu 17: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là
A. bán chuồng trại.
B. tập trung công nghiệp.
C. chăn thả.
D. chuồng trại.
Câu 18: Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A. Độ nhiệt ẩm.
B. Nguồn nước tưới.
C. Diện tích đất.
D. Chất lượng đất.
Câu 19: Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn nước tưới.
B. Diện tích đất.
C. Chất lượng đất.
D. Độ nhiệt ẩm.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?
A. Cơ cấu vật nuôi.
B. Mức độ thâm canh.
C. Quy mô sản xuất.
D. Tổ chức lãnh thổ.
Câu 21: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?
A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
D. Cung cấp lương thực cho con người.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
Câu 23: Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.
D. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.
Câu 24: Tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp là
A. khí hậu.
B. sông ngòi.
C. đất trồng.
D. địa hình.
II. TỰ LUẬN (4 Điểm)
Câu 1 (2,5 điểm). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10
I. Trắc nghiệm
Mỗi câu 0,25 điểm
1-C | 2-D | 3-C | 4-D | 5-A | 6-D | 7-B | 8A |
9-D | 10-C | 11-A | 12-C | 13-A | 14-B | 15-B | 16D |
17-B | 18-D | 19-B | 20-A | 21-C | 22-D | 23-A | 24-C |
II. Tự luận
Câu 1: (1,5 điểm)
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Câu 2 (1,5 điểm). Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
*) Đặc điểm phát triển
- Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực (38,5% năm 2002).
- Hiện nay:
+ Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.
+ Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…
=> Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vấn đề đặt ra:
+ Nâng cao trình độ công nghệ.
+ Đào tạo lao động lành nghề.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
*) Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Các trung tâm dịch vụ nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10
STT | TÊN BÀI | NB | TH | VD | VDC | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1 | Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | 2 | 1 | 1 | |||||
2 | Địa lí một số ngành công nghiệp | 2 | 1 | ||||||
3 | Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | 2 | 1 | 1 | |||||
4 | Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ | 2 | 1 | 1 | |||||
5 | Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | 2 | 1 | ||||||
6 | Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch | 2 | 1 | 1 | |||||
7 | Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 1 | ||||||
8 | Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh | 1 | 1 | ||||||
TỔNG | 14 | 8 | 1 | 2 | 1 |
2. thi học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức
2.1 Đề thi học kì 2 Địa lí 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Địa lí 10 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dân số thế giới?
A. Quy mô dân số thế giới ngày càng giảm.
B. Quy mô dân số các nước đang phát triển giảm.
C. Quy mô dân số các nước phát triển tăng nhanh.
D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 2. Ngành công nghiệp nào sau đây là công nghiệp khai thác?
A. Công nghiệp điện tử - Địa lí.
B. Công nghiệp thực phẩm.
C. Công nghiệp da giày.
D. Công nghiệp điện lực.
Câu 3. Nhân tố nào có tính chất quyết định đến sự phát triển của công nghiệp?
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Vị trí địa lí.
D. Vốn đầu tư nước ngoài
Câu 4. Ngành công nghiệp xuất hiện từ rất sớm và gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. khai thác than.
B. khai thác quặng kim loại.
C. điện lực.
D. sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 5. Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống là
A. than.
B. kim loại đen.
C. kim loại quý.
D. Dầu khí.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về công nghiệp điện lực?
A. Sản phẩm được lưu giữ cẩn thận.
B. Vốn đầu tư rất lớn.
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
Câu 7. “Thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia” là ngành
A. Điện lực.
B. Điện tử - Địa lí.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Thực phẩm.
Câu 8. Đặc điểm nào đúng khi nói về công nghiệp điện tử - Địa lí?
A. Ra đời rất sớm.
B. Vốn đầu tư rất lớn.
C. Thời gian hoàn vốn nhanh.
D. Ít gây ô nhiễm môi trường.
Câu 9. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Tận dụng nguồn lao đông tại chỗ.
B. Phục vụ đời sống hằng ngày.
C. Tạo hàng xuất khẩu.
D. Ngành mũi nhọn của nhiều nước.
Câu 10. Đặc điểm của công nghiệp thực phẩm là
A. quy trình sản xuất đơn giản.
B. trẻ, phát triển mạnh cuối thế kỉ XX.
C. vốn đầu tư rất lớn.
D. nguyên liệu từ ngành nông nghiệp.
Câu 11. Ý nào sau đây đúng khi nói về điểm công nghiệp?
A. Có vị trí thuận lợi.
B. Dễ thay đổi thiết bị.
C. Gần các đô thị lớn.
D. Có quy chế ưu đãi riêng.
Câu 12. Vai trò của khu công nghiệp là
A. Nơi đón đầu công nghệ mới.
B. Tạo nguồn thu cho địa phương.
C. Hạt nhân tạo vùng kinh tế.
D. Phổ biến ở nước đang phát triển.
Câu 13. Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là
A. Lao động có trình độ cao.
B. Không có dân cư sinh sống.
C. Dễ ứng phó khi có sự cố.
D. Có quy chế ưu đãi riêng.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp?
A. Tính tập trung cao độ.
B. Cây trồng là đối tượng sản xuất.
C. Đất đai là tư liệu sản xuất.
D. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Câu 15. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Đường, sữa.
B. Thuỷ tinh.
C. Da giày.
D. Tủ lạnh.
Câu 16. Ngành lao động nào cần lực lượng lao động trẻ, có trình độ cao?
A. Cơ khí
B. Điện tử - Địa lí.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Chế biến thực phẩm.
Câu 17. Nguồn năng lượng sạch gồm
A. năng lượng Mặt trời, sức gió, địa nhiệt.
B. năng lượng Mặt trời, sức gió, than đá.
C. năng lượng Mặt trời, sức gió, dầu khí.
D. năng lượng Mặt trời, sức gió, củi gỗ.
Câu 18. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây gắn với các đô thị vừa và lớn
A. Điểm công nghiệp.
B. Trung tâm công nghiệp.
C. Xí nghiệp công nghiệp.
D. Khu công nghiệp.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Gồm nhiều ngành khác nhau.
B. Quy trình sản xuất phức tạp.
C. Kỹ thuật sản xuất khác nhau.
D. Tạo ra sản phẩm đa dạng.
Câu 20. Nhân tố mang tính quyết định đến trình độ phát triển và quy mô ngành dịch vụ?
A. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Đặc điểm dân số, lao động.
C. Vốn đầu tư, công nghệ.
D. Thị trường tiêu thụ.
Câu 21. Các dịch vụ công bao gồm những ngành nào sau đây?
A. Bán buôn, bán lẻ.
B. Tài chính, kinh doanh.
C. Quản lí nhà nước.
D. Khách sạn, nhà hàng.
Câu 22. Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là
A. tạo mối liên hệ giữa các địa phương.
B. phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại.
C. giao lưu kinh tế giữa các nước.
D. thúc đẩy văn hoá phát triển.
Câu 23. Tại các quốc gia Anh, Nhật Bản, Úc cần chú trọng mạnh đến loại hình vận tải nào?
A. Đường bộ.
B. Đường sông.
C. Đường biển.
D. Đường hàng không.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Tạo ra sản phẩm hàng hoá.
B. Phân công lao động theo lãnh thổ.
C. Tạo mối giao lưu kinh tế với các vùng.
D. Phục vụ nhu cầu của con người.
Câu 25. Giao thông đường sông ở Việt Nam phát triển mạnh nhất ở
A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
Câu 26. Ý nào không đúng khi nói về mục đích của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Khai thác hiệu quả các khoáng sản.
B. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng.
C. Đảm bảo an ninh năng lượng.
D. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Câu 27. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là
A. duy trì các ngành công nghiệp truyền thống.
B. tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
C. sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
D. giữ nguyên quy trình, phương thức sản xuất.
Câu 28. “Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo đột phá trong sản xuất ” là
A. điểm công nghiệp.
B. trung tâm công nghiệp.
C. xí nghiệp công nghiệp.
D. khu công nghiệp.
II. TỰ LUẬN
Câu 29: Ngành công nghiệp khai thác than
1. Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác than?
2. Xác định được sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới?
Câu 30: Liên hệ Việt Nam. Vùng nào của nước có loại than Antraxít? Đặc điểm nổi bật của loại than này?
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 | D | 16 | B |
2 | D | 17 | A |
3 | B | 18 | B |
4 | A | 19 | B |
5 | D | 20 | A |
6 | A | 21 | C |
7 | B | 22 | B |
8 | D | 23 | C |
9 | D | 24 | A |
10 | D | 25 | B |
11 | B | 26 | A |
12 | D | 27 | C |
13 | A | 28 | B |
14 | A | ||
15 | A |
II. TỰ LUẬN
Câu 29:
Vai trò | Đặc điểm | Phân bố | |
Khai thác than | - Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. | - Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm. | Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn (năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung |
- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. | - Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường. | Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ôxtrây-li-a, Liên bang Nga,... |
Câu 30: Liên hệ Việt Nam:
- Than Antraxít phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Đặc điểm của loại than này tạo ra nhiều nhiệt.
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lý 10
Xem chi tiết bảng ma trận trong file tải về
3. Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi học kì 2 môn Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là
A. nâng cao đời sống dân cư.
B. cải thiện quản lí sản xuất.
C. xoá đói giảm nghèo.
D. công nghiệp hóa nông thôn.
Câu 2. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Câu 3. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?
A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.
B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.
D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.
Câu 4. Đặc điểm của than nâu không phải là
A. rất giòn.
B. không cứng.
C. nhiều tro.
D. độ ẩm cao.
Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
Câu 6. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Câu 7. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?
A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.
C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.
D. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
Câu 8. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?
A. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Mức sống và thu nhập thực tế.
D. Phân bố và mạng lưới dân cư.
Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là
A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.
Câu 10. Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển
A. thông tin liên lạc.
B. sản phẩm nông nghiệp.
C. các loại than.
D. dầu mỏ, khí đốt.
Câu 11. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là
A. UPU.
B. WTO.
C. ITU.
D. IMB.
Câu 12. Các quốc gia/khu vực nào sau đây có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới?
A. Các nước EU, Hoa Kì, Ca-na-đa.
B. Các nước EU, Hoa Kì, Bra-xin.
C. Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
D. Các nước EU, Hoa Kì, Hàn Quốc.
Câu 13. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là
A. WB.
B. IMF.
C. ATM.
D. WTO.
Câu 14. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì.
B. Anh.
C. Nhật Bản.
D. Đức.
Câu 15. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là
A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.
B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.
C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.
D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.
Câu 16. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật
A. cung-cầu.
B. cạnh tranh.
C. tương hỗ.
D. trao đổi.
Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là
A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
B. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
C. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.
Câu 18. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là
A. chất xám.
B. tiền tệ.
C. hàng hóa.
D. thương mại.
Câu 19. Hoạt động nội thương bị hạn chế ở
A. các quốc gia phát triển, quốc gia ở châu Phi.
B. quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị.
C. các nước công nghiệp mới hoặc phát triển.
D. các quốc gia đang phát triển, khu vực châu Á.
Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?
A. Khoáng sản.
B. Thực vật.
C. Đất đai.
D. Động vật.
Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây có thể tái tạo?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Thực vật.
D. Quặng sắt.
Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong lối sốnglà
A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
C. sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
D. chế tạo công nghệ mới và công nghệ cao.
Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển
A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.
Câu 24. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?
A. La Hay.
B. New York.
C. Luân Đôn.
D. Rio de Janero.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế.
Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020
Phương tiện vận tải | Khối lượng vận chuyển(nghìn tấn) | Khối lượng luân chuyển(triệu tấn.km) |
Đường sắt | 5216,3 | 3818,9 |
Đường bộ | 1307877,1 | 75162,9 |
Đường sông | 244708,2 | 51630,3 |
Đường biển | 69639,0 | 152277,2 |
Đường hàng không | 272,4 | 528,4 |
Tổng số | 1627713,0 | 283417,7 |
Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.
3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1-D | 2-D | 3-C | 4-A | 5-C | 6-B | 7-C | 8-C |
9-D | 10-D | 11-C | 12-C | 13-B | 14-A | 15-D | 16-A |
17-D | 18-C | 19-B | 20-A | 21-C | 22-B | 23-A | 24-D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm):
Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế
- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.
- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.
Câu 2 (2,5 điểm).
- Theo đó công thức:
Cự ly vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/Khối lượng vận chuyển (km).
- Từ công thức, ta tính được bảng sau:
Phương tiện vận tải | Cự ly vận chuyển trung bình (km) |
Đường sắt | 732,1 |
Đường bộ | 57,5 |
Đường sông | 211,0 |
Đường biển | 2186,7 |
Đường hàng không | 1939,8 |
Tổng số | 174,1 |
- Nhận xét
+ Cự ly vận chuyển của các phương tiện vận tải khác nhau, cao nhất là đường biển (2186,7km), đường hàng không (1939,8km), đường sắt, đường sông và đường bộ.
+ Khối lượng vận chuyển không giống nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường bộ (1307877,1 nghìn tấn), đường sông (244708,2 nghìn tấn), đường biển, đường sắt và đường hàng không.
+ Khối lượng luân chuyển khác nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường biển (152277,2 triệu tấn.km), đường bộ (75162,9 triệu tấn.km), đường sông, đường sắt và đường hàng không.
3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10
STT | TÊN BÀI | NB | TH | VD | VDC | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1 | Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp | 1 | 1 | 1 | |||||
2 | Địa lí các ngành công nghiệp | 1 | 1 | ||||||
3 | Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp đến môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp | 1 | 1 | ||||||
4 | Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ | 1 | 1 | ||||||
5 | Địa lí ngành giao thông vận tải | 1 | 1 | 1 | |||||
6 | Địa lí ngành bưu chính viễn thông | 2 | |||||||
7 | Địa lí ngành thương mại | 2 | 1 | 1 | |||||
8 | Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng | 2 | 1 | ||||||
9 | Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 2 | 1 | ||||||
10 | Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh | 1 | 1 | ||||||
TỔNG | 14 | 8 | 1 | 2 | 1 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 lớp 10 môn Địa lý