Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương học kì 2 Giáo dục KT&PL 10 KNTTVCS
I. Nội dung ôn thi học kì 2
Bài 11. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Pháp luật:
1. Khái niệm.
2. Đặc điểm.
3. Vai trò
Bài 12. Hệ thống Pháp luật Việt Nam.
1. Cấu trúc bên trong.
2. Phân biệt Văn bản quy phạm Pháp luật và văn bản áp dụng Pháp luật
Bài 13. Thực hiện Pháp luật
1. Khái niệm thực hiện Pháp luật
2. Các hình thức thực hiện Pháp luật
Bài 14. Giới thiệu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
1. Khái niệm.
2. Đặc điểm.
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.
1. Quyền con người
2. Quyền chính trị, dân sự
3. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
4. Nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 17. Nội dung của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường:
1. Nội dung Hiến pháp 2013 về Giáo dục
2. Nội dung Hiến pháp 2013 về Khoa học và công nghệ
3. Nội dung Hiến pháp 2013 về môi trường
Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
1. Cấu trúc hệ thống chính trị VN
2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hệ thống chính trị VN
Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
* Đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
* Quốc hội
II. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1.1 Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính cưỡng chế.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 1.2 Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức.
B. Tính kỉ luật nghiêm minh.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 1.3 Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 1.4 Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội cho nên nó gắn liền với các
A. quy tắc bắt buộc chung.
B. quy tắc xử sự chung.
C. quy tắc bắt buộc riêng.
D. quy tắc xử sự riêng.
Câu 2.1 Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật?
A. tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. tính quy phạm phổ biến
C. tính quyền lực bắt buộc chung
D. tính cưỡng chế
Câu 2.2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. lợi ích kinh tế của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. các quyền của mình.
D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2.3 Pháp luật là phương tiện để Nhà nước
A. bảo vệ các giai cấp.
B. bảo vệ các công dân.
C. quản lí xã hội.
D. quản lí công dân.
Câu 2.4 Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến
A. đặc trưng của pháp luậ
B. chức năng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật
D. nhiệm vụ của pháp luật.
Câu 3.1 Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 3.2 Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nghiêm minh.
D. Tính thống nhất.
Câu 3.3 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
B. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
C. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
D. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
Câu 3.4 Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng kết luận chị K đã vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Ngoài ra chị còn có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Chị bị tuyên phạt 5 năm tù và buộc phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. Bản án mà chị K phải nhận thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 4.1 Tổng thể các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được sắp xếp thành các ngành luật, chế định pháp luật được gọi là
A. hệ thống pháp luậ
B. hệ thống tư pháp
C. quy phạm pháp luật.
D. văn bản dưới luật.
Câu 4.2 Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định được gọi là
A. quy phạm pháp luật.
B. chế định pháp luật.
C. ngành luật.
D. Nghị định.
Câu 4.3 Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật được gọi là
A. chế định pháp luật.
B. thông tư liên tịch
C. nghị quyết liên tịch.
D. quy phạm pháp luật.
Câu 4.4 Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là
A. Ngành luật.
B. chế định pháp luật.
C. quy phạm pháp luậ
D. cấu trúc pháp luật
Câu 5.1 Các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyến, hình thức, trình tự, thủ tục pháp luật quy định được gọi là
A. văn bản quy phạm pháp luật.
B. văn bản chế định pháp luật.
C. văn bản hướng dẫn thi hành.
D. văn bản thực hiện pháp luật.
Câu 5.2 Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục pháp luật được quy định trong
A. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
B. Luật hành chính.
C. Luật tố tụng hành chính.
D. Hiến pháp.
Câu 5.3 Một trong những đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật đó là việc ban hành phải được tiến hành theo hình thức, thủ tục do
A. pháp luật quy định.
B. người dân thống nhất.
C. Đại hội thông qua.
D. Quốc hội ủy quyền.
Câu 5.4 Văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta:
A. Hiến pháp.
B. Nghị quyết của Quốc hội.
C. Lệnh của Chủ tịch nước
D. Pháp lệnh.
Câu 6.1 Đâu là văn bản dưới luật?
A. Lệnh
B. Hiến pháp
C. Luật
D. Bộ luật
Câu 6.2 Anh A xây dựng nhà và đưa vào sử dụng năm 2010 (giấy phép của Ủy ban nhân dân huyện X cấp) trên phần đất vi phạm lộ giới. Đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân phường T đã kiểm tra và ra quyết định cưỡng chế công trình của anh A. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T thuộc loại văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
a. Văn bản dưới luật.
B. Văn bản Luật.
C. Văn bản ngang luật.
D. Văn bản Điều lệ.
Câu 6.3 Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Nghị quyết liên tịch.
B. Quy phạm pháp luật.
C. Thông tư liên tịch.
D. Điều lệ Đoàn thanh niên.
Câu 6.4 Nội dung nào sau đây thuộc cấu trúc hệ thống pháp luật?
A. chế định pháp luật
B. quy tắc xử sự chung
C. quy định chung ở nhiều nơi
D. áp dụng với tất cả các đối tượng
Câu 7.1 Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
A. thi hành pháp luật
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 7.2 Công dân thi hành pháp luật khi
A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử.
B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
C. tìm hiểu thông tin nhân sự.
D. sàng lọc giới tính thai nhi.
Câu 7.3 Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 7.4 Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 8.1 Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 8.2 Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. quy định cho làm.
D. không cho phép làm.
Câu 8.3 Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là
A. áp dụng pháp luật
B. tuân thủ pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. thi hành pháp luật
Câu 8.4 Học sinh đến trường học tập là biểu hiện của hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 9.1 Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là học sinh không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 9.2 Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là sử dụng pháp luât?
A. Đến ngân hàng mua ngoại tệ.
B. Mua bán ngoại tệ trái phép.
C. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
D. Khai báo thông tin cử tri.
Câu 9.3 Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 10.1 Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
B. Tiến hành cấp đổi căn cước.
C. Tham gia giải cứu nông sản.
D. Khai báo điều tra nhân khẩu.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương Giáo dục kinh tế pháp luật 10