Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 10 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.
TOP 4 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
- 1. Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 1
- 2. Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 2
1. Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 1
1.1 Đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10
SỞ GD&ĐT …….. TRƯỜNG THPT…………….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-202 4 Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 |
I. TRẮC NGHỆM (5 điểm)
Câu 1: Về khoa học và công nghệ, Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển khoa học và công nghệ giữ vai trò
A. then chốt.
B. quan trọng.
C. động lực.
D. nền tảng.
Câu 2: Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?
A. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
B. Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc.
C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
D. Quốc hội và Chính phủ.
Câu 3: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc
A. tập trung quan liêu.
B. tập trung dân chủ.
C. dân chủ và thói quen.
D. dân chủ và tự do.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.
Câu 5: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Đoàn thanh niên
D. Chủ tịch nước.
Câu 6: Quyền lực nhà nước được phân chia thành các quyền nào sao đây?
A. quyền lập pháp, hành pháp, công tố
B. quyền lập pháp, tư pháp
C. quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
D. quyền lập pháp, luật pháp, tư pháp
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp 2013, nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ?
A. Ưu tiên đầu tư chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ.
B. Mua bán các dây chuyền khoa học đã qua sử dụng.
C. Bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ.
D. Khuyến khích cá nhân đầu tư nghiên cứu.
Câu 8: Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân là thể hiện đặc điểm nào dưới đây trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?
A. Tính pháp chế.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính nhất nguyên chính trị.
Câu 9: Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại rừng khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức
A. chống ô nhiễm đất, nước, không khí.
B. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
D. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Câu 10: Một trong những nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc đảm bảo
A. đa nguyên đa đảng.
B. đa đảng đối lập.
C. quyền lực thuộc về nhân dân
D. quyền lực phân chia các tầng lớp
Câu 11: Ở Việt Nam, cơ quan nào thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp
A. Quốc Hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ.
D. Tòa án nhân dân.
Câu 12: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao gồm cơ quan, tổ chức nào dưới đây ?
A. Chính phủ.
B. Bí thư đoàn thanh niên.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Câu 13: Mặc dù trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam, quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp song tất cả các cơ quan thực hiện đều đảm bảo mục tiêu chung là
A. phục vụ nhân dân.
B. tự do chính trị
C. tự do nhân quyền.
D. đàn áp nhân dân.
Câu 14: Về mặt kinh tế, Hiến pháp 2013 khẳng định thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế nhà nước.
Câu 15: Trên lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển giáo dục là
A. nhiệm vụ quan trọng.
B. nhiệm vụ thứ yếu.
C. chính sách ưu tiên.
D. quốc sách hàng đầu.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy nêu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường?
Theo em là học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Câu 2: (2 điểm) Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “ Anh ơi!
Tại sao chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”.
a. Nếu em là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào? (1 điểm)
b. Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. (1 điểm)
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | C | B | A | A | C | B | B |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | |
C | C | A | B | A | D | D |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1. | Hiến pháp năm 2013 quy định về môi trường như sau: - Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lí, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. - Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục , bồi thường thiệt hại. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường: + Vứt rác đúng nơi quy định. + Tắt điện, quạt, tivi khi không sử dụng. + Hạn chế sử dụng túi ni lông. + Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6 Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm | |
Câu 2. | Học sinh cần nêu được các ý sau: a. Nếu là H, em trả lời em gái rằng: Vì Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, là người có cương vị cao nhất, có tất cả mọi quyền hạn.
|
0,5 điểm
|
b. Học sinh nên làm: + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhà nước đưa ra + Không tham gia tệ nạn xã hội Học sinh không nên làm: + Tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm. | 0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm |
2. Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 2
2.1 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10
SỞ GD&ĐT …….. TRƯỜNG THPT…………….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-202 4 Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 |
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
A. tự do, bình đẳng, thống nhất và Tòan vẹn lãnh thổ.
B. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.
C. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và Tòan vẹn lãnh thổ.
D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.
Câu 3. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. thư tín, điện thoại, điện tín.
C. bất khả xâm phạm chỗ ở.
D. tự do ngôn luận.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu
A. người đó đồng ý cho vào.
B. cơ quan nhà nước cho vào.
C. chính quyền không đồng ý.
D. không được người đó đồng ý.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, thành phần kinh tế nào của nước ta giữ vai trò chủ đạo?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.
Câu 7. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?
A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.
B. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
C. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.
D. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.
Câu 8. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. ngang bộ.
Câu 9. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm
A. thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
B. chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên.
C. tập trung quyền lực vào tay một nhóm người.
D. tiến đến xã hội tiến bộ, đóng góp vào hòa bình thế giới.
Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.
C. công cụ quản lí Tòan bộ hoạt động của đời sống xã hội.
D. tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Câu 12. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí Tòan bộ hoạt động của đời sống xã hội là
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?
A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.
B. Đảng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
C. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.
D. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.
Câu 15. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?
A. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước.
B. Đảng chỉ đạo, hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước.
C. Đảng và Nhà nước cùng thực hiện mọi hoạt động song song.
D. Đảng hoạt động dưới sự hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.
Câu 16. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?
A. Đảng thực hiện quy chế đào tạo theo quy chế của Tòa án, Bộ Quốc phòng.
B. Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát công tác cán bộ.
C. Đảng quản lý, điều chỉnh, làm hồ sơ nhân sự cho công chức nhà nước.
D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?
A. Giám sát.
B. Lập hiến.
C. Lập pháp.
D. Điều chỉnh.
Câu 20. Hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm
A. Tòa án nhân dân và Tòa án cấp tỉnh.
B. Tòa án quân sự và Tòa án chuyên trách.
C. Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự.
D. Tòa án chuyên trách và Tòa án quân sự.
Câu 21. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của
A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 22. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín trong trường hợp nào sau đây?
A. Giữ bí mật nhà nước.
B. Xét xử tội phạm nước ngoài.
C. Xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Theo mọi yêu cầu của bị cáo.
Câu 23. Hội đồng nhân dân là cơ quan
A. quyền lực nhà nước ở địa phương.
B. lãnh đạo ở địa phương.
C. hành chính ở địa phương.
D. giám sát ở địa phương.
Câu 24. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?
A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các Cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-C | 3-A | 4-D | 5-B | 6-A | 7-B | 8-A | 9-B | 10-A |
11-A | 12-A | 13-A | 14-A | 15-A | 16-D | 17-A | 18-A | 19-B | 20-C |
21-A | 22-A | 23-A | 24-C |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
- Trong đó:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí Tòan bộ hoạt động của đời sống xã hội.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,
+ Viện kiểm sát quân sự.
- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.
- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ma trận đề thi GDKT&PL 10
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | |||
Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị | 1 | |||
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp | 1 | 1 | ||
Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,công nghệ, môi trường | 1 | 1 | ||
Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 22. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân | 1 | 1 | 1 | |
Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân | 1 | 1 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10