Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (9 Môn) 49 Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 (Có đáp án, ma trận)
Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp 49 đề kiểm tra có đáp án kèm theo ma trận chi tiết. Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 gồm các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Sinh học, Công nghệ.
TOP 49 Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 49 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 48 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập.
TOP 49 Đề thi học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo 2024 (Tất cả các môn)
1. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10
1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 10
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG…………………. (Đề thi gồm có … trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
[…]
Dần dần Tân cũng quen với đứa trẻ lặng lẽ sống bên mình. Mỗi lần đi về, Tân lại đến cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó vẫn hai tay cọ quậy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật. Tuy vậy, Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi.
Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở trong buồng. Vợ chàng gọi:
- Cậu vào đây hộ tôi một tý.
Tân quay mặt vào phía buồng, đáp:
- Con sen đâu, sao không gọi nó?
- Nó còn bận giặt ngoài kia. Thì cậu vào hộ tôi một tí có làm sao. Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà.
Tân ngần ngại bỏ dở công việc:
- Nào thì vào!
Rồi chàng vào trong buồng ngồi xuống bên cái chậu, hai tay giữ lấy đầu đứa bé. Vợ chàng nói lấy lòng:
- Cậu chỉ cầm một tý thôi. Tôi tắm cho nó xong ngay bây giờ đây.
Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến. Chàng càu nhàu mắng đứa bé:
- Nằm im! Mày cứ cọ quậy bắn cả nước lên tao đây này.
Cái đầu đứa bé đầy xà phòng nên càng trơn khó giữ. Tân đã thấy mỏi tay. Chàng bảo vợ:
- Thôi, giữ lấy nó, tôi mỏi tay lắm rồi.
Vợ chàng hơi gắt:
- Hãy giữ một chút nữa. Mới có một tí thế đã kêu mỏi!
Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. Chàng buông đứa trẻ, đứng dậy trả lời xẵng:
- Không phải công việc của tôi. Với lại tôi trông nó khó chịu lắm.
Tân không nhận thấy nét mặt ngạc nhiên và buồn rầu của vợ, bước ra ngoài. Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại: vợ chàng đang ôm đầu đứa bé trong lòng khóc nức nở.
Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi.
Từ khi hai vợ chồng lấy nhau, những cuộc cãi cọ nhỏ mọn, không có nghĩa lý gì, vẫn thường xảy ra luôn. Vì một câu nói, vì một cớ không đâu, hai vợ chồng lại giận nhau. Mà cũng như lần này, Tân cảm thấy chàng chỉ nói một lời dịu ngọt, êm ái, là đủ cho hai bên hòa hợp lại như cũ. Nhưng những câu ấy tan đi trên miệng trước khi nói ra lời. Một ý xấu khiến chàng yên lặng, và xui chàng giận dữ thêm lên để lấy phần phải về mình.
Khi Tân trở lại phòng, chàng thấy vợ đang ngồi cho con bú. Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở. Thỉnh thoảng nó ầm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng.
Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời.
Từ đấy, đứa con như cái dây giữ sự hòa hợp trong hai vợ chồng. Tân và vợ chàng không cãi nhau nữa. Mà nếu có xảy ra cuộc hờn giận, hai người chỉ cùng trông đứa trẻ mũm mỉm là lại hòa hợp như cũ.
Thỉnh thoảng vợ chồng bồng con đưa đến trước mặt Tân, chỉ cho chàng biết những cái thay đổi trong đứa bé.
- Này cậu trông, cái thóp bây giờ đã nhỏ đi rồi đấy.
Tân cũng chăm chú xem, rồi nói chuyện với con. Lúc chàng ngẩng lên nhìn, chàng thấy vợ ngượng nghịu muốn giấu sự vui mừng làm ửng hồng đôi gò má. Tân cũng thấy trong tâm can một sự vui vẻ khác thường.
Buổi sáng nay, vừa bước chân vào trong nhà, Tân đã hỏi vợ:
- Em đâu?
- Nó ngủ, cái gì thế?
- Tôi có cái này hay lắm.
Tân giơ lên cho vợ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp. Chàng bước lại bên cạnh cái nôi rủ màn trắng sạch sẽ.
Vợ chàng vội nói:
- Ấy, khẽ chứ cậu, để nó ngủ. Tôi vừa mới đặt xong.
Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn, nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đợi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười.
Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy.
(Trích Đứa con đầu lòng, Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Thời đại, tr.10-12)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Tác giả chọn điểm nhìn nào?
A. Từ nhân vật Tân
B. Từ vợ Tân
C. Từ người vú em
D. Từ tác giả
Câu 3. Đoạn trích viết về đề tài gì?
A. Tình yêu quê hương
B. Cuộc sống gia đình
C. Tình cha con
D. Tình vợ chồng
Câu 4. Không gian của đoạn trích diễn ra ở đâu?
A. Căn phòng hộ sinh
B. Căn phòng trọ
C. Nhà mẹ Tân
D. Căn nhà của vợ chồng Tân
Câu 5. Đoạn trích viết về chủ đề gì?
A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết, thuỷ chung
B. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình mẫu tử.
C. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình phụ tử.
D. Tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.
Câu 6. Khi được vợ nhờ giữ đứa con mới sinh để tắm cho con, thái độ của Tân thế nào?
A. Khó chịu, càu nhàu
B. Vui vẻ, nhiệt tình
C. Bực tức, khó chịu
D. Thờ ơ, lạnh nhạt
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung khái quát của đoạn trích?
A. Nỗi buồn của Tân khi đứa con đầu lòng chào đời
B. Những rung động của Tân khi vợ sinh con đầu lòng
C. Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời.
D. Trạng thái, cảm xúc của Tân khi ngắm con đầu lòng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
Câu 9. Thông điệp nhà văn gửi gắm đến độc giả qua đoạn trích?
Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình phụ tử
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | D | 0.5 | |
5 | C | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | C | 0.5 | |
8 | Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: - Cốt truyện đơn giản, không phức tạp - Đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật - Ngôn ngữ trong sáng, giàu tình cảm, giàu chất thơ | 0.5 | |
9 | Thông điệp: - Sự ấm áp của tình yêu thương - Trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình - Trân trọng vẻ đẹp giản dị của cuộc sống thường nhật | 1,0 | |
10 | HS bày tỏ suy nghĩ về tình phụ tử bằng đoạn văn 5 – 7 câu: - Tình phụ tử - những tình cảm mà người cha giành cho người con của mình - Vai trò: Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích. 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề phân tích. 2. Thân bài Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm: - Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời (từ lúc ở phòng hộ sinh, khi về nhà, từ chốc thấy xa lạ, thậm chí khó chịu, đến khi nhận ra một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy) - Câu chuyện chỉ giản đơn xoay quanh Tân và sự chào đời của đứa con đầu lòng của vợ chồng chàng. Không làm độc giả thót tim với những tình tiết gay cấn hay lấy nước mắt bao anh chàng, cô nàng bằng những câu chuyện tình trắc trở, những tình tiết và suy nghĩ của nhân vật gắn chặt với cuộc sống, rất chân thật. Truyện vẫn nối tiếp phong cách văn chương của Thạch Lam khi là một dòng chảy của suy cảm, mênh mang bao cảm xúc của nhân vật Tân. - Những suy nghĩ ấy có thể phân chia làm ba giai đoạn: + Trong lúc vợ sinh con, mâu thuẫn trong lần tắm cho em bé và sau cùng là những thay đổi tích cực trong tâm tưởng chàng. Những đối thoại giữa các nhân vật với nhau rất thưa thớt và kiệm lời, thay vào đó là dòng suy nghĩ miên man. + Nhìn ngắm đứa con vừa mới lọt lòng, chàng “ thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nẩy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ ”. Rồi chàng làm quen với việc có thêm một thành viên đặc biệt trong gia đình, song với chàng “ Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi ”. Những ý nghĩ lạ lùng này khiến người đọc băn khoăn và quyết tâm theo dõi đến cùng câu chuyện. + Đỉnh điểm của chuỗi cảm xúc này là việc Tân khó chịu khi phải giúp vợ tắm cho con. Với Tân, đó là lần chàng làm vợ buồn vì hờ hững, thậm chí bực dọc khi giúp vợ tắm cho con. Những suy nghĩ hỗn loạn, người ta biết mình sai nhưng không có đủ can đảm để sửa chữa: “Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi”. Phải có đủ thời gian và đủ thử thách, cuối cùng Tân mới nhận ra với chàng, với cuộc sống bình thường trước kia, đứa bé thật sự là một điều kì diệu. Chàng kịp nhận ra vẻ đẹp đáng nâng niu của con chàng: “Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở”. Và từ đây, nó trở thành một phần không thể bức lìa trong cuộc sống của chàng, là mối dây ràng buộc chàng với gia đình “Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày đang phá hoại cuộc đời”. Và cuối truyện, khi mọi chuyện được giải quyết, trong Tân một dòng suy nghĩ khác lại ngự trị “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Một câu chuyện, bao cảm xúc, quắn quện nhiều khi đến đạm đặc, nhưng rất người, rất thật, làm rung động sâu xa trong lòng người 3. Kết bài - Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả - Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật Tân - Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
2. Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10
2.1 Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học 10 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là x mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của x là
A. 0,018.
B. 0,016.
C. 0,012.
D. 0,014.
Câu 2. Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử
Câu 3. Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có khả năng thể hiện tính oxi hoá?
A. O3, H2SO4, F2
B. O2, Cl2, H2S
C. H2SO4, Br2, HCl
D. Cl2, S, SO3
Câu 4. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào axit H2SO4 là axit đặc?
A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4+ CO2 + H2O.
B. H2SO4 + Ca → CaSO4 + H2
C. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2
D. 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 5. Dung dịch H2S để ngoài không khí sinh ra sản phẩm nào sau đây là chủ yếu?
A. H2
B. SO3
C. SO2
D. S
Câu 6. Ozon có tính oxi hóa tương tự oxi nhưng mạnh hơn oxi. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ tính chất trên?
A. Khí H2S
B. Dung dịch KI
C. Khí NH3
D. Khí SO2
Câu 7. Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch CuCl2.
B. khí Cl2.
C. dung dịch KOH.
D. dung dịch FeCl2
Câu 8. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt khí H2S và SO2 đựng trong hai lọ riêng biệt?
A. dung dịch CuSO4
B. dung dịch Br2
C. dung dịch KMnO4
D. dung dịch NaOH
Câu 9. Kim loại nào sau đây bị thụ động với axit sunfuric đặc nguội?
A. Cu, Al
B. Fe, Mg
C. Al, Fe
D. Zn,Cr
Câu 10. Với số mol các chất ban đầu lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được lượng oxi nhiều hơn?
A. 2KClO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KCl + 3O2
B. 2KMnO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2HgO \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2Hg + O2
D. 2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KNO2 + O2
Câu 11. Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:
A. Phản ứng hết vừa đủ
B. Phản ứng nhưng vẫn còn dư
C. Phản ứng hết nhưng vẫn còn thiếu so với chất phản ứng
D. Không thay đổi
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl2
B. Nhiệt phân KMnO4 tạo ra khí O2.
C. Cho dung dịch HCl dư vào CuS tạo ra khí H2S.
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SO3tạo ra khí SO2.
Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?
A. Làm nguyên liệu sản xuất H2SO4 .
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
C. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
D. Tốc độ phản ứng đốt cháy cồn (alcohol) lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.
Câu 15: Dùng bình chứa oxygen thay cho dùng không khí để đốt cháy acetylene. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình biến đổi này là
A. áp suất.
B. nhiệt độ.
C. nồng độ.
D. chất xúc tác.
Câu 16: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?
A. 8.
B. 16.
C. 32
D. 64.
Câu 17: Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:
A. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
C. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
D. Giảm nhiệt độ của phản ứng.
Câu 18: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:
(1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Nghiền nhỏ potassium chlorate.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là
A. Nhóm VA.
B. Nhóm VIA.
C. Nhóm VIIA.
D. Nhóm IVA.
Câu 20: Nguyên tử chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá
A. +3.
B. 0.
C. +1.
D. +2.
Câu 21: Chất nào dưới đây có sự thăng hoa khi đun nóng?
A. Cl2.
B. I2.
C. Br2 .
D. F2.
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(d) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F–, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 23: Cho phản ứng tổng quát sau:
X2(g) + 2KBr(aq) → 2KX(aq) + Br2(aq)
X có thể là chất nào sau đây?
A. Cl2.
B. I2.
C. F2.
D. O2.
Câu 24: Chọn phương trình phản ứng đúng?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.
C 3Fe + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2.
D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Câu 25: Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 26: Hydrohalic acid nào sau đây được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh?
A. Hydrochloric acid.
B. Hydrofluoric acid.
C. Hydrobromic acid.
D. Hydroiodic acid.
Câu 27: Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaBr.
B. KI.
C. NaCl.
D. NaI.
Câu 28: Hoá chất dùng để phân biệt hai dung dịch NaI và KCl là
A. Na2CO3.
B. AgCl.
C. AgNO3.
D. NaOH.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử).
a) Cl2 + KOH t ∘ →t° KCl + KClO3 + H2O
b) KI + H2SO4 → I2 + H2S + K2SO4 + H2O
Câu 2 (1 điểm): Cho nhiệt độ sôi của các halogen như sau:
Halogen | F2 | Cl2 | Br2 | I2 |
Nhiệt độ sôi (oC) | -188 | -35 | 59 | 184 |
Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.
Câu 3 (1 điểm): Cho 1,49 gam hỗn hợp X gồm: MgCO3 và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,4958 lít khí B ở đkc. Xác định % khối lượng của các chất trong X.
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1C | 2C | 3A | 4C | 5D | 6B | 7D | 8A | 9C | 10A |
11D | 12C | 13C | 14B | 15C | 16A | 17A | 18B | 19C | 20D |
21B | 22C | 23A | 24A | 25D | 26B | 27C | 28C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
a) \(\stackrel{0}{\mathrm{Cl}_2}+\mathrm{KOH} \stackrel{t^{\circ}}{\rightarrow} \mathrm{KCl}+\stackrel{-1}{\mathrm{Cl}} \stackrel{+5}{\mathrm{ClO}_3}+\mathrm{H}_2 \mathrm{O} \mathrm{Cl}_2\) vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
Ta có các quá trình:
Quá trình oxi hoá: \(\stackrel{0}{\mathrm{Cl}}_2 \rightarrow 2 \stackrel{+5}{C l}+10 e\)
Quá trình khử: \(\stackrel{0}{\mathrm{Cl}} \mathrm{l}_2+2 \mathrm{e} \rightarrow 2 \stackrel{-1}{\mathrm{Cl}}\)
Phương trình được cân bằng:
\(3 \mathrm{Cl}_2+6 \mathrm{KOH} \stackrel{t^{\circ}}{\rightarrow} 5 \mathrm{KCl}+\mathrm{KClO}_3+3 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}\)
b) \(\mathrm{K} \mathrm{I}^{-1}+\mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4^{+6} \rightarrow \stackrel{0}{\mathrm{I}} \mathrm{I}_2+\mathrm{H}_2 \stackrel{-2}{\mathrm{~S}}+\mathrm{K}_2 \mathrm{SO}_4+\mathrm{H}_2 \mathrm{O}\)
Chất khử: KI.
Chất oxi hoá: \(\mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4.\)
Quá trình oxi hoá: \(2 \stackrel{-1}{\mathrm{I}} \rightarrow \stackrel{0}{\mathrm{I}_2}+2 \mathrm{e}\)
Phương trình được cân bằng:
8KI + 5H2SO4 → 4I2 + H2S + 4K2SO4 + 4H2O
Câu 2:
Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals dẫn đến nhiệt độ sôi tăng.
Câu 3:
\(\mathrm{n}_{\mathrm{B}}=\frac{0,4958}{24,79}=0,02 \mathrm{~mol}\)
Gọi số mol MgCO3 là x (mol), số mol Zn là y (mol).
Phương trình hoá học:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
x 2x x x mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
y 2y y y mol
Ta có hệ phương trình:
\(\begin{aligned} & \left\{\begin{array} { l } { m _ { x } = 1 , 4 9 \mathrm { g } } \\ { \mathrm { n } _ { \mathrm { B } } = 0 , 0 2 \mathrm { mol } } \end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l } { 8 4 \mathrm { x } + 6 5 \mathrm { y } = 1 , 4 9 } \\ { x + y = 0 , 0 2 } \end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l} x=0,01 \\ y=0,01 \end{array}\right.\right.\right. \\ & \% \mathrm{~m}_{\mathrm{MaCO}_3}=\frac{0,01.84}{1,49} \cdot 100 \%=56,38 \% \text {. } \\ & \% \mathrm{~m}_{\mathrm{Zn}}=100 \%-56,38 \%=43,62 \% . \\ & \end{aligned}\)
3. Đề thi học kì 2 môn Vật lí 10
3.1 Đề thi học kì 2 môn Vật lí 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của năng lượng?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần
của hệ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tìm phát biểu sai.
A. Công cơ học là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
B. Công suất được dùng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một vật.
C. Những lực vuông góc với phương dịch chuyển thì không sinh công.
D. Công suất được đo bằng công sinh ra trong thời gian t.
Câu 3: Tìm kết luận sai khi nói về cơ năng.
A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra.
B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có để thực hiện.
C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật.
D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật thực hiện được.
Câu 4: Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1, v2. Động lượng của hệ hai vật được tính theo biểu thức?
A.\(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_1}}\) | B. \(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_2}}\) |
C. \(\overrightarrow p = m\overrightarrow {{v_1}} + m\overrightarrow {{v_2}}\) | D. \(\overrightarrow p = m\left( {\overrightarrow {{v_1}} + \overrightarrow {{v_2}} } \right)\) |
Câu 5: Động năng của một vật có khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v được tính theo biểu thức:
A.\({W_d} = \frac{1}{2}{mv^2}\) | B.\({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}{v^2}\) |
C.\({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}v\) | D.\({W_d} = \frac{1}{2}mv\) |
Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động cảu vật thì?
A. Động năng tăng, thế năng tăng. | B. Động năng giảm, thế năng giảm. |
C. Động năng tăng, thế năng giảm. | D. Động năng giảm, thế năng tăng. |
Câu 7: Nội năng của một vật là?
A. Tổng động năng và thế nằng.
B. Tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
C. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
D. Tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo nên vật.
Câu 8: Tìm câu sai.
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn
lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 9: Hệ thức đúng nguyên lí I NĐHL là?
A. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng cung cấp, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.
B. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.
C. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng, ΔU là nội năng của hệ, A là công.
D. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng cung cấp, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.
Câu 10: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Thế năng của nước bằng bao nhiêu, lấy g = 10 m/s2.
A. 2.106 J.
B. 3.106 J.
C. 4.106 J.
D. 5.106 J.
Câu 11: Cơ năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
Câu 12: Một kiện hàng khối lượng 15 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của lực kéo là?
A. 150 W. | B. 5 W. | C. 15 W. | D. 10 W. |
Câu 13: Một quả cầu khối lượng m, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)?
A. 2√20 m/s. | B. 40 m/s. | C. 80 m/s. | D. 20 m/s. |
Câu 14: Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 1 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật này lên tới độ cao h’ = 1,8 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng?
A. 4 m/s. | B. 3,5 m/s. | C. 0,3 m/s. | D. 0,25 m/s. |
Câu 15: Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 12 cm, độ cứng là103 N/m. Lúc lò xo bị nén chỉ còn dài 9 cm thì có thể bắn lên theo phương thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên tới độ cao bằng (Lấy g = 10 m/s2)?
A. 0,5 m. | B. 15 m. | C. 2,5 m | D. 1,5 m. |
Câu 16: Một vật khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 72km/h. Động lượng của vật có giá trị là?
A. 10 kg.m/s. | B. – 5 kg.m/s. | C. 36 kg.m/s. | D. 5 kg.m/s. |
Câu 17: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 3 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng \(\overrightarrow {\Delta p}\) khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản không khí)?
A. 3√3 kg.m/s. | B. 4 kg.m/s. | C. 2 kg.m/s. | D. 1 kg.m/s. |
Câu 18: Một vật khối lượng 0,9 kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 6 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 3 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là?
A. 8,1 kg.m/s. | B. 4,1 kg.m/s. | C. 36 kg.m/s. | D. 3,6 kg.m/s. |
Câu 19: Một lượng khí có thể tích không đổi. Nếu nhiệt độ T được làm tăng lên gấp hai lần thì áp suất của chất khí sẽ?
A. Tăng gấp hai lần. | B. Giảm đi hai lần. |
C. Giảm đi bốn lần. | D. Tăng gấp bốn lần. |
Câu 20: Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe là:
A. 1,3 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 0,6 m/s.
D. 0,7 m/s.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng:
A. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.
B. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng đường kính đường tròn đó.
C. 1 rad = 180o.π.
D. 1 rad ≈ 40o.
Câu 22: Một đường tròn có bán kính 0,5 m, chiều dài của cung tròn chắn bởi góc 90o là:
A. 0,52 m.
B. 0,78 m.
C. 1 m.
D. 1,5 m.
Câu 23: Khí trong xilanh lúc đầu có áp suất 2 atm, nhiệt độ 17oC và thể tích 120 cm3. Khi pit-tông nén khí đến 40 cm3 và áp suất là 10 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là?
A. 210 o C. | B. 290 o C. | C. 483 o C. | D. 270 o C. |
Câu 24: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 30 atm. Nếu giảm nhiệt độ xuống còn 10oC và để một nửa lượng khí thoát ra ngoài thì áp suất khí còn lại trong bình bằng?
A. 2 atm. | B. 14,15 atm. | C. 15 atm. | D. 1,8 atm. |
Câu 25: Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 1,5.105 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 75 cm3. Coi nhiệt độ không đổi. Áp suất khí trong xilanh lúc này bằng?
A. 3.10 5 Pa | B. 4.10 5 Pa | C. 5.10 5 Pa | D. 2.10 5 Pa |
Câu 26: Một động cơ điện cung cáp công suất 5 kW cho một cần cẩu nâng vật 500 kg chuyển động đều lên cao 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là?
A. 20 s. | B. 5 s. | C. 15 s. | D. 10 s. |
Câu 27: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dậy hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 200 N. Công của lực đó thực hiện khi hòm trượt được 10 m bằng?
A. 1732 J. | B. 2000 J. | C. 1000 J. | D. 860 J. |
Câu 28: Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật lớn gấp đôi thế năng tại độ cao?
A. 20 m. | B. 30 m. | C. 40 m. | D. 60 m. |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30o so với phương ngang, vận tốc đều 10,8 km/h. Công suất của động cơ lúc là 60 kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.
Bài 2: Một vật không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng bao nhiêu, biết khối lượng vật là 20 kg.
Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 10
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | B | C | A | D | D | C | B | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | B | A | D | A | A | A | A | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | B | A | B | D | A | A | D | D | D |
II. Tự luận
Bài 1
Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
Vật chịu tác dụng của: trọng lực \(\vec{P}\); lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật \(\vec{N}\); lực kéo \(\overrightarrow{F_{\mathrm{k}}}\) và lực ma sát \(\overrightarrow{F_{\mathrm{ms}}}.\)
Theo định luật II Newton: \(\vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_k}+\overrightarrow{F_{m s}}=m \vec{a} (1)\)
Chiếu lên trục \(\mathrm{Ox}\), ta có:\(F_{\mathrm{k}}-F_{\mathrm{ms}}-P_{\mathrm{x}}=0\) (do vật chuyển động đều nên a = 0)
\(\Rightarrow F_{\mathrm{k}}=P_{\mathrm{x}}+F_{\mathrm{ms}}=\mathrm{mg} \cdot \sin \alpha+\mu \cdot \mathrm{mg} \cdot \cos \alpha\)
Mặt khác, t lại có, công suất của động cơ là:\(\mathrm{P}=\frac{A}{t}=F_k \cdot v\)
\(\Rightarrow \mu=\frac{F_k-m g \sin \alpha}{m g \cos \alpha}=\frac{\frac{\mathrm{P}}{v}}{m g \cos \alpha}-\tan \alpha=\frac{60 \cdot 10^3}{3.2000 \cdot 10 \cdot \frac{\sqrt{3}}{2}}-\frac{1}{\sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}}{3}\)
Bài 2:
Chọn gốc thế năng tại chân dốc.
Cơ năng của vật tại đỉnh dốc là:
W1 = mgh = 20.10.20 = 4000 J.
Cơ năng của vật tại chân dốc là:
W2= 0,5.m.v 2 = 0,5.20.15 2 = 2250 J.
Công của lực ma sát:\(A_{\mathrm{ms}}=W_2-W_1=2250-4000=-1750 \mathrm{~J}.\)
Bài 3
\(\begin{aligned} & \text { Ta có: } F_{\text {đh }}=\mathrm{k} .|\Delta \mathrm{l}| \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \\ & \Delta l_1=l_1-l_0=24-20=4 \mathrm{~cm}=0,04 \mathrm{~m} . \\ & \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Leftrightarrow \frac{5}{0,04}=\frac{10}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Rightarrow\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|=\frac{10.0,04}{5}=0,08 \\ & \Delta \Delta l_2=l_2-l_0=l_2-0,2=0,08 \mathrm{~m} \Rightarrow l_2=0,2+0,08=0,28 \mathrm{~m}=28 \mathrm{~cm} . \end{aligned}\)
4. Đề thi cuối kì 2 tiếng Anh 10 Friends Global
4.1 Đề thi học kì 2 tiếng Anh 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian làm bài: 60 phút, |
PART A. PHONOLOGY (1 pt)
I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others. Circle the correct answer A, B, C or D. This is an example at the beginning (0).
0. A. answer B. solemn C. schooling D. visit
1. A. straw B. rousing C. music D. compose
2. A. photograph B. Stephen C. enough D. cough
3. A. group B. gift C. golf D. geography
II. Choose the word whose stress pattern is different from that of the others. Circle the correct answer A, B, C or D. This is an example at the beginning (0).
0. A. money B. army C. afraid D. people
1. A. anthem B. nation C. peaceful D. device
PART B. GRAMMAR AND VOCABULARY (5 pts)
I. Choose the best answer to complete each of the following sentences. Circle the correct answer A, B, C or D. This is an example at the beginning (0).
0. Jane often ______________ to bed at 10 pm.
A. go
B. to go
C. goes
D. has gone
1. _____________ we take the train instead of the bus? - It is faster.
A. How about
B. Lets
C. Why not
D. Why don’t
2. National park helps to _________________ endangered animals.
A. protect
B. produce
C. threaten
D. provide
3. If Minh ______________ enough money, he would buy a new house in Ha Noi.
A. has
B. had
C. had had
D. has had
4. Remember _____________ the letter for me tomorrow.
A. posting
B. post
C. will post
D. to post
5. I didn’t know your father was in ___________ hospital, so I didn’t come and visit him.
A. a
B. an
C. the
D. no article
6. Walking 10 miles made him ___________________.
A. tiring
B. tired
C. tire
D. to tire
7. Every four years young people from all over Asia gather together to ______________ in Asian Games.
A. compete
B. fight
C. struggle
D. quarrel
8. It was not until last year ____________ he got a job.
A. when
B. that
C. which
D. where
9. Van Cao is one of the most well-known _____________ in Viet Nam
A. actors
B. authors
C. musicians
D. singers
10. A new library ________________ in my village since last January.
A. is built
B. was built
C. has been built
D. had been built
11. It would have been a good crop ________________________.
A. if the storm didn’t sweep
B. had the storm not swept
C. Unless the storm hadn’t swept
D. hadn’t the storm swept
12. John: What do you think of love story films?
Jane: _____________________
A. Oh, I find them interesting
B. Yes, I do
C. I think so
D. I watch them every day
II. Identify the letter A, B, C or D that must be changed for the sentences to be correct.
1. I don’t like talking to that guy. He is a very bored person.
2. Before he became a film star, he has been a stunt man for 5 years
3. He said that he would help her if she had asked him.
4. It was not until his mother came home that Dave does his homework
III. Put the correct form of the words in the brackets in the following sentences.
1. It was not until 1915 that the cinema (real)_______________ became an industry.
2. He has to repair this (break)_______________ chair.
3. Joan came first in the poetry (compete)____________________.
4. He is one of the most (bore)___________________ people I’ve ever met. He never stops talking and never says anything interesting.
PART C. REAADING COMPREHENSION (2 pts)
I. Read the passage and mark the letter A, B, C or D to fill in each gap.
The history of Film
The world’s first film was shown in 1895_______1______ two French brothers, Louis and Auguste Lumiere. Although it only ________2______ of short, simple scenes, people loved it and films have become popular ever since. The first films were silent, with titles on the screen to _________3_________ the story. Soon the public had _______4_______ favorite actors and actresses and, in this way, the first film stars appeared. In 1927, the first “talkie”, a film with sound, was shown and from then on, the public would only accept this kind of film.
1. A. from B. at C. by D. in
2. A. belonged B. held C. contained D. consisted
3. A. explain B. read C. perform D. join
4. A. its B. his C. our D. their
II. Read the passage below and answer the following questions.
Football
The idea of two teams pushing backwards or forwards to each other began in ancient Egypt as a ceremony celebrating good harvests. The Roman army of Julius Caesar brought it to Britain, where people quickly began to play it. Today’s association football, or soccer, comes directly from “association”, which students called “Assoc”.
The first description of English football appeared in 1775 in London. Rules of those days were not as strict as they are today, and games frequently ended in fights with broken arms and legs and even deaths. The number of players could exceed 500 and a game could last a day.
The birth of modern football took place in London in October 1863 when the football Association was formed, and in the following few years most of the rules as we know them were adopted. Today, big football games in London are played at Wembley Stadium, few miles from the centre of London.
1. Who brought the idea of football to Britain?
......................................................
2. Where did the word “soccer” come from?
......................................................
3. Were rules of those days as strict as they are today?
......................................................
4. When was modern football born?
......................................................
PART D. WRITING (2 pts)
I. Rewrite the following sentences so that the meaning stays the same as the given ones.
1. Tom didn’t learn hard enough to pass the final English exam. (Use the conditional sentence)
If Tom......................................................
2. Quan didn’t listen to everybody’s advice until he failed. (Use the structure “It was not until……”)
It was not ......................................................
3. We listen to pop music every day. We want to relax. ( Use to –infinitive )
We listen to ......................................................
4. She puts aside a part of her salary to buy a dictionary. ( Make a question for the underlined part)
......................................................
II. Use the given words or phrases to make the meaningful sentences.
1. Uncle Ho/ born/ Nghe An/ 1890/ a Confucian family.
......................................................
2. He/ be/ Vietnamese politician/ poet.
......................................................
3. He/ visit/ many countries/ world.
......................................................
4. Uncle Ho/ be/ founder of the People’s Republic of Vietnam/ and work/ all his life/ liberate and unify his country.
......................................................
4.2 Đáp án đề thi học kì 2 tiếng Anh 10
PART A. PHONOLOGY
I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others. Circle the correct answer A, B, C or D.
1. A 2. B 3. D
II. Choose the word whose stress pattern is different from that of the others. Circle the correct answer A, B, C or D.
1. D
PART B. GRAMMAR AND VOCABULARY
I. Choose the best answer to complete each of the following sentences. Circle the correct answer A, B, C or D.
1. D 2. A 3. B 4. D 5. D 6. B | 7. A 8. B 9. C 10. C 11. B 12. A |
II. Identify the letter A, B, C or D that must be changed for the sentences to be correct.
1. D 2. C 3. B 4. C
III. Put the correct form of the words in the brackets in the following sentences.
1. really 2. broken 3. competition 4. boring
PART C. REAADING COMPREHENSION (2 pts)
I. Read the passage and mark the letter A, B, C or D to fill in each gap.
1. C 2. D 3. A 4. D
II. Read the passage below and answer the following questions.
1. The Roman army of Julius Caesar (brought it to Britain).
2. The word “soccer” comes from “association”
3. No, they weren’t
4. (It/ Modern football was born) in October 1863.
PART D. WRITING (2 pts)
I. Rewrite the following sentences so that the meaning stays the same as the given ones.
1. If Tom had learned hard enough, he would have passed the final English exam.
( If Tom had learned hard enough, he wouldn’t have failed the ……)
2. It was not until he failed that he listened to everybody’s advice.
3. We listen to pop music every day to relax.
4. What does she put aside a part of her salary for?
II. Use the given words or phrases to make the meaningful sentences.
1. Uncle Ho was born in Nghe An in 1890 into a Confucian family.
2. He was a Vietnamese politician and poet
3. He visited many countries in the world
4. Uncle Ho was the leader of the People’s Republic of Vietnam and worked all his life to liberate and unify his country.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo