Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra học kì 2 Lý 10 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.

TOP 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 5 đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10 Kết nối tri thức.

Bộ đề thi học kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức

1. Đề thi học kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 Vật lí 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn Vật lí 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000 N. Lực cản tác dụng vào xe là 400 N. Khối lượng của xe là 800 kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s khởi hành

A. 10 m.
B. 200 m.
C. 100 m.
D. 50 m.

Câu 2: Hai chị em Hoa và An chơi bập bênh. Chị Hoa có trọng lượng 300 N, khoảng cách d_2\(d_2\) là 1 m, còn em An có trọng lượng 200 \mathrm{~N}\(200 \mathrm{~N}\). Hỏi khoảng cách d_1\(d_1\) là bao nhiêu để bập bênh cân bằng.

A. 1 m.
B. 2 m.
C. 1,5 m.
D. 3 m.

Câu 3: Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1=F2= F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

A. 10 N.m.
B. 20 N.m.
C. 2 N.m.
D. 1 N.m.

Câu 4: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây không đúng khi nói về công do các lực tác dụng lên ô tô gây ra.

A. Lực kéo của động cơ sinh công dương.
B. Trọng lực sinh công âm.
C. Lực ma sát sinh công âm.
D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công âm.

Câu 5: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?

A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.
B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 6: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60o. Lực tác dụng lên dây bằng 100 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:

A. A = 500 J.
B. A = 1000 J.
C. A = 1500 J.
D. A = 600 J.

Câu 7: 1kW giá trị bằng bao nhiêu W?

A. 1012 W.
B. 109 W.
C. 106 W.
D. 103 W.

Câu 8: Năng lượng của các con sóng trong hình dưới tồn tại dưới dạng nào?

A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Quang năng.

Câu 9: Động năng của một vật tăng khi

A. vận tốc của vật giảm.
B. vận tốc của vật không đổi.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.

Câu 10: Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm ngang. Do có ma sát, vật chuyển động chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 .

A. 0,05
B. 0,1.
C. 0,2
D. 0,3

Câu 11: Hình vẽ dưới là một phần đường đi của tàu lượn siêu tốc. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Nhận xét nào không đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường?

A. Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại.
B. Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng.
D. Từ D – E: Động năng và thế năng không đổi.

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu 13: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được?

A. 30 m.

B. 45 m.

C. 9 m.

D. 15 m.

Câu 14: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi nạp điện?

A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
B. Năng lượng có ích: điện
năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

Câu 15: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m để kéo một vật có khối lượng 300 kg với lực kéo 1200 N. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng?

A. 1,6 m.
B. 3,2 m.
C. 0,5 m.
D. 5 m.

Câu 16: Động lượng có đơn vị là

A. kilôgam mét trên giây (kg.m/s).
B. jun (J).
C. kilôgam (kg).
D. niutơn mét (N.m).

Câu 17: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \vec{v}\(\vec{v}\) là đại lượng được xác định bởi công thức

A. \vec{p}=\mathrm{m} \vec{v}.\(A. \vec{p}=\mathrm{m} \vec{v}.\)
B. p=m . v.
C. p=m . a.
D. \vec{v}=\mathrm{m} \vec{a}\(D. \vec{v}=\mathrm{m} \vec{a}\)

Câu 18: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 19. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng

A. \vec{F}=\frac{\Delta \vec{p}}{\Delta t}\(A. \vec{F}=\frac{\Delta \vec{p}}{\Delta t}\)
B. \vec{F}=\Delta \vec{p} \cdot \Delta t\(B. \vec{F}=\Delta \vec{p} \cdot \Delta t\)
C. \Delta t=\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}\(C. \Delta t=\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}\)
D. \frac{\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}}{\Delta t}=m \vec{a}\(D. \frac{\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}}{\Delta t}=m \vec{a}\)

Câu 20: Một xe tải A có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô B có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.

A. xe tải bằng xe ô tô.
B. không so sánh được.
C. xe tải lớn hơn xe ô tô.
D. xe ô tô lớn hớn xe tải.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

A. không xác định.
B. bảo toàn.
C. không bảo toàn.
D. biến thiên.

Câu 22: Quả cầu khối lượng m1 đang chuyển động đều với vận tốc \overrightarrow {{v_1}}\(\overrightarrow {{v_1}}\) thì va chạm mềm xuyên tâm với quả cầu có khối lượng m2 đang nằm yên. Nhiệt tỏa ra trong va chạm có biểu thức

A. \frac{1}{2}(  \frac{{{m_2}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\(\frac{1}{2}( \frac{{{m_2}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\)B. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\(\frac{1}{2}(\frac{{{m_1}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\)
C. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\(\frac{1}{2}(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\)D. bằng không

Câu 23: Tập hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.

A. Thể tích, khối lượng, áp suất.B. Áp suất, thể tích, động lượng.
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 24: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10m/s2.

A. 10 kg.m/s.B. 5,0 kg.m/s.
C. 4,9 kg.m/s.D. 0,5 kg.m/s.

Câu 25 Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Một hệ gọi là hệ cô lập khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.

B. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.

C. Hệ gồm hai vật đang rơi tự do không phải là hệ cô lập.

D. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ cô lập khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác( Mặt Trời, các hành tinh ...).

Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

B. Động lượng là một đại lượng vectơ

C. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

D. Động lượng của vật chuyển động thẳng đều luôn không đổi.

Câu 27: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc \overrightarrow {{v_1}}\(\overrightarrow {{v_1}}\) va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc \overrightarrow {{v_2}}\(\overrightarrow {{v_2}}\). Ta có

A. {m_1}{\vec v_1} = \frac{1}{2}({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\({m_1}{\vec v_1} = \frac{1}{2}({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\)B. {m_1}{\vec v_1} = {m_2}{\vec v_2}\({m_1}{\vec v_1} = {m_2}{\vec v_2}\)
C. {m_1}{\vec v_1} = ({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\({m_1}{\vec v_1} = ({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\)D. {m_1}{\vec v_1} =  - {m_2}{\vec v_2}\({m_1}{\vec v_1} = - {m_2}{\vec v_2}\)

Câu 28: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:

A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
B. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
C. Vô hướng, chỉ có thể dương hoặc bằng không.
D. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Biết áp suất trên mặt thoáng bể nước là pa=1.105 Pa; áp suất tại độ sâu 1 m là bao nhiêu biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 và g = 10 m/s 2

Bài 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang hoạt động với công suất 5 kW và chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì lên dốc. Hỏi động cơ ô tô phải hoạt động với công suất bằng bao nhiêu để có thể lên dốc với tốc độ như cũ? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường không đổi, dốc nghiêng góc 2,3o so với mặt đường nằm ngang và g = 10 m/s2 .

Bài 3: Một người có m_1=50 kg\(m_1=50 kg\) nhảy từ một chiếc xe có m_2=80 \mathrm{~kg}\(m_2=80 \mathrm{~kg}\) đang chạy theo phương ngang với v =3 \mathrm{~m} / \mathrm{s},\(v =3 \mathrm{~m} / \mathrm{s},\) vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v_0=4 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\(v_0=4 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\). Tính vận tốc V_2\(V_2\) của xe sau khi người ấy nhảy trong 2 trường hợp: Nhảy cùng chiều với xe và nhảy ngược chiều với xe?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

1 - C2 - c3 - C4 - D5 - A6 - A7 -D8 - A9 - C10 - B
11 - D12 - C13 - B14 - A15 - A16 - A17 - A18 - D19 - A20 - C
21 - B22 - A23 - C24 - A25 - A26 - C27 - A28 - D

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Công thức tính áp suất chất lỏng \mathrm{p}=p_{\mathrm{a}}+\rho g\(\mathrm{p}=p_{\mathrm{a}}+\rho g\)

h=10^5+1000.10 .1=1,1.10^5 \mathrm{~Pa}\(h=10^5+1000.10 .1=1,1.10^5 \mathrm{~Pa}\)

Bài 2: Đổi 54 \mathrm{~km} / \mathrm{h}=15 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\(\mathrm{~km} / \mathrm{h}=15 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\)

Khi vật chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang:

\begin{aligned}
& \mathrm{F}^{\prime}=F_{\mathrm{ms}}=\frac{\mathrm{P}}{v}=\frac{5000}{15}=\frac{1000}{3}(\mathrm{~N}) \\
& \mathrm{N}=\mathrm{P}=\mathrm{mg}=10000(\mathrm{~N}) \\
& \text { Mà } F_{m s}=\mu N \Rightarrow \mu=\frac{F_{m s}}{N}=\frac{1000}{3.10000}=\frac{1}{30}
\end{aligned}\(\begin{aligned} & \mathrm{F}^{\prime}=F_{\mathrm{ms}}=\frac{\mathrm{P}}{v}=\frac{5000}{15}=\frac{1000}{3}(\mathrm{~N}) \\ & \mathrm{N}=\mathrm{P}=\mathrm{mg}=10000(\mathrm{~N}) \\ & \text { Mà } F_{m s}=\mu N \Rightarrow \mu=\frac{F_{m s}}{N}=\frac{1000}{3.10000}=\frac{1}{30} \end{aligned}\)

Khi xe lên dốc mà vẫn chuyển động đều với vận tốc như cũ:

Theo định luật II Newton:

\vec{F}+\vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_{m s}}=\overrightarrow{0} (1)\(\vec{F}+\vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_{m s}}=\overrightarrow{0} (1)\)

Chiếu biểu thức (1) lên hệ trục tọa độ Oxy: \left\{\begin{array}{l}F-F_{m s}-P \cdot \sin \alpha=0 \\ N-P \cdot \cos \alpha=0\end{array}\right.\(\left\{\begin{array}{l}F-F_{m s}-P \cdot \sin \alpha=0 \\ N-P \cdot \cos \alpha=0\end{array}\right.\)

F_{m s}=\mu N=\mu \cdot P \cdot \cos \alpha=\mu m g \cdot \cos \alpha F\(F_{m s}=\mu N=\mu \cdot P \cdot \cos \alpha=\mu m g \cdot \cos \alpha F\)

=m g(\sin a+\mu \cos \alpha)=10000 .\left(\sin 2,3^{\circ}+\frac{1}{30} \cos 2,3^{\circ}\right)\(=m g(\sin a+\mu \cos \alpha)=10000 .\left(\sin 2,3^{\circ}+\frac{1}{30} \cos 2,3^{\circ}\right)\)

=734(\mathrm{~N}) \Rightarrow P= F.v =11010 \mathrm{~W}\(=734(\mathrm{~N}) \Rightarrow P= F.v =11010 \mathrm{~W}\)

⇒P = F.v = 11010 W

Bài 3: Chiều (+) là chiều chuyển động của xe.

- Người nhảy cùng chiều với xe:

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

\begin{aligned}
& \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(v_0+\mathrm{v}\right)+m_2 \cdot V_2 \\
& \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v_0+v\right)}{m_2}=0,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s}
\end{aligned}\(\begin{aligned} & \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(v_0+\mathrm{v}\right)+m_2 \cdot V_2 \\ & \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v_0+v\right)}{m_2}=0,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \end{aligned}\)

- Người nhảy ngược chiều với xe:

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

\begin{aligned}
& \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(\mathrm{v}-v_0\right)+m_2 \cdot V_2 \\
& \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v-v_0\right)}{m_0}=5,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s}
\end{aligned}\(\begin{aligned} & \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(\mathrm{v}-v_0\right)+m_2 \cdot V_2 \\ & \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v-v_0\right)}{m_0}=5,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \end{aligned}\)

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Vật lí 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Công, năng lượng và năng suất

1.1. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

1

1

1

3

1.2. Công cơ học

1

1

1

2

1

1.3. Công suất

1

1

2

1.4. Động năng. Thế năng

1

1

1

3

1.5. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng

1

1

1

2

1

1.6. Hiệu suất

1

1

2

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

1

1

3

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

1

2

1

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn đều

1

1

2

3.2. Gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm

1

1

1

3

4

Biến dạng của vật rắn

4.1. Biến dạng của vật rắn

1

1

2

4.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

1

2

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

2. Đề thi học kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lý 10

Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

A. Cơ năng
B. Hóa năng
C. Nhiệt năng
D. Nhiệt lượng

Câu 2: Trong hệ SI, công được đo bằng:

A. cal
B. W
C. J
D. W/s

Câu 3: Khi kéo một vật trượt lên trên mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là

A. Trọng lực
B. Phản lực
C. Lực ma sát
D. Lực kéo.

Câu 4: Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất là:

Câu 5: 1W bằng:

A. 1 J.s
B. 1 J/s
C. 10 J.s
D. 10 J/s

Câu 6: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100W tiêu thụ năng lượng 1000J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là

A. 1s
B. 10s
C. 100s
D. 1000s

Câu 7: Động năng là đại lượng:

A. vô hướng, luôn dương
B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng 0
C. vecto, luôn dương
D. vecto, luôn dương hoặc bằng 0.

Câu 8: Năng lượng của vật có được khi vật nằm yên tại một độ cao nhất định so với mặt đất là:

A. Động năng
B. Cơ năng
C. Thế năng
D. Hóa năng

Câu 9: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 20m/s thì động năng của nó bằng

A. 7200J
B. 200J
C. 200kJ
D. 72kJ

......

Câu 21: Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có:

A. Cùng hướng với vecto gia tốc.
B. Hướng vào tâm đường tròn.
C. Hướng ra xa tâm đường tròn.
D. Phương tiếp tuyến với đường tròn.

Câu 22: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm có:

A. Cùng hướng với vận tốc.
B. Ngược hướng với vận tốc.
C. Luôn hướng vào tâm.
D. Tiếp tuyến với quỹ đạo.

Câu 23: Gắn vật có khối lượng m vào dây, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Lực nào đã đóng vai trò lực hướng tâm?

A. Lực căng dây.
B. Trọng lực.
C. Hợp của lực căng dây và trọng lực.
D. Phản lực tác dụng lên vật.

Câu 24: Đơn vị của độ cứng là:

A. N.m
B. N/m
C. N.m2
D. N/m2

Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng.
D. ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 26: Khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.
C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 27: Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Áp lực và diện tích mặt bị ép
B. Lực kéo và thể tích của vật
C. Trọng lực và thể tích của vật
D. Áp lực và chu vi của vật.

Câu 28: Hai vật làm bằng sứ và sắt có cùng khối lượng được treo vào hai đầu của một thanh nằm ngang và đang thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?

A. Thanh nghiêng về bên vật bằng sắt
B. Thanh nghiêng về bên vật bằng sứ
C. Thanh vẫn thăng bằng.
D. Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.

Phần tự luận:

Câu 1: Từ độ cao 40m người ta ném vật xuống dưới với vận tốc 5m/s. Ở độ cao nào 3Wđ = 2.Wt? (0,5đ)

Câu 2: Từ mặt đất người ta phóng viên đạn 2kg vật với vận tốc 300 m/s, hợp với phương ngang góc 600. Ở vị trí cao nhất, viên đạn nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau, mảnh 1 bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 400 m/s. Tìm tốc độ của mảnh 2? (0,5đ)

Câu 3: Gắn vật có khối lượng 500g vào sợi dây dài 50 cm, quay đều trong mặt phẳng nằm ngang. Sợi dây chỉ chịu lực căng tối đa 10N. Tính vận tốc lớn nhất vật có thể đạt được để dây không bị đứt? (1đ)

Câu 4: Treo vật có khối lượng 500g vào lò xo thì lò xo dãn ra 0,025m, lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo? (1đ)

2.2 Ma trận đề thi học kì 2 Lý 10

TT

Nội dung

kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

%

tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

TN

TL

1

Năng lượng. Công. Công suất.

1.1. Năng lượng. Công cơ học

2

1,5

1

1

3

17

40

1.2. Công suất

2

1,5

1

1

3

1.3. Động năng, thế năng

2

1,5

1

1

3

1.4 Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

1

0,75

1

1

1

6

2

1

1.5 Hiệu suất

1

0,75

1

1

2

2.

Động lượng

2.1 Động lượng

1

0,75

1

1

2

11,25

20

2.2 Định luật bảo toàn động lượng.

1

0,75

1

1

1

6

2

1

2.3. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm.

1

0,75

1

1

2

3

Chuyển động tròn đều.

3.1 Động học của chuyển động tròn đều

1

0,75

1

1

2

8

20

3.2 Lực hướng tâm của chuyển động tròn đều.

1

0,75

1

1

1

4,5

2

1

4

Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng.

4.1 Biến dạng của vật rắn

2

1,5

1

1

1

4,5

2

1

8,75

20

4.2 Áp suất của chất lỏng

1

0,75

1

1

2

TỔNG

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

70

30

45

100

Tỉ lệ chung%

70

30

100

45

100

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng;

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận;

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được quy định rõ trong hướng dẫn chấm;

- Các câu hỏi không trùng đơn vị kiến thức với nhau.

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
MÔN: VẬT LÍ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

1

Năng lượng. Công. Công suất.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.1. Năng lượng. Công cơ học

Nhận biết:

- Xác định được một số dạng năng lượng thường gặp và sự chuyển hoá năng lượng.

-Định nghĩa được công cơ học trong trường hợp tổng quát, xác định được công thức tinh công

-Nêu được đơn vị công cơ học.

Thông hiểu.

- Xác định được lực kéo và công cản, lực không sinh công.

- Vận dụng công thức tính công trong trường hợp đơn giản.

2

1

1.2. Công suất

Nhận biết:

- Định nghĩa được công suất, công thức tính công suất, các đại lượng trong công thức.

- Nhận biết đơn vị của công suất.

Thông hiểu.

- Tính được công suất trong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng liên hệ giữa công suất, lực và vận tốc.

2

1

1.3. Động năng, thế năng

Nhận biết:

- Định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

- Định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này.

- Nêu được đơn vị đo thế năng.

Thông hiểu.

- Xác định được sự thay đổi của động năng theo vận tốc và khối lượng của vật.

- Tính được động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.

2

1

1.4 Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Nhận biết:

- Định nghĩa cơ năng và nhận biết được biểu thức của cơ năng.

Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và nhận biết được hệ thức của định luật này.

Thông hiểu.

- Nhận biết được sự chuyển hoá năng lượng giữa động năng và thế năng.

Vận dụng cao.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.

1

1

1

1.5 Hiệu suất

Nhận biết:

- Nhận biết được năng lượng có ích và hao phí trong quá trình chuyển hóa năng lượng

- Nêu được khái niệm công suất hiệu suất.

Thông hiểu.

- Hiểu được cách làm tăng hiệu suất.

1

1

2

Động lượng

2.1 Động lượng

Nhận biết:

- Trình bày được định nghĩa, viết công thức và đơn vị đo động lượng

Thông hiểu.

- Tính được động lượng của vật trong trường hợp đơn giản.

1

1

2.2 Định luật bảo toàn động lượng.

Nhận biết:

- Trình bày được khái niệm hệ kín, nhận biết được hệ kín.

- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật hay nhiều vật.

Thông hiểu.

- Nhận biết được điều kiện để áp dụng được định luật bảo toàn động lượng.

Vận dụng cao.

- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải các bài tập ở mức độ vận dụng cao.

1

1

1

2.3 Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm.

Nhận biết:

- Thiết kế phương án và lựa chọn phương án thực hiện thí nghiệm xác định động lượng của vật trong hai loại va chạm mềm và va chạm đàn hồi.

- Nhận biết một số dụng cụ trong bài thực hành xác định động lượng của vật.

Thông hiểu.

- Hiểu được các đại lượng cần đo để xác định động lượng của vật.

1

1

3

Chuyển động tròn đều.

3.1 Động học của chuyển động tròn đều

Nhận biết:

- Định nghĩa được chuyển động tròn đều, nhận biết một số chuyển động tròn đều trong thực tế.

- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

- Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vecto vận tốc của chuyển động tròn đều.

- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

Thông hiểu.

- Xác định được các đặc điểm của vectơ vận tốc và vecto gia tốc trong chuyển động tròn đều.

1

1

3.2 Lực hướng tâm của chuyển động tròn đều.

Nhận biết:

- Nêu được công thức tính lực hướng tâm, nhận biết một số đặc điểm của lực hướng tâm.

Thông hiểu.

- Nhận biết được một số lực đóng vai trò lực hướng tâm.

Vận dụng.

- Vận dụng công thức tính lực hướng tâm để giải một số bài tập trong thực tế.

1

1

1

4.1 Biến dạng của vật rắn

Nhận biết.

- Nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén.

- Mô tả được các đặc tính của lò xo: Giới giạn đàn hồi, độ dãn, độ cứng.

Thông hiểu.

- Hiểu được một số đặc điểm của lực đàn hồi.

- Nêu được mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

Vận dụng.

- Vận dụng được được định luật Hooke trong một số trường hợp đơn giản.

2

1

1

4.2 Áp suất của chất lỏng

Nhận biết.

- Nêu được định nghĩa áp lực, áp suất.

- Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó và hiểu được ý nghĩa thực tế của khái niệm khối lượng riêng.

Thông hiểu.

- Xác định được áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào những đại lượng vật lý nào.

1

1

...............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Vật lí 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm