Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Địa lý 10 năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý 10 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT……… ------------------------- | ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2023 - 2024 Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH KNTTVCS Thời gian làm bài: 45 phút |
A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Địa lí 10
1. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Đặc điểm so sánh | Quy luật địa đới | Quy luật phi địa đới |
Khái niệm | Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ | Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cấu trúc cảnh quan |
Nguyên nhân | Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời -> góc chiếu của tia sang mặt trời tới Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực -> lượng bức xạ mặt trời cũng giảm theo | Do nguồn năng lượng bên trong lòng Trái Đất phân chia bề mặt đất thành: lục địa, đại dương và địa hình núi cao |
Biểu hiện | - Sự phân bố các vòng đai nhiệt - Các đai áp cao và các đới gió trên Trái Đất - Các nhóm đất và các thảm thực vật | Quy luật đai cao Quy luật địa ô |
2. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới
a) Quy mô dân số
- Khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh và gần đây đã tăng chậm lại.
- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người.
- Ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.
b) Gia tăng dân số
* Gia tăng dân số tự nhiên
- Tỉ suất sinh thô và tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ở nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Để đánh giá gia tăng dân số tự nhiên, người ta dựa vào tỉ suất tăng tự nhiên dân số.
+ Tỉ suất tăng tự nhiên dân số là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
+ Tỉ suất tăng tự nhiên dân số của toàn thế giới có xu hướng giảm nên số dân thế giới tăng chậm lại.
* Gia tăng dân số cơ học
- Tỉ suất nhập cư cho biết số người nhập cư đến một lãnh thổ trong năm.
- Tỉ suất xuất cư cho biết số người xuất cư của một lãnh thổ trong năm.
- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
+ Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư.
+ Ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.
- Ý nghĩa: Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.
* Gia tăng dân số thực tế
- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học (đơn vị: %).
- Là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.
* Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số
- Gia tăng dân số của một khu vực trong một năm là kết quả tổng hợp của tình hình sinh đẻ, tử vong và di cư của khu vực đó trong năm.
- Các nhân tố tác động đến sinh đẻ, tử vong và di cư chính là các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
c) Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
* Cơ cấu sinh học
- Cơ cấu dân số theo giới tính
- Cơ cấu dân số theo tuổi
* Cơ cấu xã hội: Có nhiều cách phân chia cơ cấu xã hội, trong đó quan trọng nhất là phân chia theo trình độ văn hoá và phân chia theo lao động.
3. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
a) Tình hình phân bố dân cư:
- Dân cư thế giới phân bố rất không đều.
- Những vùng dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á,…
- Những vùng thưa dân như: Bắc Á, châu Đại Dương,...
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội.
b) Đô thị hóa
- Khái niệm: Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Ý nghĩa tỉ lệ dân thành thị
+ Là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa.
+ Cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia.
- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa
+ Nhân tố tự nhiên
+ Nhân tố xã hội
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
Ảnh hưởng tích cực | Ảnh hưởng tiêu cực | |
Về kinh tế | - Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. - Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. - Tăng năng suất lao động. | Giá cả ở đô thị thường cao. |
Về xã hội | - Tạo thêm nhiều việc làm mới. - Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống. - Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư. | - Tạo áp lực về nhà ở, hạ tầng đô thị. - Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội. |
Về môi trường | Mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống. | Đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn. |
.............
B. Một số câu hỏi ôn tập
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những biểu hiện của tăng trưởng xanh là
A. khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất.
B. sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
C. bón phân vô cơ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cây trồng.
D. sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu hoá thạch.
Câu 2: Ngành vận tải nào sau đây thuộc vào loại trẻ nhất?
A. Đường sống.
B. Đường ống.
C. Đường ô tô.
D. Đường biển.
Câu 3: Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
B. Thiết bị sản xuất, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
C. Năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
D. Nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
Câu 4: Theo bảng 28:
Biểu đồ nào sau đây thể hiện được lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ khách du lịch quốc tế theo châu lục năm 2019?
A. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biếu đồ tròn.
Câu 5: Ngành dịch vụ được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói” là
A. tài chính.
B. du lịch.
C. bảo hiểm.
D. buôn bán.
Câu 6: Biểu hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là
A. tiết kiệm năng lượng trong nhà.
B. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
C. áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ.
D. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Câu 7: Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm:
A. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp.
B. công nghiệp chế biến và dịch vụ công nghiệp.
C. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và dịch vụ công nghiệp.
D. công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Câu 8: Sản phẩm nào sau đây thuộc vào lĩnh vực hoạt động viễn thông?
A. Thư báo
B. Bưu phẩm.
C. Internet.
D. Điện tín.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?
A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
B. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
C. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
D. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Câu 10: Nhân tố trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố bưu chính viễn thông là
A. xuất hiện nhiều thiết bị hiện đại.
B. qui mô và tốc độ phát triển mạng lưới.
C. mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới.
D. mật độ phân bố và sử dụng mạng lưới.
Câu 11: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. khoáng sản, nước.
B. dân cư, lao động.
C. vốn đầu tư, thị trường.
D. khoa học – công nghệ.
Câu 12: Thương mại gồm những hoạt động nào sau đây?
A. Bên mua và bên bán.
B. Tài chính và ngân hàng
C. Xuất khẩu và nhập khẩu.
D. Nội thương và ngoại thương.
Câu 13: Cho bảng số liệu
Bảng 28. Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ khách du lịch quốc tế theo châu lục năm 2019
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Năm 2019, châu Âu có doanh thu từ khách du lịch quốc tế lớn gấp 15 lần so với châu Phi.
B. Năm 2019, châu Đại Dương có lượng khách du lịch quốc tế ít hơn nhưng lại có doanh thu từ khách du lịch quốc tế lớn hơn châu Phi.
C. Năm 2019, châu Âu có lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ khách du lịch quốc tế lớn nhất.
D. Năm 2019, châu Đại Dương có lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ khách du lịch quốc tế thấp nhất.
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp?
A. Có tính tập trung cao.
B. Có tính mùa vụ.
C. Phân bố linh hoạt theo không gian.
D. Gắn với việc sử dụng máy móc.
Câu 15: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính
A. không đổi.
B. cố định.
C. phát triển.
D. ổn định.
Câu 16: Sự phát triển công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của
A. giao thông vận tải.
B. các ngành kinh tế.
C. thương mại.
D. nông nghiệp
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện tử - tin học?
A. Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
B. Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990 lại đây.
C. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước.
D. Chiếm nhiều diện tích rộng, tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước.
Câu 18: Vai trò của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản không phải là
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
B. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
C. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
D. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 19: Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của
A. khu công nghiệp.
B. vùng công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. điểm công nghiệp.
Câu 20: Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là
A. thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác.
B. sản xuất khối lượng của cải vật chất rất lớn.
C. khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên.
D. khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.
Câu 21. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là
A. nâng cao đời sống dân cư.
B. cải thiện quản lí sản xuất.
C. xoá đói giảm nghèo.
D. công nghiệp hóa nông thôn.
Câu 22. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Tại sao ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước?
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019.
Năm | 2000 | 2010 | 2015 | 2019 |
Dân số thế giới (Triệu người) | 6049,2 | 6960,4 | 7340,5 | 7627,0 |
Sản lượng lương thực (Triệu tấn) | 2060,0 | 2476,4 | 2550,9 | 2964,4 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019 ?
Câu 3 . Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế.
Câu 4 Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020
Phương tiện vận tải | Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) | Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) |
Đường sắt | 5216,3 | 3818,9 |
Đường bộ | 1307877,1 | 75162,9 |
Đường sông | 244708,2 | 51630,3 |
Đường biển | 69639,0 | 152277,2 |
Đường hàng không | 272,4 | 528,4 |
Tổng số | 1627713,0 | 283417,7 |
Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.
,.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Địa lí 10 KNTT