Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 16 trang tóm tắt toàn bộ kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm có đáp án kèm theo.
Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức 2025 (Cấu trúc mới)
TRƯỜNG THPT……… | ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025 Môn: TIN HỌC 10 |
A. TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng
Câu 1. Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:
x = 1
while (x <= 5):
print(“python”)
x = x + 1
A. 5 từ python.
B. 4 từ python.
C. 3 từ python.
D. Không có kết quả.
Câu 2. Cho đoạn chương trình sau:
n = int(input("Nhập n<=1000: "))
k=0
n=abs(n)
while n!=0:
n=n//10
k=k+1
print(k)
Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. k là số chữ số có nghĩa của n.
B. k là chữ số hàng đơn vị của n.
C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.
D. k là số chữ số khác 0 của n.
Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất:
i = 0; x = 0
while i < 10:
if i%2 == 0:
x += 1
i += 1
print(x)
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
B. Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 5. Vòng lặp while – do kết thúc khi nào?
A. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Tất cả các phương án.
Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?
A. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
D. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().
Câu 7. Cho đoạn chương trình python sau:
Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 8. Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:
a = 10
while a < 11: print(a)
A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
D. Chương trình bị lặp vô tận.
Câu 9. Câu lệnh sau giải bài toán nào:
while M != N:
if M > N:
M = M – N
else:
N = N – M
A. Tìm UCLN của M và N.
B. Tìm BCNN của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.
Câu 10. Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +… + n + … cho đến khi S>10000. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:
A. while S >= 10000.
B. while S < 10000.
C. while S <= 10000.
D. While S >10000.
Câu 11. Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cả ba cấu trúc.
Câu 12. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.
Câu 13. Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
A. while <điều kiện> to <câu lệnh>.
B. while <điều kiện> to <câu lệnh1> do<câu lệnh 2>.
C. while <điều kiện> do: <câu lệnh>.
D. while <điều kiện>: <câu lệnh>.
Câu 14. Kết quả của chương trình sau:
x = 1
y = 5
while x < y:
print(x, end = " ")
x = x + 1
A. 1 2 3 4.
B. 2 3 4 5.
C. 1 2 3 4 5.
D. 2 3 4.
Câu 15. s=0
i=1
while i<=5:
s=s+1
i=i+1
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:
A. 9
B. 15
C. 5
D. 10
Câu 16. Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>109. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:
A. While S>=1
B. While S =109:
C. While S <109:
D. While S !=109:
Câu 17. Vòng lặp While kết thúc khi nào?
A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn
B. Khi đủ số vòng lặp
C. Khi tìm được Output
D. Tất cả các phương án
Câu 18. Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?
A = [1, 2, ‘3’]
A. list.
B. int.
C. float.
D. string.
Câu 19. Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?
A. abs().
B. link().
C. append().
D. add().
Câu 20. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?
>>> A = [2, 3, 5, 6]
>>> A. append(4)
>>> del (A[2])
A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
B. 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 6, 4.
Câu 21. Kết quả của chương trình sau là gì?
A = [2, 3, 5, "python", 6]
A.append(4)
A.append(2)
A.append("x")
del(A[2])
print(len(A))
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 22. Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?
A. ls = [1, 2, 3]
B. ls = [x for x in range(3)
C. ls = [int(x) for x in input().split()]
D. ls = list(3).
Câu 23. Cho khai báo mảng sau:
A = list(“3456789”)
Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
A. print(A[2]).
B. print(A[1
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).
Câu 24. Cho arr = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của arr[3]?
A. 1.4.
B. đông.
C. hạ.
D. 3.
Câu 25. Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?
A. for.
B. while – fo
C. for kết hợp với lệnh range().
D. while kết hợp với lệnh range().
.............
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin:
Câu lệnh lặp while trong Python cho phép thực hiện một khối mã nhiều lần miễn là điều kiện được cung cấp là đúng. Câu lệnh này thường được sử dụng khi số lần lặp không được xác định trước. (Nguồn: W3Schools)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Câu lệnh lặp while chỉ thực hiện một lần nếu điều kiện là đúng.
b) Câu lệnh lặp while có thể gây ra vòng lặp vô hạn nếu điều kiện không bao giờ trở thành sai.
c) Câu lệnh while có thể được sử dụng để lặp qua danh sách trong Python.
d) Điều kiện trong câu lệnh while phải là một biểu thức logic.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Câu lệnh lặp while có cú pháp đơn giản: while điều_kiện:, theo sau là khối mã cần thực hiện. Nếu điều kiện trở thành sai, vòng lặp sẽ kết thúc. (Nguồn: Python.org)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Cú pháp của câu lệnh while yêu cầu phải có dấu hai chấm ở cuối dòng điều kiện.
b) Vòng lặp while không thể kết thúc nếu điều kiện luôn đúng.
c) Khối mã bên trong câu lệnh while có thể không cần phải thụt lề.
d) Câu lệnh while không thể được lồng vào nhau.
Câu 3: Cho đoạn thông tin:
Trong Python, bạn có thể sử dụng câu lệnh break để thoát khỏi vòng lặp while bất kỳ lúc nào, ngay cả khi điều kiện vẫn đúng. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn dừng vòng lặp dựa trên một điều kiện khác.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Câu lệnh break chỉ có thể được sử dụng trong vòng lặp for.
b) Bạn có thể sử dụng break để kết thúc vòng lặp while sớm.
c) Câu lệnh break không ảnh hưởng đến điều kiện của vòng lặp.
d) Việc sử dụng break có thể giúp kiểm soát luồng thực thi của chương trình.
Câu 4: Cho đoạn thông tin:
Câu lệnh lặp while có thể kết hợp với câu lệnh continue, cho phép bỏ qua phần còn lại của vòng lặp và quay lại điều kiện kiểm tra ngay lập tức. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát các lần lặp. (Nguồn: Programiz)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Câu lệnh continue sẽ dừng hoàn toàn vòng lặp while.
b) Sử dụng continue sẽ bỏ qua phần mã còn lại trong vòng lặp và kiểm tra điều kiện một lần nữa.
c) Câu lệnh continue chỉ có thể được sử dụng trong vòng lặp while.
d) Việc sử dụng continue có thể làm cho mã dễ đọc hơn trong một số trường hợp.
Câu 5: Cho đoạn thông tin:
Trong Python, danh sách (list) là một kiểu dữ liệu có thể chứa nhiều giá trị khác nhau. Danh sách có thể chứa các phần tử có kiểu dữ liệu khác nhau như số, chuỗi, và thậm chí là các danh sách khác. (Nguồn: Python.org)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Danh sách trong Python chỉ có thể chứa các số nguyên.
b) Danh sách có thể chứa các phần tử có kiểu dữ liệu khác nhau.
c) Danh sách trong Python không thể chứa các danh sách khác.
d) Danh sách là một kiểu dữ liệu có thể thay đổi (mutable).
Câu 6: Cho đoạn thông tin:
Để tạo một danh sách trong Python, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc vuông. Ví dụ, my_list = [1, 2, 3, 4] là một danh sách chứa bốn số nguyên. (Nguồn: W3Schools)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Danh sách trong Python được tạo ra bằng dấu ngoặc nhọn.
b) Bạn có thể tạo một danh sách rỗng bằng cách sử dụng my_list = [].
c) Danh sách không thể chứa các chuỗi.
d) Danh sách có thể được khởi tạo với các giá trị mặc định.
.........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Tin học 10 KNTT
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
