Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Tin 10 Cánh diều, KNTT

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức và Cánh diều gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Tin học 10 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:

x = 1

while (x <= 5):

print(“python”)

x = x + 1

A. 5 từ python.
B. 4 từ python.
C. 3 từ python.
D. Không có kết quả.

Câu 2. Cho đoạn chương trình sau:

n = int(input("Nhập n<=1000: "))

k=0

n=abs(n)

while n!=0:

n=n//10

k=k+1

print(k)

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. k là số chữ số có nghĩa của n.
B. k là chữ số hàng đơn vị của n.
C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.
D. k là số chữ số khác 0 của n.

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất:

i = 0; x = 0

while i < 10:

if i%2 == 0:

x += 1

i += 1

print(x)

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
B. Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 5. Vòng lặp while – do kết thúc khi nào?

A. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Tất cả các phương án.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?

A. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
D. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().

Câu 7. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0

while Tong < 10:

Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.

Câu 8. Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:

a = 10

while a < 11: print(a)

A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
D. Chương trình bị lặp vô tận.

Câu 9. Câu lệnh sau giải bài toán nào:

while M != N:

if M > N:

M = M – N

else:

N = N – M

A. Tìm UCLN của M và N.
B. Tìm BCNN của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.

Câu 10. Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +… + n + … cho đến khi S>10000. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:

A. while S >= 10000.
B. while S < 10000.
C. while S <= 10000.
D. While S >10000.

Câu 11. Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:

A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cả ba cấu trúc.

Câu 12. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.

Câu 13. Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

A. while <điều kiện> to <câu lệnh>.
B. while <điều kiện> to <câu lệnh1> do<câu lệnh 2>.
C. while <điều kiện> do: <câu lệnh>.
D. while <điều kiện>: <câu lệnh>.

Câu 14. Kết quả của chương trình sau:

x = 1

y = 5

while x < y:

print(x, end = " ")

x = x + 1

A. 1 2 3 4.
B. 2 3 4 5.
C. 1 2 3 4 5.
D. 2 3 4.

Câu 15. s=0

i=1

while i<=5:

s=s+1

i=i+1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:

A. 9
B. 15
C. 5
D. 10

Câu 16. Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>109. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:

A. While S>=1
B. While S =109:
C. While S <109:
D. While S !=109:

Câu 17. Vòng lặp While kết thúc khi nào?

A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn
B. Khi đủ số vòng lặp
C. Khi tìm được Output
D. Tất cả các phương án

Câu 18. Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

A. list.
B. int.
C. float.
D. string.

Câu 19. Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?

A. abs().
B. link().
C. append().
D. add().

Câu 20. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

>>> A = [2, 3, 5, 6]

>>> A. append(4)

>>> del (A[2])

A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
B. 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 6, 4.

Câu 21. Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [2, 3, 5, "python", 6]

A.append(4)

A.append(2)

A.append("x")

del(A[2])

print(len(A))

A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.

Câu 22. Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?

A. ls = [1, 2, 3]
B. ls = [x for x in range(3)
C. ls = [int(x) for x in input().split()]
D. ls = list(3).

Câu 23. Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).
B. print(A[1
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).

Câu 24. Cho arr = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của arr[3]?

A. 1.4.
B. đông.
C. hạ.
D. 3.

Câu 25. Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?

A. for.
B. while – fo
C. for kết hợp với lệnh range().
D. while kết hợp với lệnh range().

Câu 26. Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là:

A. list.del(i).
B. A. del(i).
C. del A[i].
D. A. del[i].

Câu 27. Chương trình sau thực hiện công việc gì?

S = 0

for i in range(len(A)):

if A[i] > 0:

S = S + A[i]

print(S)

A. Duyệt từng phần tử trong A.
B. Tính tổng các phần tử trong A.
C. Tính tổng các phần tử không âm trong A.
D. Tính tổng các phần tử dương trong A.

Câu 28. Hoàn thiện chương trình tính tích các phần tử dương trong danh sách A.

S = (…)

for i in range(len(A)):

(…)

S = S * A[i]

print(S)

A. 1, if A[i] > 0:.
B. 0, if A[i] > 0:
C. 1, if A[i] >= 0.
D. 0, if A[i] > 0.

Câu 29. Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).
B. print(A[1]).
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).

Câu 30: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào? A = [1, 2, ‘3’]

A. list.
B. int.
C. float.
D. string.

Câu 31. Để khai báo danh sách a và khởi tạo danh sách a có 3 phần tử 10, 20, 30, phương án nào sau đây đúng?

A. a = (10,20,30)
B. a = {10,20,30}
C. a = [10,20,30]
D. a = 10,20,30

Câu 32. Để sắp xếp danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. reverse(a)
B. a.reverse()
C. a.sort()
D. sort(a)

Câu 33. Để xuất phần tử cuối cùng trong danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. print(a[len(a)]
B. print(len(a)-1
C. print(a[len(a)-1])
D. print(len(a))

Câu 34. Để xuất phần tử đầu tiên trong danh sách a, phương án nào sau đây đúng?

A. print(a[1])
B. print(a[0])
C. print(a0)
D. print(a1)

Câu 35. Để khởi tạo danh sách a gồm 50 số 0, phương án nào sau đây đúng?

A. a = 0…50
B. a = [0…50]
C. a = [0]*50
D. a = [0*50]

Câu 36. Để khai báo danh sách a rỗng, phương án nào sau đây đúng?

A. a ==[]
B. a= 0
C. a = []
D. a = [0]

Câu 37. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?

A. clear().
B. exit().
C. remove().
D. del().

Câu 38. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.
B. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước.
C. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.
D. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Tin học 10 KNTT

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học 10 Cánh diều 2024

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2023 - 2024

Môn: TIN HỌC 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Bài : Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào -ra đơn giản

Câu 1. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây là từ khoá?

A. program, sqr.
B. uses, var.
C. include, const.
D. if, else.

Câu 2. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?

A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…

Câu 3. Từ khoá của một ngôn ngữ lâp trình là:

A. là những từ dành riêng.
B. cho một mục đích sử dụng nhất định.
C. có thể đặt tên cho biến.
D. Cả A và B

Câu 4. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây đặt sai theo quy tắc?

A. 11tinhoc.
B. tinhoc11.
C. tin_hoc.
D. _11

Câu 5. Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python?

A. cd = 50.
B. a = a * 2.
C. a = 10
D. a + b = 100.

Câu 6. Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?

A. S:=R*R*pi.
B. S=R*R*pi.
C. S:=2(R)*pi.
D. S:=R2*pi.

Câu 7. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2

A. -11.
B. 11.
C. 7.
D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 8. Đưa dữ liệu ra màn hình dùng thủ tục nào?

A. print().
B. input().
C. t
D. abs().

Câu 9. Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?

A. print().
B. input().
C. nhap().
D. enter().

Câu 10. Đâu không phải là kiểu dữ liệu cơ bản trong python ?

A. int.
B. float.
C. list.
D. string.

Câu 11. Kết quả của dòng lệnh sau

>>x=6.7

>>type(x)

A. int.
B. float.
C. string.
D. double.

Câu 12. Xác định kiểu của biểu thức sau?

“34 + 28 – 45 ”

A. int.
B. float
C. bool.
D. string.

Câu 13. Xác định kiểu và giá trị của biểu thức sau

4 + 5*6-34 >5*8-2

A. bool, True.
B. bool, true.
C. bool, False.
D. không xác định, false.

Câu 14. Viết chương trình nhập vào 4 số và tính tổng của chúng. Các dòng lệnh số mấy bị sai?

a = int(input(“Nhập số a”))
b = float(input(“Nhập số b”))
c = int(input(“Nhập số c”))
d = input(“Nhập số d”)
print(“Tổng là: ”, a+b+c+d)

A. Dòng 1, 2
B. Dòng 2, 4
C. Dòng 3, 5
D. Dòng 4

Câu 15. Câu lệnh nào sau đây không báo lỗi?

1) float(4)
2) int(“1+3”)
3) int(“3”)
4) float(“1+2+3”)

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Bài: Câu lệnh rẽ nhánh

Câu 1. Kết quả của đoạn chương trình sau:

x=2021

print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0)

A. 55.
B. True.
C. 5.
D. False.

Câu 2. Cho x = True, y = False. Cho biết giá trị của biểu thức sau:
not((x or y ) and x )

A. True
B. False
C. x
D. 1

Câu 3. Tìm giá trị m và n thoả mãn (m+4) % 5 == 0 và n*2//3=5

A. m = 1, n = 8
B. m = 2, n = 9
C. m = 3, n = 10,
D. m = 0, n = 7

Câu 4. Kết quả của chương trình sau là gì ?

x = 8
y = 9
if x > y:
print('x lớn hơn y')
elif x==y:
print('x bằng y')
else:
print('x nhỏ hơn y')

A. x lớn hơn y
B. x bằng y
C. x nhỏ hơn y
D. Chương trình bị lỗi

Câu 5. Năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100. Biểu thức biểu diễn kiểm tra năm nhuận là:

A. n % 4 == 100 or ( n % 4 == 0 and n % 100 == 0)
B. n % 4 == 100 or n % 4 == 0 and n % 100 != 0
C. n % 4 != 100 or ( n % 4 == 0 and n % 100 != 0)
D. n % 4 == 100 or ( n % 4 == 0 and n % 100 != 0)

Câu 6. Kết quả của biểu thức round(-1.232154, 4) là:

A. -1.2321
B. -1.2322
C. -1.23
D. -1,232

Câu 7. Kết quả của lệnh print(round(4.5679,2)) là:

A. 4.5
B. 4.6
C. 4.56
D. 4.57

Câu 8. Biểu thức lôgic nào sau đây thể hiện số a thuộc nửa khoảng (5, 7]

A. 5 < a <= 7
B. 5<= a <=7
C. 5 < a < 7
D. 5 <= a < 7

Bài: câu lệnh lặp

Câu 1. Biến chạy trong vòng lặp for i in range(<giá trị cuối>) tăng lên mấy đơn vị sau mỗi lần lặp?

A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. Tất cả đều sai.

Câu 2. Trong Python, câu lệnh nào dưới đây được viết đúng?

A. for i in range(10): prin(“A”).
B. for i in range(10): print(“A”).
C. for i in range(10): print(A).
D. for i in range(10) print(“A”).

Câu 3. Trong câu lệnh lặp:

j=0
for j in range(10):
j = j + 2
print(j)

Khi kết thúc câu lệnh trên, câu lệnh print(j) được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 10 lần.
B. 1 lần.
C. 5 lần.
D. Không thực hiện.

Câu 4. Cho đoạn chương trình:

j = 0
for i in range(5):
j = j + i
print(j)

Sau khi thực hiện chương trình giá trị của biến j bằng bao nhiêu?

A. 10.
B. 12.
C. 15.
D. 14.

Câu 5. Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

t = 0
for i in range(1, 101):
if(i % 3 == 0 and i % 5 == 0):
t = t + i
print(t)

A. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.
B. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
C. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
D. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.

Câu 6. Cho biết kết quả khi chạy đoạn chương trình sau:

s = 0
for i in range(3):
s = s+2*i
print(s)

A. 12
B. 10
C. 8.
D. 6.

Câu 7. Trong Python, đoạn chương trình sau đưa ra kết quả gì?

for i in range(10, 0, -1):

print(i, ‘’)

A. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
B. Đưa ra 10 dấu cách.
C. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
D. Không đưa ra kết quả gì.

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?

A. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
D. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().

Câu 9. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10
C. 11.
D. 12.

Câu 10. Câu lệnh sau giải bài toán nào:

while M != N:
if M > N:
M = M – N
else:
N = N – M

A. Tìm UCLN của M và N.
B. Tìm BCNN của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.

Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất:

i = 0; x = 0
while i < 10:
if i%2 == 0:
x += 1
i += 1
print(x)

A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5.

Câu 12. Vòng lặp while – do kết thúc khi nào?

A. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Tất cả các phương án.

Bài: kiểu dữ liệu danh sách

Câu 1. Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu mảng(List) trong python.

A. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.
B. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong mảng có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
C. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.
D. Tất cả ý trên đều sai.

Câu 2. Cho khai báo mảng sau:

A = list(“3456789”)

Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. print(A[2]).
B. print(A[1]).
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).

Câu 3. Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

A. list.
B. int.
C. float.
D. string.

Câu 4. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

>>> A = [2, 3, 5, 6]
>>> A. append(4)
>>> del (A[2])

A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
B. 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 6, 4.

Câu 5. Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [2, 3, 5, "python", 6]
A.append(4)
A.append(2)
A.append("x")
del(A[2])
print(len(A))

A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.

Câu 6. Chương trình sau thực hiện công việc gì?

>>> S = 0

>>> for i in range(len(A)):

if A[i] > 0:

S = S + A[i]

>>> print(S)

A. Duyệt từng phần tử trong A.
B. Tính tổng các phần tử trong A.
C. Tính tổng các phần tử không âm trong A.
D. Tính tổng các phần tử dương trong A.

Câu 7. Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?

A. in.
B. int.
C. range.
D. append.

Câu 8. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?

A. clear().
B. exit().
C. remove().
D. del().

Câu 9. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]

>>> A. remove(2)

>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].

.........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Tin học 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm