Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 sách KNTT, Cánh diều (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 gồm Công nghệ Chăn nuôi và Công nghệ Cơ khí, giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 11 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 11.

1. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

1.1 Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ Cơ khí 11

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 202 4 - 202 5

Môn thi: CÔNG NGHỆ 11

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chương 6: Động cơ đốt trong

  • Bài 17: Đại cương về động cơ đốt trong
  • Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
  • Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong
  • Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Chương 7: Ô tô

  • Bài 21: Khái quát chung về ô tô
  • Bài 22: Hệ thống truyền lực
  • Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo ô tô
  • Bài 24: Hệ thống lái
  • Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông

II, CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Thành phần nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng?

A. Bình xăng
B. Bầu lọc xăng
C. Bộ điều chỉnh áp suất
D. Bộ chế hòa khí

Câu 2: Các hoạt động kĩ thuật có tính chất bắt buộc, dự phòng theo kế hoạch để duy trì tình trạng kĩ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra là?

A. Sử dụng ô tô
B. Bảo dưỡng ô tô
C. Sửa chữa ô tô
D. Sản xuất ô tô

Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là vành bánh xe của phương tiện nào?

A. Xe máy
B. Ô tô con
C. Ô tô tải
D. Máy bay

Câu 4: Muốn ô tô chuyển hướng sang trái cần quay vành tay lái

1. Sang trái

2. Sang phải

3. Ngược chiều kim đồng hồ

4. Cùng chiều kim đồng hồ

A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4

Câu 5: Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia làm?

A. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện
B. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng
C. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, ô tô chuyên dụng
D. Ô tô chở người, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng

Câu 6: Bộ phận có nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền mômen trong thời gian tùy ý?

A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục

Câu 7: Trên ô tô con, vành được chế tạo như thế nào?

A. Chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối
B. Chế tạo bằng hợp kim nhôm và hàn với đĩa thành một khối
C. Chế tạo rời bằng thép và hàn với đĩa thành một khối
D. Chế tạo rời bằng thép liền với đĩa thành một khối

Câu 8: Trên ô tô con, vành được chế tạo như thế nào?

A. Chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối
B. Chế tạo bằng hợp kim nhôm và hàn với đĩa thành một khối
C. Chế tạo rời bằng thép và hàn với đĩa thành một khối
D. Chế tạo rời bằng thép liền với đĩa thành một khối

Câu 9: Rửa xe, đánh bóng vỏ xe là công việc bảo dưỡng cơ bản nào?

A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết
B. Công việc điều chỉnh và xiết chặt
C. Công việc bôi trơn và làm mát
D. Công việc bảo dưỡng mặt ngoài

Câu 10: Nói về phân loại hệ thống phanh, câu nào sau đây không đúng?.

A. Phân loại theo mục đích sử dụng: có phanh dừng và phanh đỗ.
B. Phân loại theo cơ cấu phanh: có phanh tang trống và phanh đĩa.
C. Phân loại theo thời tiết: có phanh mùa đông, phanh mùa hè.
D. Phân loại theo phương pháp dẫn động: có dẫn động cơ khí, thủy lực, khí nén và một số loại kết hợp.

Câu 11: Ở hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel tích áp

A. Thùng nhiên liệu chứa xăng
B. Chỉ có một bầu lọc
C. Đường dầu hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu để giảm áp suất ở vòi phun
D. Bơm chuyển đưa nhiên liệu áp suất cao đến ống tích áp

Câu 12: Hệ thống nào có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông khi trời tối?

A. Hệ thống cung cấp điện
B. Hệ thống chiếu sáng
C. Hệ thống thông tin và tín hiệu
D. Hệ thống kiểm tra theo dõi

Câu 13: Bộ phận nào của hệ thống lái có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng?

A. Vành tay lái
B. Trục lái
C. Cơ cấu lái
D. Dẫn động lái

Câu 14: Câu nào sau đây nói không đúng về yêu cầu của hệ thống lái?.

A. Đảm bảo khả năng quay vòng ngoặt và ổn định.
B. Đảm bảo động học quay vòng tốt có nghĩa là các bánh xe có thể quay với các tâm quay khác nhau.
C. Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng có khả năng tự ổn định cao.
D. Giảm được các va đập từ bánh xe dẫn hướng truyền lên vành lái.

.............

II. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong buổi học về Cơ cấu lái, các bạn học sinh lớp 11 có các nhận xét và ý kiến như sau:

a) Cơ cấu lái có nhiệm vụ tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái, giúp người lái dễ dàng quay các bánh xe dẫn hướng đến các góc độ mong muốn.

b) Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng là loại cơ cấu lái phức tạp, không được sử dụng phổ biến trên ô tô con.

c) Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại, từ đó quay các bánh xe dẫn hướng sang trái hoặc phải.

d) Các bánh xe dẫn hướng bên trái và bên phải quay theo các chiều khác nhau, tuỳ thuộc vào chiều quay của vành lái.

Câu 2: Trong buổi học về Dẫn động lái, các bạn học sinh lớp 11 có các nhận xét và ý kiến như sau:

a) Bộ phận dẫn động lái có nhiệm vụ truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

b) Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái, sau đó được biến đổi và truyền qua các thanh đòn cùng khớp cầu đến các bánh xe dẫn hướng.

c) Bộ phận dẫn động lái phía sau cơ cấu lái không nối đến các bánh xe qua các thanh đòn và khớp cầu

d) Bộ phận dẫn động lái không có các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng.

Câu 3: Trong buổi học về Sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái, các bạn học sinh lớp 11 có các nhận xét và ý kiến như sau:

a) Hệ thống lái của ô tô không quan trọng đối với an toàn chuyển động của xe.

b) Việc tự theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống lái là không cần thiết vì đã có kiểm tra định kì.

c) Khi xe có hiện tượng như vành lái nặng hơn bình thường, cần đưa xe đến cơ sở dịch vụ kĩ thuật ô tô để kiểm tra và khắc phục.

d) Các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái theo định kì bao gồm kiểm tra và điều chỉnh độ rơ lỏng của vành lái và kiểm tra mức dầu trợ lực lái.

............

Tải file về để xem trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 11

1.2 Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn CÔNG NGHỆ 11

PHẦN LÝ THUYẾT

Ôn tập lí thuyết các chương 4, 5, 6 sách KNTTVCS

I.TRẮC NGHIỆM

PHẦN I. Trắc nghiệm chọn một phương án.

Câu 1: Sâu, bệnh phá hại làm ảnh hưởng xấu đến cây trồng như thế nào?

A. Sinh trưởng, phát triển chậm, dẫn đến làm chậm mùa thua hoạch.
B. Sinh trưởng, phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng, thẩm mĩ nông sản.
C. Sinh trưởng phát triển chậm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, chỉ ảnh hưởng thẩm mĩ của nông sản.

Câu 2: Phòng trừ sâu bệnh giúp:

(1) giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
(2) đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.
(3) đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông sản.
(4) tăng giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cho nông sản.

Trong các ý trên, chọn đáp án đúng :

A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).

Câu 3: Ở loài ruồi đục quả, giai đoạn sâu non còn có tên gọi khác là gì?

A. Sùn
B. Dòi
C. Sâu ăn lá
D. Đuông dừa.

Câu 4: Biện pháp phòng trừ chủ yếu dùng để phòng trừ sâu tơ hại rau họ cải là:

A. Theo dõi thời kỳ trứng nở để phòng trừ sâu non, sử dụng bẫy đèn dự báo thời điểm xuất hiện bướm trưởng thành
B. Dọn sạch tàn dư cây trồng mang tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón, sử dụng thiên địch, bẫy pheromone, luân canh, trồng xen cây họ hành, tỏi, cà…
C. Dùng bấy pheromone, bẫy dính vàng, bảo vệ thiên địch, vệ sinh đồng ruộng.
D. Vệ sinh đồng ruộng, luận canh, sử dụng giốn chống chịu tốt kháng sâu đục thân, gieo trồng đúng thời vụ, bảo vệ ong mắt đỏ ký sinh trứng.

Câu 5: Khái niệm sâu hại cây trồng là gì?

A. Là nhóm động vật không xương sống, thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.
B. Là nhóm động vật không xương sống, hoặc có xương sống, chuyên gây hại cây trồng.
C. Là nhóm động vật có xương sống, thuộc lớp gặm nhấm, chuyên gây hại cây trồng.
D. Là nhóm vi sinh vật, thuộc giới vi sinh, chuyên gây hại cây trồng.

Câu 6: Sâu tơ hại rau họ cải có đặc điểm:

A. Sâu non có màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng. Trưởng thành có màu nâu xám, cánh có dải màu trắng (con đực), dải màu vàng chạy từ gốc đến đỉnh cánh (con cái)
B. Sâu non mới nở màu trắng sữa, lớn lên có màu xanh lá mạ, thân chia đốt. Trưởng thành có cánh màu vàng rơm, bìa cánh có một đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu sẫm, 2 sọc bìa dài, sọc giữa ngắn
C. Sâu non màu trắng ngà, phía đầu có giác mút để hút dịch. Trưởng thành ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng, bụng to tròn
D. Sâu non mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn có màu trắng sữa về sau có màu nâu vàng, có sọc nâu mờ trên lưng. Trưởng thành cánh màu vàng tươi đến vàng nhạt (con đực), con cái cánh trước có màu vàng nhạt, to hơn con đực

Câu 7: Khi nói về bệnh đạo ôn hại lúa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dần và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám.       
B. Khi bị bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ lá bị “cháy”.
C. Khi gieo sạ dày, bón thừa đạm có thể lúa dễ mắc bệnh.      
D. Bệnh do Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra

Câu 8: Trường hợp nào sau đây là bệnh do sinh vật gây hại cây trồng?

A. Quả táo bị thiếu canxi.      
B. Bệnh thối thân xì mủ sầu riêng.
C. Rau bị tuyết phủ.      
D. Lá cà phê bị thiếu lân

Câu 9: Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý để vừa bảo vệ được cây trồng, vừa giữ được cân bằng sinh thái và bảo vệ được môi trường.
B. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách triệt để nhằm mục đích bảo vệ cây trồng, môi trường và con người.
C. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý nhằm mục đích hạn chế ưu điểm, phát huy nhược điểm của từng biện pháp.
D. sử dụng một lúc nhiều biện pháp để tiêu diệt sâu, bệnh hại ngay lập tức, chặn đứng sự lây lan thành dịch.

.......

PHẦN II. Trắc nghiệm lựa chọn đúng sai

Câu 1: Bảo quản sản phẩm chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm, giúp sản phẩm không bị hư hỏng và duy trì được chất lượng quanh năm. Phương pháp bảo quản cũng góp phần tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là khi sản phẩm chỉ được sản xuất ở một số quốc gia có điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, bảo quản tốt cũng giúp tăng năng lực cho ngành chế biến, vì bảo quản và chế biến luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Cuối cùng, việc bảo quản sản phẩm giúp ổn định giá cả và đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường khi nguồn cung khan hiếm.

Khi thảo luận về bảo quản sản phẩm chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra những nhận định như sau:

a) Bảo quản sản phẩm chăn nuôi không có ảnh hưởng gì đến việc duy trì chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng.

b) Bảo quản tốt sản phẩm chăn nuôi không ảnh hưởng đến ngành chế biến thực phẩm.

c) Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng khả năng xuất khẩu.

d) Bảo quản sản phẩm giúp ổn định giá cả và đảm bảo cung ứng kịp thời khi nguồn cung khan hiếm.

Câu 2: Bảo quản lạnh và bảo quản lạnh đông (cấp đông) là hai phương pháp phổ biến trong việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Bảo quản lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm, thường áp dụng cho thời gian ngắn và có thể dùng cho sữa, thịt, trứng,... Trong khi đó, bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.

a) Bảo quản lạnh là phương pháp làm giảm nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm.

b) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn và thường áp dụng cho sữa, thịt, trứng.

c) Bảo quản lạnh có thể giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian dài và thường được sử dụng đối với các sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng.

d) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.

Câu 3: Chế biến sản phẩm chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tăng giá trị kinh tế. Quá trình chế biến giúp tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng như protein, đồng thời tạo ra hương vị thơm ngon, kích thích sự ngon miệng. Ngoài ra, chế biến còn tiêu diệt mầm bệnh có trong thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa chua. Hơn nữa, việc chế biến cũng góp phần tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.

a) Chế biến sản phẩm chăn nuôi giúp tiêu diệt mầm bệnh, kéo dài thời gian bảo quản và tạo ra các sản phẩm như sữa chua có lợi cho sức khỏe.

b) Quá trình chế biến sản phẩm chăn nuôi có thể nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.

c) Việc chế biến không làm tăng hương vị của sản phẩm chăn nuôi, mà còn ảnh hưởng đến sự ngon miệng.

d) Chế biến sản phẩm chăn nuôi không phải là tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Câu 4: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chủ yếu xuất phát từ chất thải của vật nuôi, bao gồm phân, nước tiểu, khí thải, thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, và các chất thải thú y như kim tiêm, vỏ thuốc. Nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, những chất thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và không khí. Ngoài ra, xác vật nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm khi không được xử lý đúng quy định. Xác vật nuôi không được thu gom kịp thời có thể trở thành nguồn lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống.

Trong buổi bàn luận về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra những nhận định như sau:

a) Các bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, vỏ đựng thuốc thú y và kim tiêm sau khi sử dụng nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ không gây ô nhiễm môi trường vì chúng chỉ là vật liệu cứng không phân hủy.

b) Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chủ yếu là do chất thải của vật nuôi như phân, nước tiểu, khí thải và thức ăn thừa.

c) Xác vật nuôi không được thu gom kịp thời có thể là nguồn lây lan dịch bệnh và làm giảm chất lượng môi trường sống.

d) Việc xử lý chất thải từ chăn nuôi không cần thiết phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nếu chúng được phân loại đúng từ đầu và chỉ được xử lý trong khu vực riêng biệt.

Câu 5 Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chất thải từ chăn nuôi, bao gồm phân và xác động vật, chứa vi sinh vật có hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh và bùng phát dịch bệnh. Điều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị và phòng bệnh, mà còn giảm hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là cần thiết để đảm bảo sức khoẻ con người, vật nuôi và duy trì sự bền vững của môi trường.

Khi đánh giá về những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, không ảnh hưởng đến vật nuôi.

b) Trong chất thải chăn nuôi không chứa các ion kim loại nặng hay các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước.

c) Chất thải chăn nuôi có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong đàn vật nuôi.

d) Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Câu 6 Chăn nuôi hiện đại đang chuyển sang áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Một trong những phương pháp nổi bật là chăn nuôi hữu cơ, trong đó vật nuôi được nuôi trong môi trường tự nhiên với thức ăn hữu cơ, và chất thải chăn nuôi được xử lý để sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, công nghệ chăn nuôi tiên tiến và chăn nuôi thông minh giúp tối ưu hóa các yếu tố như thức ăn, giống, chuồng trại và quản lý chất thải, từ đó tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện sống của vật nuôi. Cuối cùng, chăn nuôi có đệm lót sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi để phân giải chất thải, hạn chế sự phát thải chất thải và khí thải độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.

Khi thảo luận về một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi, các bạn học sinh có những ý kiến như sau:

a) Chăn nuôi có đệm lót sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi để phân giải chất thải và khí thải, góp phần bảo vệ môi trường.

b) Công nghệ chăn nuôi tiên tiến và chăn nuôi thông minh giúp tối ưu hóa các yếu tố như thức ăn, giống, chuồng trại, và quản lý chất thải, từ đó tăng năng suất và giảm ô nhiễm.

c) Chăn nuôi hiện đại không áp dụng các phương pháp bảo vệ môi trường và chỉ tập trung vào hiệu quả sản xuất.

d) Chăn nuôi hữu cơ không cần sử dụng thức ăn hữu cơ cho vật nuôi, mà có thể dùng thức ăn công nghiệp như thông thường để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Câu 7: Thức ăn cho gà đẻ trứng cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein chiếm khoảng 15 – 17%, hàm lượng calcium trong thức ăn gà đẻ phải cao (từ 3% đến 3,5%) để giúp tạo vỏ trứng. Nên cho gà ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng các loại máng ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh, sử dụng riêng máng ăn và máng uống. Bổ sung bột vỏ trứng, bột xương hay vỏ sò, vỏ hến nung và nghiền nhỏ để gà ăn tự do theo nhu cầu. Cho gà uống nước sạch tự do theo nhu cầu.

Trong buổi thảo luận về thức ăn và cách thức cho ăn trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, các học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Gà đẻ trứng cần lượng calcium trong thức ăn thấp, chỉ cần từ 1% đến 1,5%.

b) Hàm lượng protein trong thức ăn cho gà đẻ trứng chiếm khoảng 15 – 17%.

c) Gà đẻ trứng nên được cho ăn 3 lần/ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

d) Bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò và vỏ hến nung cần được bổ sung vào thức ăn cho gà đẻ trứng.

Câu 8 Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức ăn được ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí....).

Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.

Thức ăn bổ sung: gồm urea và hỗn hợp khoáng - vitamin....

Trong buổi thảo luận về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa, các bạn học sinh có những nhận định như sau:

a) Thức ăn bổ sung như urea và hỗn hợp khoáng - vitamin rất quan trọng để đảm bảo bò sữa phát triển khỏe mạnh và có năng suất sữa cao.

b) Khoai lang, khoai tây, cà rốt, bầu bí là các loại thức ăn củ quả thuộc nhóm thức ăn thô có thể dùng cho bò sữa.

c) Thức ăn thô không chỉ bao gồm cỏ tự nhiên và cỏ trồng, mà còn có cỏ khô, rơm lúa, thức ăn ủ chua và các loại củ quả như khoai lang, cà rốt, bầu bí...

d) Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc, bột từ ngũ cốc, bột và khô dầu đậu tương, hạt cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp.

.................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 11 Chăn nuôi Kết nối tri thức

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều

2.1 Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ Cơ khí 11

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn thi: CÔNG NGHỆ 11 CÁNH DIỀU

PHẦN I. Trắc nghiệm chọn một phương án.

Câu 1: Nhiên liệu điêzen được phun vào xilanh ở thời điểm

A. cuối kì nén.
B. đầu kì nén.
C. đầu kì nạp.
D. cuối kì nạp.

Câu 2: Hệ thống truyền lực trên ôtô, không có bộ phận

A. li hợp.
B. truyền lực cuối cùng.
C. truyền lực các đăng.
D. truyền lực chính và bộ vi sai.

Câu 3: Khi muốn tắt động cơ thì

A. đóng công tắc (4).
B. ngắt công tắc (4).
C. tháo rời bugi (3).
D. cho roto của ma-nhê-tô ngừng quay.

Câu 4: Trong cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có

A. hai tụ điện; hai điôt.
B. hai tụ điện; ba điôt.
C. một tụ điện; ba điôt.
D. ba tụ điện; một điôt.

Câu 5: Trên một ôtô có hộp số 5 cấp vận tốc, gồm

A. 6 số tiến và 1 số lùi.
B. 4 số tiến và 1 số lùi.
C. 5 số tiến và không có số lùi.
D. 5 số tiến và 1 số lùi.

Câu 6: Không khí ở động cơ điêzen được nạp vào xilanh trong quá trình

A. nén.
B. nạp.
C. thải.
D. cháy-dãn nở.

Câu 7: Chi tiết không có trong cấu tạo của hệ thống khởi động là

A. thanh kéo.
B. bánh đà.
C. khớp trượt.
D. lòxo.

Câu 8: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ điêzen có nhiệm vụ

A. cung caáp nhieân lieäu vaø khoâng khí vào xi lanh.
B. cung caáp ø khoâng khí vào xi lanh.
C. cung caáp nhieân lieäu vaø khoâng khí sạch vào xi lanh.
D. cung caáp nhieân lieäu vào xi lanh.

Câu 9: Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên xe máy:

A. Động cơ à Li hợp à Xích hoặc các đăng à Hộp số à Bánh xe.
B. Động cơ à Li hợp à Hộp số à Xích hoặc các đăng à Bánh xe.
C. Động cơ à Xích hoặc các đăng à Li hợp à Hộp số à Bánh xe.
D. Động cơ à Hộp số à Li hợp à Xích hoặc các đăng à Bánh xe.

Câu 10: Nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong về công suất thì hệ số dự trữ K có giá trị trong khoảng

A. Từ 10,5 đến 15.
B. Từ 1,5 đến 15.
C. Từ 1,05 đến 1,5.
D. Từ 0,5 đến 1,5.

Câu 11: Phân loại hệ thống khởi động có

A. 6 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 2 loại.

Câu 12: Trong hệ thống khởi động bằng động cơ điện, khi khởi động thì chi tiết tác động trực tiếp để nén lò xo (2) là

A. thanh kéo (4).
B. khớp truyền động (6).
C. lõi thép (3).
D. cần gạt (5).

Câu 13: Động cơ đốt trong trên xe máy có các đặc điểm

A. là động cơ xăng 2 kì và 4 kì cao tốc, có công suất nhỏ, số lượng xi lanh nhiều.
B. là động cơ xăng 2 kì và 4 kì cao tốc, có công suất trung bình, số lượng xi lanh ít.
C. là động cơ xăng 2 kì và 4 kì cao tốc, có công suất nhỏ, số lượng xi lanh ít.
D. là động cơ xăng 2 kì và 4 kì cao tốc, có công suất trung bình, số lượng xi lanh nhiều.

................

II. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI ĐÚNG SAI

Câu 1: Một nhóm học sinh thảo luận về nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, mỗi người đưa ra một ý kiến.

a) Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nạp; kì nén; kì thải

b) Ở động cơ xăng 4 kì, xupap thải mở ở kì thải

c) Kì 3 được gọi là kì sinh công trong động cơ 4 kì

d) Cuối kì nén, ở động cơ Diesel diễn ra quá trình bật tia lửa điện

Câu 2: Một nhóm học sinh thảo luận về các điểm chết của pít tông, mỗi người đưa ra một ý kiến.

a) Điểm chết là vị trí mà tại đó pít tông đổi chiều chuyển động

b) Điểm chết trên là điểm chết mà tại đó pít tông ở gần tâm trục khuỷu nhất

c) Điểm chết dưới là điểm chết mà tại đó pít tông ở xa tâm trục khuỷu nhất

d) Hành trình pít tông là quãng đường mà pít tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.

............

2.2 Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11

.........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm