Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 11 (Có đáp án, cấu trúc mới)
Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025 gồm 2 đề giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 2 Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025 được biên soạn gồm 1 đề theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai có đáp án + 1 đề theo cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 Cánh diều.
Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025
Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……….. ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ (Đề có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ |
A.TRẮC NGHIÊM (5 Điểm)
I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 (0,25 điểm). Bạn Y là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn Y đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Thông cáo báo chí.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Kiểm soát truyền thông.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 2 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quy định của Tòa án.
D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.
Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.
B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.
D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
Câu 4 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Tình huống.T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. Công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.
Câu hỏi: Nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.
B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
D. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
Câu 5 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
A. Chị H.
B. Bà K.
C. Ông M.
D. Bố mẹ chị H.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc
A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
Câu 7 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều
A. Bị xử phạt hành chính.
B. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. Giám hộ trẻ vị thành niên.
B. Tìm kiếm tù nhân trốn trại.
C. Theo dõi tội phạm nguy hiểm.
D. Giam, giữ người trái pháp luật.
Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
C. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
D. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
Câu 10 (0,25 điểm). Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty). Hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.
B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 11 (0,25 điểm). Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Quản trị truyền thông.
D. Thông cáo báo chí.
Câu 12 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều?
A. Bị xử phạt hành chính.
B. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
II. Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 14. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1:
a. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền tự do hội họp.
b. Mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận.
c. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách tự do phát biểu ở bất cứ đâu, về bất cứ điều gì.
d. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
.......
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
................
Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về
Đáp án đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
................
Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
