Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 8 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm chưa có đáp án.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều 2025
TRƯỜNG THPT ………. BỘ MÔN: LỊCH SỬ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 11 |
A. Lý thuyết ôn thi học kì 2
I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II.
Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
1. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
4. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII).
5. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).
6. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII
7. Rút ra bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Nêu những giá trị bài học đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (trước năm 1858)
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
2. Trình bày các nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
3. Rút ra kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Theo em, những bài học nào có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)
1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông
2. Trình bày các nội dung cải cách của Lê Thánh Tông về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Những kinh nghiệm hoặc bài
học nào có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng ( nửa đầu thế kỉ XIX)
1. Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.
2. Trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền Trung ương và địa phương.
3. Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
1. Vì sao Biển Đông được coi là tuyến giao thông đường biển huyết mạch.
2. Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị - an ninh của Biển Đông.
3. Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các và quần đảo của Việt Nam.
B. Một số bài tập trọng tâm
Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng
A. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
C. đối với sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc
D. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
Câu 2. Một trong những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X
B. kháng chiến chống quân Triệu thế kỉ II TCN
C. kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV
D. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX
Câu 3. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 diễn ra tại
A. sông Bạch Đằng.
B. sông Như Nguyệt.
C. bến Đông Bộ Đầu.
D. cửa ải Hàm Tử
Câu 4. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra tại
A. sông Bạch Đằng.
B. sông Như Nguyệt.
C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa.
D. bến Đông Bộ Đầu.
Câu 5. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 diễn ra tại
A. sông Bạch Đằng
B. sông Như Nguyệt.
C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa.
D. cửa ải Chi Lăng
Câu 6. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đưa đến sự thành lập vương triều Lê sơ?
A. Khởi nghĩa Lý Bí
B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 7. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Lê Lai.
D. Đinh Liệt.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) đã chống lại ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Ngô.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Minh.
Câu 9. Năm 544, khởi nghĩa của Lí Bí thắng lợi đã thành lập ra nhà nước
A. Vạn Xuân.
B. Đại Ngu.
C. Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 10. Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Quốc nào sau đây?
A. Nhà Hán
B. Nhà Đường.
C. Nhà Minh.
D. Nhà Tống.
Câu 11. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 12. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đề cao chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Hán.
C. Chữ Latinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Đất nước bị quân Minh xâm lược, đô hộ và bóc lột về kinh tế
B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc.
C. Chiến tranh giữa các phe phái quyền lực đối lập diễn ra liên miên
D. Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
Câu 14. Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng
B. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
C. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước.
D. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
Câu 15. Về văn hóa - giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục.
B. Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
C. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
Câu 16. Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi.
B. Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
C. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy.
D. Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 18. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Nâng cao vai trò quản lí của chính quyền ở trung ương.
B. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
C. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tư bản.
.........
PHẦN II: Điền đúng sai
Câu 41: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Năm 1956, lợi dụng việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối những hành động này, khẳng định quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam. Tháng 4 – 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi quần đảo Trường Sa, sau đó triển khai lực lượng quản lý và bảo vệ các đảo trên quần đảo Trường Sa có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
a. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc và Đài Loan đánh chiếm ngay từ năm 1956.
b. Trung Quốc bắt đầu có hoạt động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo Hoàng Sa đang thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
c. Trước những hành động xâm lấn quần đảo Hoảng Sa và Trường Sa của Trung Quốc và Đài Loan, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã có những hành động quân sự đích đáng và giành thắng lợi cuối cùng.
d. Năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
