Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 (Có đáp án, cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 16 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm theo từng chủ đề có đáp án.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn và tự luận có đáp án. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11 Chân trời sáng tạo.
Lưu ý: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chưa có đáp án trắc nghiệm đúng sai.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II |
I. Nội dung ôn thi học kì 2
I. Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm nhiều lựa chọn và Đúng – Sai
II. Nội dung ôn tập :
1. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
- Nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.
- Bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn.
- Các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
2. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
- Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ.
3. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
- Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cải cách của Lê Thánh Tông.
4. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
- Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cải cách của Vua Minh Mạng.
II. Đề thi minh họa
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước
A. khủng hoảng, suy thoái.
B. đã từng bước ổn định.
C. khó khăn và bị chia cắt.
D. rối ren, cát cứ khắp nơi.
Câu 2: Năm 1460, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành
A. cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực.
B. mở cuộc tiến công sang Trung Quốc.
C. công cuộc thống nhất đất nước.
D. khuyến khích phát triển ngoại thương.
Câu 3: Nguyên tắc ban cấp ruộng đất của chế độ quân điền là
A. lấy ruộng đất công chia cho dân.
B. ưu tiên phần nhiều cho quan lại.
C. ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.
D. không chia cho trẻ em mồ coi.
Câu 4: Về cải cách hành chính, ở trung ương, vua Lê Thánh Tông cho xóa bỏ hầu hết các chức quan
A. đại thần.
B. thừa ty.
C. hiến ty.
D. đô ty.
Câu 5: Năm 1466, ở địa phương, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành
A. 10 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 11 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
C. 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô
D. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
Câu 6: Trong bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông, quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua
A. kế vị.
B. đề cử.
C. ứng cử.
D. khoa cử.
Câu 7: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành
A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật.
D. Hình thư.
Câu 8: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thời Lê sơ từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông là
A. đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
B. phủ Thừa Thiên, châu, huyện, xã, làng.
C. đạo thừa tuyên, phủ, châu, hương, xã.
D. phủ Thừa Thiên, huyện, châu, xã, làng.
Câu 9: Quân đội dưới thời vua Lê Thánh Tông được gọi là
A. thân binh và tân binh.
B. tân binh và ngoại binh.
C. thủy binh và bộ binh.
D. cấm binh và ngoại binh.
Câu 10: Để rèn luyện quân đội, nhà Lê sơ ngoài việc duyệt binh sĩ hàng năm còn có quy định nào sau đây?
A. Mua sắm vũ khí phương Tây trang bị cho quân đội.
B. Thường xuyên huấn luyện theo kiểu phương Tây.
C. Cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi khảo võ nghệ.
D. Mời võ sĩ phương Tây huấn luyện cho quân đội.
Câu 11: Để phát triển kinh tế, vua Lê Thánh Tông đã ban hành các chính sách
A. lập quan Hà đê sứ và quan quân điền.
B. cho đào kênh máng, đắp đê “quai vạc”.
C. lập quan Hà đê sứ và đắp đê “quai vạc”.
D. chế độ lộc điền và chế độ quân điền.
Câu 12: Để tôn vinh những người đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã
A. phong làm quan đại thần.
B. dựng bia đá ở Văn Miếu.
C. cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
D. cử làm thầy đồ dạy học.
..............
2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Năm 1956, lợi dụng việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối những hành động này, khẳng định quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam. Tháng 4 – 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi quần đảo Trường Sa, sau đó triển khai lực lượng quản lý và bảo vệ các đảo trên quần đảo Trường Sa có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
a. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc và Đài Loan đánh chiếm ngay từ năm 1956.
b. Trung Quốc bắt đầu có hoạt động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo Hoàng Sa đang thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
c. Trước những hành động xâm lấn quần đảo Hoảng Sa và Trường Sa của Trung Quốc và Đài Loan, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã có những hành động quân sự đích đáng và giành thắng lợi cuối cùng.
d. Năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”
(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
a. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
b. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.
c. Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.
d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
