Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 môn HĐTN, HN 11 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 9 trang tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm có đáp án kèm theo.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức năm 2025 được biên soạn gồm các dạng bài tập trắc nghiệm kèm theo tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT........... |
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2024- 2025 MÔN HĐTNHN 11 |
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực chính trị?
A. Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội
B. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
C. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
D. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện
Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa – xã hội?
A. Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội
B. Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương
C. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
D. Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học)
Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực môi trường?
A. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
B. Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương
C. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện
D. Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học)
Câu 4: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Trang phục phù hợp
B. Tự ý chen hàng
C. Tự giác chấp hành Luật giao thông
D. Giúp đỡ người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền
Câu 5: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng khi tham gia giao thông?
A. Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông
B. Xếp hàng theo quy định
C. Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình
D. Trang phục phù hợp
Câu 6: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng tại trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe?
A. Giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung
B. Không cần tôn trọng ai
C. Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình
D. Tự giác chấp hành Luật giao thông
Câu 7: Cách thu thập thông tin của nhà tuyến dụng về yêu cầu phẩm chất và năng lực đối với mỗi nhóm nghề là?
A. Phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng hoặc người làm trong nghề
B. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
C. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
D. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện
Câu 8: Đâu là hoạt động đặc trưng của nhóm nghề dịch vụ bán hàng?
A. Môi trường sạch sẽ, an toàn.
B. Cơ sở vật chất đáp ứng các quy định, yêu cầu đặt ra.
C. Các phần mềm quản lí dữ liệu về dịch vụ, sản phẩm và phản hồi khách hàng
D. Trao đổi trực tiếp với khách hàng để cụng cấp, tự vấn hỗ trợ thông tin về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Câu 9: Người làm nghề nhà báo cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Năng lực ngôn ngữ, công nghệ thông tin
C. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
D. Có kiến thức và kỹ năng về lập trình, phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh thông tin, big data, AI.
Câu 10: Người làm ngành nghề IT cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?
A. Hiểu biết rộng về văn hóa, xã hội
B. Năng lực ngôn ngữ
C. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
D. Có kiến thức và kỹ năng về lập trình, phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh thông tin, big data, AI.
Câu 11: Người làm kế toán cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?
A. Hiểu biết rộng về văn hóa, xã hội
B. Giao tiếp và hợp tác tốt
C. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
D. Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, học hỏi và nâng cao kiến thức liên tục.
Câu 12: T có ước mơ trở thành tiếp viên hàng không. Tìm hiểu các yêu cầu nghề nghiệp, T thấy mình cơ bản đáp ứng, chỉ có ngoại ngữ là phải cố gắng rất nhiều. Đâu là giải pháp rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp của T?
A. Cố gắng tự học và tham gia các lớp học ngoại ngữ để học tốt ngoại ngữ
B. Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh của trường
C. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp mỗi ngày
D. Tham gia các hoạt động trải nghiệm được trao đổi, nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài để thay đổi khả năng ngoại ngữ của bản thân
Câu 13: P mơ ước trở thành bác sĩ. P thấy mình có đủ năng lực để thi đỗ vào trường Đại học Y nhưng trường lại ở rất xa nhà. Tại địa phương P cũng có trường Trung cấp Y và sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành y tá. Nếu là P, em sẽ tham vấn bố mẹ những thông tin gì?
A. Nếu chọn nghề hướng dẫn viên du lịch, thì cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm gì?
B. Trường nào có chương trình đào tạo liên quan đến du lịch và cảnh quan vùng miền?
C. Nếu chọn nghề dạy học, thì cần phải có những kỹ năng và kiến thức gì?
D. Nếu chọn trung cấp y, thì cần phải có những kỹ năng và kiến thức gì để trở thành y tá?
Câu 14: Nhóm nghề nào sau đây có năng lực trong định hướng, hỗ trợ mọi người như giảng dạy, tư vấn, chăm sóc hay sơ cứu, cung cấp thông tin?
A. Nhóm nghề điện tử.
B. Nhóm nghề khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
C. Nhóm nghề toán thống kê
D. Nhóm nghề kinh doanh.
Câu 15: Nhóm nghề nào sau đây yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận và có khả năng với những con số, sổ sách hay máy móc theo một hệ thống, một trật tự nhất định,...?
A. Nhóm nghề điện tử.
B. Nhóm nghề khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
C. Nhóm nghề toán thống kê
D. Nhóm nghề kinh doanh.
Câu 16: Nhóm nghề nào sau đây có sự nhiệt tình, trung thực, cởi mở và có khả năng tổ chức, điều hành, thuyết phục mọi người, thích buôn bán và kinh doanh ý tưởng?
A. Nhóm nghề điện tử.
B. Nhóm nghề khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
C. Nhóm nghề toán thống kê
D. Nhóm nghề kinh doanh.
Câu 17: Hành động tích cực của con người đối với môi trường nước:
A. Nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lí nước thải theo quy định.
B. Người dân chăn nuôi gia súc gần sông ngòi.
C. Người dân đổ rác thải xuống sông.
D. Vất rác trên biển khi đi thuyền.
Câu 18: Để bảo vệ rừng, chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền
Câu 19: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 20: Đâu là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?
A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc
B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Câu 21: Theo em, đặc điểm riêng là gì?
A. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng.
B. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác
C. Điểm dị biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh hình dáng, tính chất với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng gần giống.
D. Điểm nổi bật, riêng biệt của người này để so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của người khác
Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đặc điểm riêng của mỗi người chỉ là các điểm yếu của cá nhân đó.
B. Đặc điểm riêng chỉ dựa trên việc xác định điểm mạnh của mỗi người..
C. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.
D. Đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau với những người khác.
Câu 23: Mục đích của việc khám phá đặc điểm riêng của bản thân là:
A. Nâng cao giá trị của bản thân trong mắt người khác.
B. Hiểu được điểm mạnh từ đó phát triển bản thân hơn nữa.
C. Thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.
D. Khiến mọi người nể phục, ngưỡng mộ bản thân.
Câu 24: Đâu là tính từ để miêu tả nét đặc trưng ngoại hình của bản thân:
A. Dịu dàng.
B. Dễ thương.
C. Hiếu thắng.
D. Xinh xắn.
Câu 25: Theo em cần xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các ý nào?
A. Sở thích, thói quen, điểm chung.
B. Thói quen, phẩm chất, kĩ năng sống, lời chào.
C. Hứng thú, năng lực, điểm chung.
D. Sức khỏe, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống.
Câu 26: Theo em, đâu là những thay đổi mỗi người phải gặp trong cuộc sống?
A. Làm việc nhà giúp bố mẹ.
B. Nhận được lời khen từ thầy cô.
C. Đổi chỗ với bạn cùng bàn.
D. Chuyển đến chỗ ở mới.
Câu 27: Đặc điểm dễ dàng nhận ra nhất khi so sánh hai hay nhiều người là gì?
A. Sở thích, thói quen.
B. Tính cách, sở thích.
C. Ngoại hình, tính cách.
D. Ngoại hình, hình dáng.
Câu 28: Theo em, kỷ luật là gì?
A. Những quy tắc, quy định mà cả xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.
B. Những quy tắc, quy định mà công dân đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
C. Những quy định mà các thành viên trong xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
D. Những quy tắc, quy định mà mỗi thành viên trong tập thể đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.
Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của kỷ luật?
A. Tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của quốc gia
B. Bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
C. Làm cho bản thân mỗi người sống theo khuôn phép, gò bó.
D. Giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.
Câu 30: Tính kỷ luật là gì?
A. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
B. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
C. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
D. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu đặc trưng và yêu cầu của nhóm nghề Nhân viên trợ lí văn phòng.
Câu 2 Thực hiện đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với nhóm nghề:
Nhóm nghề |
Đánh giá |
|
Điểm mạnh của bản thân |
Điểm yếu của bản thân |
|
Nhóm nghề kĩ thuật viên khoa học và kĩ thuật |
||
Nhóm nghề nhân viên dịch vụ cá nhân |
Câu 3. Xử lí tình huống và thực hành tham vấn thầy cô, gia đình và bạn bè về định hướng nghề nghiệp trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Thu am hiểu khá nhiều kiến thức về pháp luật. Thu muốn được tiếp xúc với thực tế cuộc sống nên Thu muốn chọn ngành đào tạo có liên quan đến luật. Các bạn trong lớp thấy Thu có khả năng thuyết trình rất tốt và nắm chắc kiến thức các môn học nên khuyên Bình chọn trường sư phạm. Bình phân vân giữa việc dạy học và làm luật sư. Bình nên xin tham vấn những gì từ cô giáo?
- Tình huống 2: Phương mơ ước trở thành bác sĩ. Phương thấy mình có đủ năng lực để thi đỗ vào trường Đại học Y nhưng trường lại ở rất xa nhà. Tại địa phương Phương cũng có trường Trung cấp Y và sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành y tá. Phương nến tham vấn gì từ bố mẹ?
Câu 4 Nêu nội dung có trong kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
