Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 8 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm và các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều 2025
TRƯỜNG THPT ………. BỘ MÔN: SINH HỌC |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: SINH HỌC KHỐI 11 |
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Nội dung kiểm tra học kì II: Bài 17 đến bài 21.
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
1. Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật
Tiêu chí |
Cảm ứng ở thực vật |
Cảm ứng ở động vật |
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng |
Chưa có (Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận → truyền qua tế bào chất <dòng điện , chất hóa học> → đến bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng |
Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích. <Thực hiện theo một cung phản xạ> |
Cơ chế |
Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). |
Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích. |
Hiện tượng/tốc độ |
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm. |
Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật. |
1. Các hình thức cảm ứng ở thực vật
- Hướng động và ứng động
2. Các hình thức cảm ứng ở động vật:
- ĐV chưa có tổ chức thần kinh
- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
- ĐV có hê thần kinh dạng ống
3. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phàn xạ có điều kiện
Tiêu chí |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Di truyền |
Bẩm sinh, di truyền |
Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể |
Tính cá thể |
Đặc trưng cho loài |
Có tính chất cá thể |
Độ bền vững |
Rất bền vững |
Không bền vững |
Đặc điểm kích thích |
Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng |
Được hình thành với tác nhân bất kì |
.........
C. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án ( 20 câu)
Câu 1: Cây như thế nào gọi là cây ngày dài?
A. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày lớn hơn đêm.
B. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ.
C. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 13 giờ 30 phút.
D. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14giờ.
Câu 2: Xuân hóa là gì?
A. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
B. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ cao.
C. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tuổi của cây.
D. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào quang chu kì.
Câu 3: Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ quan nào của thực vật sinh ra hormone ra hoa?
A. Thân.
B. Lá.
C. Rễ.
D. Hoa.
Câu 4: Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây không ra hoa?
A. 15h chiếu sáng/ 9h che tối.
B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối.
C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối.
D. 16h chiếu sáng/ 8h che tối.
Câu 5: Cho các loài thực vật sau: lúa, cà phê, chè. Những loài này ra hoa khi điều kiện ánh sáng như thế nào?
A. Độ sáng (ngày) lớn hơn tối (đêm).
B. Độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày.
C. Không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
D. Khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối.
Câu 6: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm.
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh.
C Giai đoạn ra hoa.
D. Giai đoạn tạo quả chín.
Câu 7: Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg. vì sao?
A. Đó là cỡ lớn nhất của chúng.
B. Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm.
C. Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh.
D. Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon.
Câu 8: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?
A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa.
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm.
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.
Câu 9: Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?
A. Tinh hoàn.
B. Tuyến giáp.
C. Tuyến yên.
D. Buồng trứng.
Câu 10: Ở thực vật, có các hình thức sinh sản vô tính nào?
A. Bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
B. Bào tử tiếp hợp, sinh sản sinh dưỡng.
C. Nội bào tử, bào tử tiếp hợp.
D. Nội bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
Câu 11: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới được sinh ra từ đâu?
A. Giao tử.
B. Hợp tử.
C. Bào tử.
D. Phôi.
..........
DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (10 câu)
Câu 1: Dựa trên biểu đồ (ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều cao cây và diện tích của cây đơn đỏ; cột là chiều cao cây, đường tổng diện tích lá). Phát biểu nào sau đây đúng / sai
A. Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật, là nguyên liệu của các quá trình sinh lí trao đổi chất trong cây nên có ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật: nảy mầm, đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả,…
B. Đối với cây đơn đỏ, cần tưới 2 lần/ngày thì diện tích lá và chiều cao đạt tốt nhất.
C. Đối với cây đơn đỏ, lượng nước tưới càng nhiều cây càng lớn.
D. Để cho năng suất, hiệu quả tốt nhất thì cần tưới 2 lần/ngày đối với cây đơn đỏ.
Câu 2: : Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về đặc điểm phát triển không qua biến thái và qua biến thái của động vật.
A. Phát triển của động vật không qua biến thái là con non giống con trưởng thành.
B. Phát triển của động vật qua biến thái là kiểu phát triển có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. Phát triển của động vật không qua biến thái là con non có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. Thú, chim, người là phát triển qua biến thái.
Câu 3: : Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Hệ gen chi phối hoàn toàn đến tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
B. Khả năng sinh trưởng và phát triển ở động vật hoàn toàn do gene chi phối.
C. Tốc độ lớn và giới hạn lớn của động chỉ do gene quyết định.
D. Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
Câu 4: Phát biểu sau đây đúng/sai về tâm sinh lý ở tuổi dậy vị thành niên ở người?
A. Vì chưa hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lí nên việc mang thai ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.
B. Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý.
C. Cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lí.
D. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.
......
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều 2025
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
