Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ Chăn nuôi 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 26 trang tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm có đáp án kèm theo.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.
Lưu ý: Đề cương có đáp án phần trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng. Còn phần 2 chưa có đáp án.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức 2025
TRƯỜNG THPT …….. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 202 4 - 202 5 Môn CÔNG NGHỆ 11 |
PHẦN LÝ THUYẾT
Ôn tập lí thuyết các chương 4, 5, 6 sách KNTTVCS
I.TRẮC NGHIỆM
PHẦN I. Trắc nghiệm chọn một phương án.
Câu 1: Sâu, bệnh phá hại làm ảnh hưởng xấu đến cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng, phát triển chậm, dẫn đến làm chậm mùa thua hoạch.
B. Sinh trưởng, phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng, thẩm mĩ nông sản.
C. Sinh trưởng phát triển chậm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, chỉ ảnh hưởng thẩm mĩ của nông sản.
Câu 2: Phòng trừ sâu bệnh giúp:
(1) giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
(2) đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.
(3) đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông sản.
(4) tăng giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cho nông sản.
Trong các ý trên, chọn đáp án đúng :
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 3: Ở loài ruồi đục quả, giai đoạn sâu non còn có tên gọi khác là gì?
A. Sùn
B. Dòi
C. Sâu ăn lá
D. Đuông dừa.
Câu 4: Biện pháp phòng trừ chủ yếu dùng để phòng trừ sâu tơ hại rau họ cải là:
A. Theo dõi thời kỳ trứng nở để phòng trừ sâu non, sử dụng bẫy đèn dự báo thời điểm xuất hiện bướm trưởng thành
B. Dọn sạch tàn dư cây trồng mang tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón, sử dụng thiên địch, bẫy pheromone, luân canh, trồng xen cây họ hành, tỏi, cà…
C. Dùng bấy pheromone, bẫy dính vàng, bảo vệ thiên địch, vệ sinh đồng ruộng.
D. Vệ sinh đồng ruộng, luận canh, sử dụng giốn chống chịu tốt kháng sâu đục thân, gieo trồng đúng thời vụ, bảo vệ ong mắt đỏ ký sinh trứng.
Câu 5: Khái niệm sâu hại cây trồng là gì?
A. Là nhóm động vật không xương sống, thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.
B. Là nhóm động vật không xương sống, hoặc có xương sống, chuyên gây hại cây trồng.
C. Là nhóm động vật có xương sống, thuộc lớp gặm nhấm, chuyên gây hại cây trồng.
D. Là nhóm vi sinh vật, thuộc giới vi sinh, chuyên gây hại cây trồng.
Câu 6: Sâu tơ hại rau họ cải có đặc điểm:
A. Sâu non có màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng. Trưởng thành có màu nâu xám, cánh có dải màu trắng (con đực), dải màu vàng chạy từ gốc đến đỉnh cánh (con cái)
B. Sâu non mới nở màu trắng sữa, lớn lên có màu xanh lá mạ, thân chia đốt. Trưởng thành có cánh màu vàng rơm, bìa cánh có một đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu sẫm, 2 sọc bìa dài, sọc giữa ngắn
C. Sâu non màu trắng ngà, phía đầu có giác mút để hút dịch. Trưởng thành ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng, bụng to tròn
D. Sâu non mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn có màu trắng sữa về sau có màu nâu vàng, có sọc nâu mờ trên lưng. Trưởng thành cánh màu vàng tươi đến vàng nhạt (con đực), con cái cánh trước có màu vàng nhạt, to hơn con đực
Câu 7: Khi nói về bệnh đạo ôn hại lúa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dần và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám.
B. Khi bị bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ lá bị “cháy”.
C. Khi gieo sạ dày, bón thừa đạm có thể lúa dễ mắc bệnh.
D. Bệnh do Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là bệnh do sinh vật gây hại cây trồng?
A. Quả táo bị thiếu canxi.
B. Bệnh thối thân xì mủ sầu riêng.
C. Rau bị tuyết phủ.
D. Lá cà phê bị thiếu lân
Câu 9: Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý để vừa bảo vệ được cây trồng, vừa giữ được cân bằng sinh thái và bảo vệ được môi trường.
B. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách triệt để nhằm mục đích bảo vệ cây trồng, môi trường và con người.
C. phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý nhằm mục đích hạn chế ưu điểm, phát huy nhược điểm của từng biện pháp.
D. sử dụng một lúc nhiều biện pháp để tiêu diệt sâu, bệnh hại ngay lập tức, chặn đứng sự lây lan thành dịch.
.......
PHẦN II. Trắc nghiệm lựa chọn đúng sai
Câu 1: Bảo quản sản phẩm chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm, giúp sản phẩm không bị hư hỏng và duy trì được chất lượng quanh năm. Phương pháp bảo quản cũng góp phần tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là khi sản phẩm chỉ được sản xuất ở một số quốc gia có điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, bảo quản tốt cũng giúp tăng năng lực cho ngành chế biến, vì bảo quản và chế biến luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Cuối cùng, việc bảo quản sản phẩm giúp ổn định giá cả và đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường khi nguồn cung khan hiếm.
Khi thảo luận về bảo quản sản phẩm chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra những nhận định như sau:
a) Bảo quản sản phẩm chăn nuôi không có ảnh hưởng gì đến việc duy trì chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng.
b) Bảo quản tốt sản phẩm chăn nuôi không ảnh hưởng đến ngành chế biến thực phẩm.
c) Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng khả năng xuất khẩu.
d) Bảo quản sản phẩm giúp ổn định giá cả và đảm bảo cung ứng kịp thời khi nguồn cung khan hiếm.
Câu 2: Bảo quản lạnh và bảo quản lạnh đông (cấp đông) là hai phương pháp phổ biến trong việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Bảo quản lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm, thường áp dụng cho thời gian ngắn và có thể dùng cho sữa, thịt, trứng,... Trong khi đó, bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.
a) Bảo quản lạnh là phương pháp làm giảm nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm.
b) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn và thường áp dụng cho sữa, thịt, trứng.
c) Bảo quản lạnh có thể giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian dài và thường được sử dụng đối với các sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng.
d) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.
Câu 3: Chế biến sản phẩm chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tăng giá trị kinh tế. Quá trình chế biến giúp tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng như protein, đồng thời tạo ra hương vị thơm ngon, kích thích sự ngon miệng. Ngoài ra, chế biến còn tiêu diệt mầm bệnh có trong thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa chua. Hơn nữa, việc chế biến cũng góp phần tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.
a) Chế biến sản phẩm chăn nuôi giúp tiêu diệt mầm bệnh, kéo dài thời gian bảo quản và tạo ra các sản phẩm như sữa chua có lợi cho sức khỏe.
b) Quá trình chế biến sản phẩm chăn nuôi có thể nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.
c) Việc chế biến không làm tăng hương vị của sản phẩm chăn nuôi, mà còn ảnh hưởng đến sự ngon miệng.
d) Chế biến sản phẩm chăn nuôi không phải là tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Câu 4: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chủ yếu xuất phát từ chất thải của vật nuôi, bao gồm phân, nước tiểu, khí thải, thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, và các chất thải thú y như kim tiêm, vỏ thuốc. Nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, những chất thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và không khí. Ngoài ra, xác vật nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm khi không được xử lý đúng quy định. Xác vật nuôi không được thu gom kịp thời có thể trở thành nguồn lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống.
Trong buổi bàn luận về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra những nhận định như sau:
a) Các bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, vỏ đựng thuốc thú y và kim tiêm sau khi sử dụng nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ không gây ô nhiễm môi trường vì chúng chỉ là vật liệu cứng không phân hủy.
b) Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chủ yếu là do chất thải của vật nuôi như phân, nước tiểu, khí thải và thức ăn thừa.
c) Xác vật nuôi không được thu gom kịp thời có thể là nguồn lây lan dịch bệnh và làm giảm chất lượng môi trường sống.
d) Việc xử lý chất thải từ chăn nuôi không cần thiết phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nếu chúng được phân loại đúng từ đầu và chỉ được xử lý trong khu vực riêng biệt.
Câu 5 Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chất thải từ chăn nuôi, bao gồm phân và xác động vật, chứa vi sinh vật có hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh và bùng phát dịch bệnh. Điều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị và phòng bệnh, mà còn giảm hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là cần thiết để đảm bảo sức khoẻ con người, vật nuôi và duy trì sự bền vững của môi trường.
Khi đánh giá về những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, không ảnh hưởng đến vật nuôi.
b) Trong chất thải chăn nuôi không chứa các ion kim loại nặng hay các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước.
c) Chất thải chăn nuôi có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong đàn vật nuôi.
d) Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Câu 6 Chăn nuôi hiện đại đang chuyển sang áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Một trong những phương pháp nổi bật là chăn nuôi hữu cơ, trong đó vật nuôi được nuôi trong môi trường tự nhiên với thức ăn hữu cơ, và chất thải chăn nuôi được xử lý để sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, công nghệ chăn nuôi tiên tiến và chăn nuôi thông minh giúp tối ưu hóa các yếu tố như thức ăn, giống, chuồng trại và quản lý chất thải, từ đó tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện sống của vật nuôi. Cuối cùng, chăn nuôi có đệm lót sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi để phân giải chất thải, hạn chế sự phát thải chất thải và khí thải độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.
Khi thảo luận về một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi, các bạn học sinh có những ý kiến như sau:
a) Chăn nuôi có đệm lót sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi để phân giải chất thải và khí thải, góp phần bảo vệ môi trường.
b) Công nghệ chăn nuôi tiên tiến và chăn nuôi thông minh giúp tối ưu hóa các yếu tố như thức ăn, giống, chuồng trại, và quản lý chất thải, từ đó tăng năng suất và giảm ô nhiễm.
c) Chăn nuôi hiện đại không áp dụng các phương pháp bảo vệ môi trường và chỉ tập trung vào hiệu quả sản xuất.
d) Chăn nuôi hữu cơ không cần sử dụng thức ăn hữu cơ cho vật nuôi, mà có thể dùng thức ăn công nghiệp như thông thường để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Câu 7: Thức ăn cho gà đẻ trứng cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein chiếm khoảng 15 – 17%, hàm lượng calcium trong thức ăn gà đẻ phải cao (từ 3% đến 3,5%) để giúp tạo vỏ trứng. Nên cho gà ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng các loại máng ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh, sử dụng riêng máng ăn và máng uống. Bổ sung bột vỏ trứng, bột xương hay vỏ sò, vỏ hến nung và nghiền nhỏ để gà ăn tự do theo nhu cầu. Cho gà uống nước sạch tự do theo nhu cầu.
Trong buổi thảo luận về thức ăn và cách thức cho ăn trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, các học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Gà đẻ trứng cần lượng calcium trong thức ăn thấp, chỉ cần từ 1% đến 1,5%.
b) Hàm lượng protein trong thức ăn cho gà đẻ trứng chiếm khoảng 15 – 17%.
c) Gà đẻ trứng nên được cho ăn 3 lần/ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
d) Bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò và vỏ hến nung cần được bổ sung vào thức ăn cho gà đẻ trứng.
Câu 8 Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức ăn được ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí....).
Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.
Thức ăn bổ sung: gồm urea và hỗn hợp khoáng - vitamin....
Trong buổi thảo luận về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa, các bạn học sinh có những nhận định như sau:
a) Thức ăn bổ sung như urea và hỗn hợp khoáng - vitamin rất quan trọng để đảm bảo bò sữa phát triển khỏe mạnh và có năng suất sữa cao.
b) Khoai lang, khoai tây, cà rốt, bầu bí là các loại thức ăn củ quả thuộc nhóm thức ăn thô có thể dùng cho bò sữa.
c) Thức ăn thô không chỉ bao gồm cỏ tự nhiên và cỏ trồng, mà còn có cỏ khô, rơm lúa, thức ăn ủ chua và các loại củ quả như khoai lang, cà rốt, bầu bí...
d) Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc, bột từ ngũ cốc, bột và khô dầu đậu tương, hạt cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp.
.................
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 11 Chăn nuôi Kết nối tri thức
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
