Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay (2 Dàn ý + 6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10

Suy nghĩ của em về ý thức chào hỏi của học sinh ngày nay gồm 6 mẫu khác nhau cực hay kèm theo 2 gợi ý cách viết. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.

Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

TOP 6 mẫu Ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận xã hội các bạn xem thêm nghị luận về hiện tượng nghiện Tiktok của giới trẻ hiện nay.

Dàn ý nghị luận về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay"

II. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: ý thức chào hỏi

- Vai trò, ý nghĩa của việc chào hỏi đối với học sinh

- Phân tích, lấy ví dụ về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

- Mở rộng vấn đề

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: "ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay".

+ Ví dụ mở bài: Để có thể trưởng thành thì mỗi người không chỉ cần học tập mà còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Từ xa xưa dân tộc ta đã có truyền thống tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, thật vậy chúng ta phải luôn biết ơn và tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi hơn và với cả những người có công dạy dỗ với mình. Thế nhưng hiện nay truyền thống tôn sự trọng đạo của một số bộ phận học sinh không được phát huy và nó đặc biệt thể hiện ở ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay.

II. Thân bài:

+ Giải thích khái niệm: ý thức chào hỏi.

+ Vai trò, ý nghĩa của việc chào hỏi đối với học sinh.

+ Phân tích, lấy ví dụ về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay.

+ Mở rộng vấn đề:

  • Không phải ai cũng quên lời chào hỏi.
  • Lời chào hỏi qua loa, chào cho có.

+ Bài học bản thân:

  • Lên án những người không biết chào hỏi.
  • Luôn luôn chào hỏi mọi người bằng sự tôn trọng tuyệt đối.

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ: Nếu như lời chào không có tác dụng tuyệt vời của nó thì tại sao khi đi phỏng vấn chúng ta cần phải cất lời chào lịch sự, ánh nhìn thân thiện để gây cảm tình cho người phỏng vấn mình? Tại sao khi các cô gái đi dự thi hoa hậu thế giới thường phải nói lời chào bằng tiếng anh trước nhân dân của nước đăng cai tổ chức? Người ngoại quốc sang Việt Nam, không biết nói tiếng ta mà chỉ cần nói được câu chào thì người nghe là ta đã thấy vui sướng trong lòng. Hơn nữa, chào hỏi lẫn nhau còn là lịch sự, duyên dáng, văn minh của con người trong cách ứng xử và cũng là nét đẹp trong thuần phong mỹ tục của Việt Nam và toàn thế giới…

Suy nghĩ về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay - Mẫu 1

Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn xem trọng truyền thống "lời chào cao hơn mâm cỗ". Khi gặp gỡ một ai đó chúng ta thường chào họ để họ biết mình nhận ra họ mà khi chúng ta chào thường đi kèm với hỏi thăm. Như vậy, điều đó thể hiện chúng ta là một người lịch sự, có văn hóa. Đôi khi những lời chào hỏi còn làm cho các mối quan hệ của con người trở lên gần gũi hơn. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đơn giản này, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh bây giờ, dường như những lời chào hỏi nó trở nên khá khó khăn.

Có nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi nghi vấn với bản thân mình rằng “Thế nào là chào hỏi không?” hay “Chào hỏi có lợi ích gì?”. Thực ra những câu hỏi này rất đơn giản nhưng chúng ta luôn bỏ qua nó. Vì thế, khi mà xã hội càng phát triển thì nó lại càng bị lãng quên hơn đối với các thế hệ học sinh bây giờ. Vậy chúng ta cùng xem lại định nghĩa như thế nào là chào hỏi để hoàn thiện bản thân hơn. Chào hỏi chính là một hình thức giao tiếp giữa hai người hoặc nhiều người với nhau, họ có thể chào hỏi nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động. Và ở từng hoàn cảnh khác nhau chúng ta nên lựa chọn những hình thức khác nhau cho phù hợp. Những lời chào hỏi này dù được lựa chọn bằng hình thức nào nhưng nó vẫn có tác dụng rất lớn bởi nó còn thể hiện ý thức, bản cách của mỗi người và hơn cả nó còn thể hiện nề nếp, gia phong và cách dạy dỗ con cái của mỗi gia đình.

Chúng ta sẽ thấy rất rõ một người có ý thức chào hỏi thì người đó luôn nhận được sự quan tâm và yêu quý của mọi người. Chào hỏi tuy chỉ là một câu nói, một hành động rất nhỏ thế nhưng nó lại thể hiện được ý thức của con người. Chào hỏi người khác giúp ta tạo được ấn tượng ban đầu tốt với mọi người là cơ sở tồn tại của mọi mối quan hệ. Chào hỏi còn thể hiện lối sống văn minh lịch sự, thể hiện bản thân là một người lễ phép, hòa đồng, biết tôn ti phép tắc. Chào hỏi đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta và chẳng phải là việc làm khó khăn gì tại sao nhiều bạn học sinh lại khó để mở miệng ra chào một câu đến thế?

Thế nhưng, điều đáng buồn thay đó chính là một bộ phận học sinh trong xã hội hiện nay đều không có ý thức chào hỏi. Nếu đa số học sinh không chào hỏi mà một bạn học sinh trong đám đó bỗng nhiên chào người lớn hay thầy cô đi qua thì ngay lập tức những bạn bên cạnh sẽ rỉ tai nhau rằng đứa kia giả tạo, nịnh bợ rồi đạo đức giả. Điều đó thật tệ đúng không nào, chẳng ai mong muốn mình bị bàn tán, rồi họ cũng sợ vì lý do nhỏ nhoi như thế mà bị cô lập, quãng thời gian học tập rồi sẽ cô độc một mình, nghĩ đến đây ai chẳng giật mình sợ hãi. Vậy là các bạn có ý thức chào hỏi cũng sẽ dần bị đồng hóa trở thành những người không có ý thức chào hỏi.

Các bạn nên nhớ rằng một người văn minh là phải chào hỏi. Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Lời chào hỏi rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống này. Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Lời chào hỏi không có gì là khó khăn cả nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hy vọng trong tương lai khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Nghị luận về văn hóa chào hỏi - Mẫu 2

Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", "đi hỏi về chào", "đi thưa về báo"... Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị mai một nghiêm trọng.

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên?. Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình - cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào; môi trường giáo dục nhà trường chỉ quan tâm tới dạy kiến thức hàn lâm mà không chú trọng dạy kĩ năng mềm - văn hóa ứng xử cho người học; xã hội kim tiền công nghiệp thực dụng với bộn bề lo toan trong cuộc sống nên mối quan hệ giữa người với người trở nên lỏng lẻo, hạn chế chia sẻ, tiếp xúc với nhau...

Hậu quả làm rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một cỗ máy, thiếu đồng cảm, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng thêm sự mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau: "Gió nồm là gió nồm nam / Trách người bạc nghĩa đi ngang không chào"; làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ông ta xưa: "Làm người chữ "Lễ" đứng đầu/ Kế đến chữ "Nghĩa" ngàn sau để đời"; và người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của bản thân mình...

Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".

Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Nghị luận về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay - Mẫu 3

Để có thể trưởng thành thì mỗi người không chỉ cần học tập mà còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Từ xa xưa dân tộc ta đã có truyền thống tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, thật vậy chúng ta phải luôn biết ơn và tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi hơn và với cả những người có công dạy dỗ với mình. Thế nhưng hiện nay truyền thống tôn sự trọng đạo của một số bộ phận học sinh không được phát huy và nó đặc biệt thể hiện ở ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay.

Như chúng ta biết ý thức là sự tự giác, là nhận thức của mỗi người. Chúng ta cũng hiểu rằng ý thức chào hỏi là sự tự giác, là sự tự nhận thức của bản thân về các mối quan hệ để chào hỏi. Chúng ta được học ăn học nói, được sự giáo dục và uốn nắn từ gia đình, từ nhà trường, chúng ta đều được học tập trong một nền giáo dục như nhau vậy tại sao lại có bạn học sinh được coi là có ý thức nhưng bên cạnh đó cũng có người bị coi là vô ý thức?

Khi một người được coi là ý thức chào hỏi thì người đó sẽ nhận được sự quan tâm và yêu quý của mọi người. Chào hỏi tuy chỉ là một câu nói, một hành động rất nhỏ thế nhưng nó lại thể hiện được ý thức của con người. Chào hỏi người khác giúp ta tạo được ấn tượng ban đầu tốt với mọi người là cơ sở tồn tại của mọi mối quan hệ. Chào hỏi còn thể hiện lối sống văn minh lịch sự, thể hiện bản thân là một người lễ phép, hòa đồng, biết tôn ti phép tắc. Chào hỏi đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta và chẳng phải là việc làm khó khăn gì tại sao nhiều bạn học sinh lại khó để mở miệng ra chào một câu đến thế?

Câu trả lời cho băn khoăn phía trên là do đại bộ phận học sinh bây giờ đều không có ý thức chào hỏi. Nếu đa số học sinh không chào hỏi mà một bạn học sinh trong đám đó bỗng nhiên chào người lớn hay thầy cô đi qua thì ngay lập tức những bạn bên cạnh sẽ rỉ tai nhau rằng đứa kia giả tạo, nịnh bợ rồi đạo đức giả. Điều đó thật tệ đúng không nào, chẳng ai mong muốn mình bị bàn tán, rồi họ cũng sợ vì lý do nhỏ nhoi như thế mà bị cô lập, quãng thời gian học tập rồi sẽ cô độc một mình, nghĩ đến đây ai chẳng giật mình sợ hãi. Vậy là các bạn có ý thức chào hỏi cũng sẽ dần bị đồng hóa trở thành những người không có ý thức chào hỏi.

Câu chuyện về ý thức chào hỏi đã trở thành vấn đề bàn tán và đáng lo ngại với mọi người. Nào là gặp người lớn không chào, tỏ thái độ với người lớn tuổi, không tôn trọng người khác, không biết cư xử chừng mực, học sinh vô lễ với giáo viên đã trở thành những đề tài quen thuộc với mọi người. Mặc cho những bài học, những lời răn dạy của người lớn, của cha mẹ, thầy cô thế nhưng nghe xong rồi cũng đâu vào đấy. Học sinh vẫn cứ tụm năm tụm ba ngồi tán phét với nhau nhưng thấy giáo viên đi qua thì lại không chào, học sinh gặp người lớn trên đường không chào, bạn bè suồng sã chửi bới nhau thậm chí đánh nhau. Đạo đức và nề nếp của một bộ phận thuộc tầng lớp học sinh đang đi xuống nghiêm trọng và cần phải có biện pháp để khắc phục.

Ý thức chào hỏi của học sinh không chỉ hiểu đơn giản là ở trong cuộc sống thực mà nó cũng nên được hiểu trong khía cạnh trên mạng xã hội. Hiện nay hầu hết các bạn học sinh đề sử dụng mạng xã hội, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ. Cũng chính từ mạng xã hội mà học sinh học được cách nói năng vô lễ, nói tục chửi bậy dường như đã không xa lạ gì khi chúng ta xem mạng xã hội bây giờ. Nhờ vào sự phổ biến và lan truyền của mạng xã hội mà nhiều từ mới mang nghĩa tiêu cực được lan truyền rộng rãi hơn, thậm chí việc sử dụng tiếng lóng đã trở thành trào lưu với đông đảo giới học sinh. Là bạn bè với nhau nhưng thay vì chào hỏi nhau thật thân thiện thì lại có những hành động suồng sã, không tôn trọng nhau và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt của tình bạn.

Thế nhưng không phải cứ là học sinh là không có phép tắc chào hỏi. Hằng ngày chúng ta vẫn thấy những tấm gương vượt khó trong học tập, vẫn thấy những học sinh lễ phép và giúp đỡ mọi người. Cũng như hai mặt của một vấn đề luôn có mặt tốt và mặt xấu vì vậy cần tránh thái độ tiêu cực vơ đũa cả nắm. Vì cuộc sống luôn có người này người kia, tự vấy bẩn đạo đức cá nhân thì dễ nhưng để gìn giữ được phẩm chất cao đẹp ấy thì quả thực là khó.

Chào hỏi, một hành động đơn giản như thế thôi nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Là một học sinh ngoài nghĩa vụ học hành thì chúng ta cũng cần phải tự tu dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một con người hoàn thiện hơn, xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay - Mẫu 4

Từ xưa đến nay chào hỏi là một văn hóa đẹp của nhân dân ta. Khi gặp gỡ một ai đó chúng ta thường chào họ để họ biết mình nhận ra họ mà khi chúng ta chào thường đi kèm với hỏi thăm. Như vậy, điều đó thể hiện chúng ta là một người lịch sự, có văn hóa. Đôi khi những lời chào hỏi còn làm cho các mối quan hệ của con người trở lên gần gũi hơn. Những không phải ai cũng làm được điều đơn giản này, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh bây giờ, dường như những lời chào hỏi nó trở nên khá khó khăn.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng “Thế nào là chào hỏi không?” hay “Chào hỏi có lợi ích gì?”. Thực ra những câu hỏi này rất đơn giản nhưng chúng ta luôn bỏ qua nó. Vì thế, khi mà xã hội càng phát triển thì nó lại càng bị lãng quên hơn đối với các thế hệ học sinh bây giờ. Vậy chúng ta cùng xem lại định nghĩa như thế nào là chào hỏi để hoàn thiện bản thân hơn. Chào hỏi chính là một hình thức giao tiếp giữa hai người hoặc nhiều người với nhau, họ có thể chào hỏi nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động. Và ở từng hoàn cảnh khác nhau chúng ta nên lựa chọn những hình thức khác nhau cho phù hợp. Những lời chào hỏi này dù được lựa chọn bằng hình thức nào nhưng nó vẫn có tác dụng rất lớn bởi nó còn thể hiện ý thức, bản cách của mỗi người và hơn cả nó còn thể hiện nề nếp, gia phong và cách dạy dỗ con cái của mỗi gia đình.

Chào hỏi được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội. Là con cái thì phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà và khi trở về nhà. Khi đến trường thì phải chào thầy cô điều này thể hiện sự lễ phép, ứng xử có văn hóa, có đạo đức. Gặp bạn bè thì cần chào nhau bằng tiếng cười hay cử chỉ, hành động như vậy mối quan hệ bạn bè sẽ trở nên gần gũi nhau hơn. Khi ra xã hội, người bé tuổi phải chào người lớn tuổi hơn để thể hiện phép lịch sự và tôn trọng đối phương trong giao tiếp.

Như vậy, ta thấy được chào hỏi là một văn hóa đẹp cần phải được phát huy. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại. Chào hỏi tuy đơn giản nhưng đó là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Từ đó tạo nên các mối quan hệ gần gũi hơn giữa con người với con người.

Tuy nhiên việc này không phải ai cũng làm được bởi khi xã hội càng phát triển thì con người càng trở nên lười biếng hơn, càng ngại giao tiếp hơn. Bởi khi các bạn học sinh càng lớn thì càng lười hỏi thầy cô, bạn bè và khi trở về nhà cũng không muốn hỏi ai trong gia đình. Cứ như vậy tình trạng này càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn.

Bởi qua đây chúng ta có thể đánh giá nhân cách của mỗi người. Những người biết chào hỏi, cởi mở trong cuộc giao tiếp là những người lịch sự, có văn hóa được gia đình giáo dục một cách cẩn thận. Còn những người dù chạm mặt nhau cũng không thèm chào hỏi là những người bất lịch, không có văn hóa. Từ đó làm cho các mối qua hệ trở nên xa vời và ít người quan tâm hơn.

Chính vì thế, mỗi con người cần tự xem lại thái độ của chính bản thân mình xem mình đã biết cách giao tiếp như thế nào cho đúng và cho hợp lý chưa. Còn đối với các thế hệ học sinh cần phải chú ý đến những người xung quanh và tạo cho mình cách giao tiếp phù hợp để mọi người tôn trọng nhau và gần gũi nhau hơn. Như việc nhỏ nhất là chào người thân trong gia đình mỗi khi đi đâu đó hoặc khi về nhà. Đến lớp thì phải biết kính chào thầy cô chúng đúng lễ nghĩa. Muốn có nhiều người yêu quý thì cần bản thân mình là một người tốt và tìm những người bạn tốt như vậy sẽ tạo ra động lực tốt để cùng nhau cố gắng. Từ những lời chào như vậy thôi đã làm cho con người gần gũi và thương yêu nhau hơn. Thế nên có câu:

Làm người chữ “Lễ”đứng đầu
Kế đến chữ “Nghĩa” ngàn sau để đời.

Như vậy ta thấy được có cái “Lễ” thì nhân cách con người ta mới được mọi người quan tâm và chú ý hơn. Từ đó làm nên danh tiếng để đời dù thời gian có trôi đi nhưng tiếng thơm vẫn còn mãi.

Qua đây cho ta thấy lời chào hỏi rất quan trọng trong cuộc giao tiếp. Đặc biệt đối với các thế hệ học sinh bây giờ cần được uốn nắn nhiều hơn về ý thức tự giác của bản thân. Để từ đó tạo nên tính đoàn kết bên trong mỗi người, để khi có gặp khó khăn sẽ có người giúp đỡ vượt qua.

Nghị luận về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay - Mẫu 5

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dạy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiên vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phát âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hy vọng trong tương lai khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Nghị luận về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay - Mẫu 6

“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước,
Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”

Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kỹ năng sống, có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận. Đó chính là lời chào.

Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường tiểu học, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là bài học đầu đời, được để thành bằng đỏ gắng trong từng lớp học. Người Á Đông chúng ta vô cùng coi trọng lễ nghĩa, trong đó thì lời chào hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc còn phân biệt nhiều cách chào với những sắc thái khác nhau như thân mật, gần gũi, xa cách, xã giao… Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với những người ta gặp lần đầu thì lời chào sẽ giúp ta khởi đầu câu chuyện, khiến hai người lạ bỗng trở nên thoải mái, gần gũi dễ chia sẻ với nhau hơn. Đối với những người trong nhà hay những người đã thân quen thì gặp nhau, một lời thăm hỏi hay chỉ là mỉm cười chào nhau sẽ làm cho tình cảm trở nên gần gũi, gắn bó và thân mật hơn rất nhiều. Một lời chào lễ phép, lịch sự qua điện thoại: “Cháu chào bác ạ, bác cho cháu gặp bạn A có được không ạ?”, sẽ làm cho người nghe ấm lòng hơn rất nhiều. Trẻ nhỏ khi biết vòng tay, cúi đầu chào ông bà, cha mẹ, chào khách đến nhà là những đứa trẻ ngoan. Đứa bé từ khi bi bô tập nói đã được người thân trong gia đình dạy cho tiếng “Ạ”, học cách vẫy tay chào và chào mọi người trong gia đình. Đó là truyền thống đẹp đẽ từ xa xưa của dân tộc ta. Đó là biểu hiện cho lễ nghi, cho văn hóa của một con người và cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của mình đối với những người xung quanh.

Ấy vậy mà không ít bạn trẻ ngày nay lại thờ ơ, bỏ quên truyền thống vốn rất quý báu ấy của dân tộc. Có nhiều quan niệm cho rằng gặp nhau không cần phải nề hà, chào hỏi mọi chúng thật là khách sáo. Hàng xóm, bạn bè, người trong nhà gặp nhau mỗi ngày chào làm chi nữa cho mệt cho phiền phức. Lại có người cho rằng lời chào khi phải chào hỏi người khác trước thì giống như việc phải hạ thấp mình. Thậm chí có người cho rằng, người miền Nam sống cởi mở, phóng khoáng đã quen, chào là lề lối, khuôn phép chẳng thể giống như người miền Bắc. Quan niệm, suy nghĩ như vậy phải chăng có đúng?

Xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cười của một cụ già tám lăm tuổi kể lại. Có lần, ông cụ ra ngõ, gặp một cậu bé mặt mũi rất sáng sủa, ông cụ cất lời chào trước: “Ông chào cháu bé!” Khi nghe thấy lời nói đó, thằng bé vô cùng ngạc nhiên đứng ngây ra nhìn ông. Sau đó, nó chạy ù đi nói với lũ bạn gần đó: “Lão già ngoan quá các mày ạ! Lão vừa mới chào tao đấy!” Khi nghe thấy những câu nói đó, ông cụ đứng lặng người, không biết phải suy nghĩ ra sao.

Việc thực hiện lời chào, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc từ khi nào đã bị xem nhẹ như thế, từ khi nào những đứa trẻ đã chẳng còn được học cách giáo dục con như cha mẹ chúng, ông bà chúng ngày xưa đã từng? Lời chào từ khi nào chẳng còn là lời đầu môi, là lời mở đầu mọi câu chuyện?

Lời chào, nếu nó được cất lên bởi tiếng lòng chân thành, thái độ niềm nở thì tác dụng của nó đem lại là rất to lớn chứ không phải là khuôn sáo, câu nệ. Nếu bảo rằng việc chào hỏi người khác trước là tự mình hạ thấp chính bản thân mình thì lại càng là không phải. Đó là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận. Người nhỏ, chào người lớn trước là thể hiện một thái độ tôn kính. Còn lại, lời chào được phát ra một cách tự nhiên, do bản năng và cách giáo dục của con người thì đó không phải là chuyện đùn đẩy ai là người chào trước. Do có suy nghĩ sai lệch như vậy nên bạn bè gặp nhau lâu ngày, nhiều người không chào, không một nụ cười, không một lời hỏi thăm…

Nếu như lời chào không có tác dụng tuyệt vời của nó thì tại sao khi đi phỏng vấn chúng ta cần phải cất lời chào lịch sự, ánh nhìn thân thiện để gây cảm tình cho người phỏng vấn mình? Tại sao khi các cô gái đi dự thi hoa hậu Thế giới thường phải nói lời chào bằng tiếng anh trước nhân dân của nước đăng cai tổ chức? Người ngoại quốc sang Việt Nam, không biết nói tiếng ta mà chỉ cần nói được câu chào thì người nghe là ta đã thấy vui sướng trong lòng. Hơn nữa, chào hỏi lẫn nhau còn là lịch sự, duyên dáng, văn minh của con người trong cách ứng xử và cũng là nét đẹp trong thuần phong mỹ tục của Việt Nam và toàn thế giới…

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm