Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 13 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tin 7 (Ma trận, đáp án)
Đề thi cuối kì 2 Tin học 7 năm 2033 - 2024 tổng hợp 13 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 13 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 7 gồm sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 13 đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7.
Bộ đề thi học kì 2 Tin học 7 năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 7 Cánh diều
1.1 Đề thi học kì 2 Tin học 7
PHÒNG GD & ĐT ….. TRƯỜNG …..………………….. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIN HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng
Câu 1. Để định dạng dữ liệu số em cần thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn Home/ Format Cells/ Alignment
B. Chọn Home/ Format Cells/ Font
C. Chọn Home/ Format Cells/ Number
D. Chọn Home/ Format Cells/ Border
Câu 2. Các thao tác để trình bày trang tính là?
A. Chèn, xóa, ẩn hàng và cột
B. Chèn, ẩn, hiện hàng và cột
C. Xóa, ẩn, hiện, gộp các ô của vùng dữ liệu
D. Chèn, xóa, ẩn, hiện hàng và cột, gộp các ô của vùng dữ liệu.
Câu 3. Hãy sắp xếp các bước in một trang tính là:
Bước 1: Thực hiện lệnh File/Print
Bước 2: Sau khi nhập các thông số in, nháy chuột lên biểu tượng Print để in
Bước 3: Đánh dấu vùng dữ liệu muốn in
A. 1, 2, 3
B. 3, 1, 2
C. 3, 2, 1
D. 3, 2, 2
Câu 4. Cho bảng tính sau:
Hãy cho biết kết quả của hàm: =COUNT(A2:D2)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
Câu 6. Lợi ích của việc sắp xếp trong tìm kiếm là?
A. Giúp tìm kiếm chính xác hơn.
B. Giúp tìm kiếm đầy đủ hơn.
C. Giúp tìm kiếm nhanh hơn.
D. Cả A, B và C.
Câu 7. Bước 1 trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên là gì?
A. Kiểm tra đã hết danh sách chưa.
B. Xét phần tử đầu tiên của danh sách.
C. Trả lời “không tìm thấy” và kết thúc.
D. Trả lời “Tìm thấy” và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc.
Câu 8. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm
B. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số, so sánh với số cần tìm
C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 9. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
A. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách
B. Di chuyển số lớn nhất về đầu danh sách
C. Đổi chỗ hai số liền nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp
D. Di chuyển số nhỏ nhất ở giữa về đầu danh sách
Câu 10. Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số tăng dần bằng cách nào dưới đây?
A. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy số đó.
B. Lặp lại quá trình chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy số đó.
C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp
D. Đổi chỗ số nhỏ nhất ở đầu danh sách với số lớn nhất ở cuối danh sách.
Câu 11. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện được ở dãy số nào?
A. 1; 10; 12; 25; 15
B. 1; 10; 12; 15; 25
C. 1; 15; 25; 10; 12
D. 10; 12; 15; 25; 1
Câu 12. Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm kiếm chữ được chữ cái E trong dãy chữ cái A; B; C; D; E; F sau bao nhiêu lần lặp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự yêu cầu danh sách cần tìm phải được sắp xếp.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 15. Trong tìm kiếm tuần tự thì có mấy điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không
Câu 16. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 17. Tư tưởng của thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?
A. Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử giữa của dãy. Dựa vào bước so sánh này quyết định tìm kiếm ở nửa đầu hay ở nửa sau của danh sách.
B. Tìm kiếm từ đầu đến cuối dãy.
C. Tìm kiếm dựa vào cây tìm kiếm.
D. So sánh X lần lượt với các phần tử a1, a2, …, an
Câu 18. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách ['Hoa”, "Lan”, "Ly", "Mai", “Phong”, "Vi”?
A. 1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
Câu 19. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phân không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy” và tìm tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 20. Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Ly” trong danh sách ['Hoa”, "Lan”, "Ly", "Mai", “Phong”, "Vị”?
A. 1.
B.2.
C.3.
D. 4.
Câu 21. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?
A. Vị trí giữa.
B. Vị trí cuối cùng.
C. Vị trí đầu tiên.
D. Bất kì vị trí nào.
Câu 22. Điều kiện dừng trong thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?
A. Khi tìm đến giá trị cuối cùng trong danh sách.
B. Khi chưa tìm thấy
C. Khi đã chưa tìm thấy và chưa hết danh sách.
D. Khi đã tìm thấy hoặc khi đã hết danh sách
Câu 23. Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?
A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy
B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.
Câu 24. Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.
III. Thực hành (2,0đ)
Câu 25: Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các dãy sau theo thứ tự tăng dần: 16; 15; 11; 13 (1,0đ)
Câu 26: Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải quyết bài toán muốn tìm tên bạn Chung trong danh sách lớp sau: (1,0đ)
Câu 27. Tạo bài trình chiếu về chủ đề “Gia Lai – Tuyệt cảnh giữa đại ngàn Tây Nguyên” tối thiểu 3 Slide:
Gợi ý:
+ Slide 1: Trang tiêu đề: Gia Lai – Tuyệt cảnh giữa đại ngàn Tây Nguyên.
+ Slide 2: Danh lam thắng cảnh (Biển Hồ; Quảng trượng Đại đoàn kết; Núi lửa Chư Đăng Ya..).
+ Slide 3: Lễ hội (Lễ cúng nhà rông; Lễ bỏ mã…).
- Yêu cầu:
+ Tạo và nhập nội dung hợp lý cho 3 slide (0,5 điểm/Slide)
+ Định dạng bài trình chiếu: Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, chèn hình ảnh phù hợp (0,5 điểm).
Ghi chú: HS lấy tư liệu và hình ảnh của trong thư mục TULIEUTHIKII được chia sẻ từ máy chủ Giáo viên.
HS lưu bài trong quá trình thực hành trong ổ đĩa D/TenHS_lop
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0đ)
(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | C | 13 | D |
2 | D | 14 | B |
3 | B | 15 | B |
4 | B | 16 | C |
5 | C | 17 | A |
6 | C | 18 | C |
7 | B | 19 | D |
8 | A | 20 | C |
9 | C | 21 | A |
10 | A | 22 | D |
11 | B | 23 | A |
12 | C | 24 | C |
II. TỰ LUẬN (2,0đ)
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 25 (1,0đ) | Dãy số: 16; 15; 11; 13 Vòng lặp 1. Số nhỏ nhất được đưa về vị trí số 1 (Đổi chỗ 16 và 11): 11; 15; 16; 13 Vòng lặp 2 Số nhỏ nhất (trừ số 11) được đưa về vị trí số 2 (Đổi chỗ 16 và 13): 11; 13; 16; 15 Vòng lặp 3 Số nhỏ nhất (trừ số 11; 13) được đưa về vị trí số 3 (Đổi chỗ 15 và 15): 11; 13; 15; 16 Sau vòng lặp 3, dãy chưa sắp xếp còn một số lớn nhất đã ở đúng vị trí cuối cùng của dãy. Vậy dãy ban đầu đã được sắp xếp và thuật toán kết thúc. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Xem thêm đáp án chi tiết trong file tải về
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Tin học 7
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | Chủ đề E. Ứng dụng tin học | 1. Bảng tính điện tử cơ bản. | 2 | 2 | 10% (1 đ) | ||||||
2. Phần mềm trình chiếu cơ bản. | 1 | 20% (2 đ) | |||||||||
2 | Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản | 10 | 10 | 1 | 1 | 70% (7 đ) | ||||
Tổng | 12 |
| 12 |
|
| 2 |
| 1 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
MÔN TIN HỌC LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Chủ đề E. Ứng dụng tin học | 1. Bảng tính điện tử cơ bản | Nhận biết - Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính Thông hiểu - Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. | 2 (TN) | 2 (TN) | ||
2. Phần mềm trình chiếu cơ bản | Vận dụng - Sử dụng được các định dạng cho văn bản, ảnh minh họa và hiệu ứng một cách hợp lí. - Sao chép được dữ liệu phù hợp từ tệp văn bản sang trang trình chiếu. - Tạo được một báo cáo có tiêu đề, cấu trúc phân cấp, ảnh minh họa, hiệu ứng động. | 1(TH) | |||||
2 | Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản | Nhận biết - Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn. Thông hiểu - Giải thích được một vài thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản, bằng bước thủ công (không cần dùng máy tính). - Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh họa. Vận dụng Biểu diễn và mô phỏng được các hoạt động của thuật toán cơ bản (sắp xếp, tìm kiếm,... ) trên một bộ dữ liệu và có kích thước nhỏ. Vận dụng cao Mô phỏng được các hoạt động của thuật toán giải quyết bài toán thực tế | 10 (TN) | 10(TN) | 1(TL) | 1 (TL) |
Tổng | 12 | 12 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề thi học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức
2.1 Đề thi cuối kì 2 Tin học 7
UBND HUYỆN ……… TRƯỜNG …. .
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2023 - 2024 Môn Tin học – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) : Em hãy chọn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng và viết vào bài kiểm tra (Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm):
Câu 1. Để đếm số các giá trị là số có trong các ô, vùng hoặc số có trong danh sách ta dùng hàm?
A. Count.
B. Min.
C. Max
D. Sum.
Câu 2. Ý nghĩa của hàm Average là?
A. Hàm tính tổng các giá trị là số.
B. Hàm tính giá trị trung bình cộng.
C. Hàm đếm các giá trị số.
D. Hàm tìm số lớn nhất.
Câu 3. Thao tác nào là thao tác gộp ô sau khi đã đánh dấu các ô của vùng dữ liệu?
A. Nháy chuột phải, chọn Insert.
B. Chọn Home/Alignment/Marge&Center.
C. Nháy chuột phải, chọn Delete.
D. Vào Format Cell, chọn Number.
Câu 4. Để kẻ viền ô và khung bao quanh vùng dữ liệu trước hết ta phải làm gì?
A. Chọn toàn bộ trang tính.
B. Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền ô, kẻ khung.
C. Vào Format Cell
D. Chọn File/Print.
Câu 5. Cách để tạo thêm trang chiếu mới trong bài trình chiếu?
A. Desigh/New Slide.
B. Home/New Slide
C. Insert/New Slide.
D. File/New Slide
Câu 6. Chọn phương án sai.
Sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:
A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình, ….
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.
Câu 7. Thứ tự sắp xếp đúng tạo hiệu ứng cho đối tượng?
1. Chọn thẻ Animations
2. Chọn hiệu ứng
3. Chọn đối tượng
Thứ tự đúng là:
A. 2 – 1 – 3.
B. 3 – 2 – 1
C. 3 – 1 – 2.
D. 1 – 2 – 3
Câu 8. Chọn câu sai khi nói về cấu trúc phân cấp?
A. Là cấu trúc gồm danh sách nhiều cấp.
B. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu.
C. Cấu trúc này gồm một chuỗi các dấu đầu dòng ngang cấp nhau.
D. Giúp làm cho nội dung cần trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.
Câu 9 . Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không kết thúc.
B. Thông báo “ Tìm thấy”
C. Thông báo “ Tìm thấy” và kết thúc
D. Thông báo “ Không tìm thấy” và kết thúc
Câu 10. Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [ 3; 5; 12; 7; 11; 15]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 11. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong dang sách [2, 6, 8,4, 10, 12], đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “ Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 6 của danh sách.
Câu 12. Từ hoặc cụm từ điền vào chỗ “…” trong câu sau “ Nếu giá trị của phần tử ở vị trí đang xét …………. . giá trị cần tìm thì trả lời Tìm thấy và chỉ ra vị trí phần tử tìm được, kết thúc” là?
A. Bằng.
B. Tìm thấy.
C. Đã hết.
D. Không tìm thấy.
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy tên Mai trong danh sách: [ Hoa; Lan; Ly; Mai; Phong; Vy]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14. Vị trí giữa của vùng tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm nhị phân được xác định như thế nào?
A. Bằng vị trí cuối chia 2.
B. Bằng (vị trí đầu + vị trí cuối) chia 2.
C. Bằng vị trí đầu chia 2.
D. Bằng (vị trí cuối – vị trí đầu) chia 2.
Câu 15. Điều kiện để thực hiện được thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?
A. Sắp xếp danh sách theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
B. Danh sách phải là các số.
C. Số lượng trong danh sách phải là số lẻ.
D. Số lượng trong danh sách phải là số chẵn.
Câu 16. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phân không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “ Tìm thấy” và tìm tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo “ tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “ không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 17. Chọn câu diễn đạt đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp,bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 18. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19. Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 10 trong dang sách [2, 6, 8,4, 10, 12], đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “ Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 6 của danh sách.
Câu 20. Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm bao nhiêu bước?
A. 3 bước.
B. 4 bước.
C. 5 bước.
D. 6 bước.
Câu 21. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân khi so sánh kí tự thì kí tự đứng trước trong bảng chữ cái là kí tự?
A. Nhỏ hơn.
B. Lớn hơn.
C. Bằng nhau.
D. Nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 22: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?
A. Nổi bọt.
B. Tuần tự và nhị phân.
C. Tuần tự.
D. Nhị phân.
Câu 23. Các nhiệm vụ của việc sắp xếp gồm?
A. So sánh.
B. So sánh và đổi chỗ.
C. Đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xóa.
Câu 24. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt từ cuối lên đầu để sắp xếp dãy số 8; 22; 7; 19; 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi vị trí trong vòng lặp thứ nhất là?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 25. Em hãy quan sát vòng lặp thứ nhất để sắp xếp dãy số 83, 65, 71, 72:
83, 65, 71, 72 -> 83, 65, 72, 71 ->83, 65, 71, 72-> 65, 83, 71, 72 cho biết vòng lặp sắp xếp từ?
A. Phần tử đầu về cuối.
B. Phần tử cuối về đầu.
C. Phần tử giữa.
D. Phần tử giữa đến phần tử đầu.
Câu 26. Có hai cốc đựng 2 chất lỏng màu xanh đựng trong cốc A và màu đỏ đựng trong cốc B. Sử dụng chiếc cốc thứ 3 là cốc C ( không đựng gì) để đổi cốc B đựng chất lỏng màu xanh, cốc A đựng chất lòng màu đỏ. Em hãy sắp xếp các bước sau để thực hiện được yêu cầu.
1. Đổ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.
2. Đổ chất lỏng từ cốc C sang cốc B
3. Đổ chất lỏng từ cốc A sang cốc C.
A. 1 – 2 – 3.
B. 2 – 3 – 1.
C. 3 – 1 – 2.
D. 3 – 2 – 1.
Câu 27. Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp 1 dãy số tăng dần mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất phần tử đầu tiên sẽ có giá trị?
A. Nhỏ nhất trong dãy số.
B. Lớn nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.
Câu 28. Nửa trước và nửa sau trong thuật toán tìm kiếm nhị phân không bao gồm phần tử nào?
A. Đầu tiên.
B. Cuối cùng.
C. Giữa.
D. Đầu và cuối.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm):
Câu 29 (1,0 điểm):
a) Cho danh sách các cuốn sách sau:
Toán 7; Tin 7; Tiếng anh 7; KHTN 7; GDCD 7. Em hãy kẻ bảng để viết ra các bước thực hiện thuật toán tuần tự để tìm kiếm cuốn sách KHTN 7 trong danh sách đã cho.
b) Điều kiện để dừng việc tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm ở ý a là gì?
Câu 30 (1,5 điểm): Cho bảng điểm môn Tin học của một tổ như sau:
1 | Trần Thu Trang | 6 |
2 | Hoàng Thị Loan | 6,5 |
3 | Hoàng Khánh Nhật | 7,5 |
4 | Nguyễn Thu Thảo | 9 |
5 | Lý Thị Say | 8 |
6 | Triệu Kim Sơn | 7 |
a) Em hãy sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của điểm?
b) Em hãy liệt kê các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 7,5 môn Tin học, và cho biết tên học sinh đó.
Câu 31 (0,5 điểm): Em hãy liệt kê các bước của thuật toán nổi bọt để sắp xếp các số 3, 2, 1,4 theo thứ tự tăng dần?
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 7
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm):
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | A | B | B | B | D | D | C | C | D | C | C | A | B | B |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | A | D | B | B | B | C | A | A | B | C | B | C | A | C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm).
Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||||||||
Câu 29: a) Các bước thực hiện thuật toán tuần tự để tìm kiếm cuốn sách KHTN 7 trong danh sách đã cho như sau
b) Điều kiện để dừng việc tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm ở ý a là: kiểm tra xem có đúng tên sách cần tìm không, nếu đúng thì dừng lại. | 0,75 0,25 | |||||||||||||||||||||||||
Câu 30 (1,5 điểm): a) Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của điểm:
b) Các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 7,5 môn Tin học, Vùng tìm kiếm là dãy số: 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 9. Bước 1: Xét phần tử ở giữa của dãy đó là điểm 7; so sánh 7 < 7,5 nên bỏ đi nửa đầu của dãy. Bước 2: Xét phần tử ở giữa của nửa sau của dãy là điểm 8 So sánh 8 > 7,5 nên bỏ đi nửa sau của dãy. Bước 3: Xét phần tử ở giữa của nửa trước còn lại là điểm 7,5, so sánh 7,5 = 7,5 nên thuật toán kết thúc. Tên học sinh có điểm Tin học 7,5 điểm là Hoàng Khánh Nhật. | 0,5 1,0 | |||||||||||||||||||||||||
Câu 31 (0,5 điểm): Các bước của thuật toán nổi bọt để sắp xếp các số 3, 2, 1,4 theo thứ tự tăng dần là: Đầu vào : 3, 2, 1, 4. Vòng lặp thứ nhất: 3, 2, 1, 4 -> 3, 2, 1, 4 -> 3, 1, 2, 4 -> 1, 3, 2, 4 Vòng lặp thứ hai: 1, 3, 2, 4 - > 1, 3, 2, 4 -> 1, 2, 3, 4. Đầu ra : 1, 2, 3, 4. | 0,25 0,25 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Tin 7
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | 1. Bảng tính điện tử cơ bản | 4 (1,2,3,4) | 1,0 điểm 10% | |||||||
2. Phần mềm trình chiếu cơ bản | 4 (5,6,7,8) | 1,0 điểm 10% | |||||||||
2 | Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. | Thuật toán tìm kiếm tuần tự | 2(9,12) | 2(10,11) | 1(29) | 2,0điểm 20% | |||||
Thuật toán tìm kiếm nhị phân | 7(14,15,16,17, 20,21,28) | 3(13,18,19) | 1(30) | 4,0 điểm 40% | |||||||
Thuật toán sắp xếp. | 3 (22,23,25) | 3(24,26,27) | 1(31) | 2,0 điểm 20% | |||||||
Tổng | 20 |
| 8 |
|
| 3 |
|
| 30 | ||
Tỉ lệ % | 50% | 20% | 30% |
| 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
3. Đề thi học kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi cuối kì 2 Tin học 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biết được các lợi ích của định dạng đối tượng trên trang chiếu:
Các lợi ích Đúng Sai
a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem.
b) Nội dung trong mỗi trang chiều cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính
c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh hoạ thì càng tốt.
d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang.
e) Không cần lưu ý đến bản quyền của hình ảnh.
f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu.
Câu 2: Chọn phương án ghép sai. Biết cách sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:
A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình,...
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.
Câu 3: Trong PowerPoint, nhận ra được cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh vào trang chiếu?
A. Select Insert / Pictures.
B. Chọn Insert/Online Pictures.
C. Sử dụng lệnh Copy và Paste.
D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes.
Câu 4: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu sao cho đúng.
a) Chọn thẻ Transitions.
b) Xem trước.
c) Chọn âm thanh, thời lượng,... thực hiện hiệu ứng.
d) Chọn trang chiếu.
e) Chọn hiệu ứng
A. d → a → e → c → b.
B. a → d → e → b → c.
C. d → e → a → c → b.
D. d → a → c → b → e.
Câu 5: Em nhận ra được các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sắp xếp lại sao cho đúng.
a) Thay đổi thứ tự.
b) Chọn thẻ Animations.
c) Chọn cách xuất hiện.....
d) Chọn hiệu ứng.
e) Xem trước.
f) Chọn đối tượng.
A. f → d → b → a → c → e
B. f → b → d → c → a → e.
C. b → f → d → c → a → e.
D. b → d → f → a → c → e.
Câu 6: Chỉ ra được để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì?
A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng.
B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn.
C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 7: Nêu được hiệu ứng động là gì?
A. Hiệu ứng động là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu khi trình chiếu.
B. Hiệu ứng động là giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
C. Hiệu ứng động thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu quả tốt tỏng việc truyền đạt thông tin.
D. Hiệu ứng động là được sử dụng một cách chọn lọc giúp tăng hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng cho người xem.
Câu 8: Diễn tả được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 9: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 trong danh sách [3, 5, 12, 7, 11, 25]?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 11: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Hiểu được đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 12: Nêu được điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phần không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo Tìm thấy và tiến tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo Tìm thấy và kết thúc
D. Thông báo "Không tìm thấy và kết thúc
Câu 13: Chọn câu diễn tả đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tiến trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tím hết thì còn tìm tiếp.
D. Tiến trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chứng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tim hết thì còn tìm tiếp.
Câu 14: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [Hoa", "Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16: Biết được các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.
Câu 17: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị:
A. Nhỏ nhất trong dãy số.
B. Lớn nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.
Câu 18: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:
A. Đầu đến cuối
B. Cuối đến đầu
C. Giữa đến đầu
D. Giữa đến cuối
Câu 19: Chỉ ra phương án sai.
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 20: Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thì thuật toán kết thúc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 21: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 22: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.
A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20
B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20
Câu 23: Hiểu được nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 24: Em hãy dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp dãy số dưới đây theo thứ tự tăng dần, mỗi vòng lặp duyệt tử phần tử cuối về đầu: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71.
Câu 25: Cho danh sách học sinh sau đây:
Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh sinh vào tháng Một.
3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1a | 1b | 1c | 1d | 1e | 1f | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | Đ | Đ | S | Đ | S | Đ | D | D | A | B | D | A | A | C |
Câu | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
Đáp án | B | C | D | B | C | C | C | A | A | C | C | C | B | A |
*Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.25 điểm
II. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||||||||||
Câu 24 (2 điểm) | Mô phỏng các bước sắp xếp dãy số 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 theo thuật toán nổi bọt: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 → 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72. 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72. 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72. 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72. 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72. 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 72, 83. Sau 6 vòng lặp thì dãy số mới được sắp xếp đúng theo yêu cầu. | 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 | ||||||||||||||||||||||||
Câu 25 (1 điểm) |
| 0.5 0.5 |
3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Tin học 7
Chủ đề | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng% điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột | 2 | 2 | 0 | 5 % (0,5 đ) | |||||||
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 17,5 % (1,75 đ) | ||||||
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 1 | 1 | 0 | 2,5 % (0,25 đ) | ||||||||
Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 27,5 % (2,75 đ) | ||||||
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Bài 13. Thuật toán tìm kiếm | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 27,5 % (2,75 đ) | |||||
Bài 14. Thuật toán sắp xếp | 3 | 1 | 1 | 4 | 1 | 20% (2,0 đ) | ||||||
Tổng | 12 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 | 100% (10,0 điểm) | |
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 40% | 60% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
..............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối học kì 2 Tin học 7 năm 2023 - 2024
Link Download chính thức:
- Thái Gia MinhThích · Phản hồi · 0 · 10/05/23
- Trịnh Thị ThanhThích · Phản hồi · 0 · 12/05/23
-
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Bộ 33 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 8 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7
1.000+