Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 sách Cánh diều, KNTT, CTST (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, tóm tắt kiến thức cần nắm kèm theo đề minh họa.

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc 100% tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương kì 2 Ngữ văn 7 mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 7, đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 7 năm 2025

1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025
MÔN: NGỮ VĂN 7

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được các yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của tùy bút, tản văn.

- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng; nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) trong văn bản.

a. Truyện ngụ ngôn

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

b. Tục ngữ, thành ngữ

Nội dung

Tục ngữ

Thành ngữ

1. Khái niệm

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh.

- Thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ.

2. Tác dụng

Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

3. Ví dụ

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,...

Dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,...

c. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

Hình ảnh

- Từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc.

- Từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa,...

- Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động.

- Để khắc hoạ hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ (nhất là những từ gợi tả âm thanh hoặc gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật), cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoả,...

d. Văn bản nghị luận xã hội

Nội dung

Kiến thức

1. Tác dụng

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

2. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận

Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế.

3. Lí lẽ, dẫn chứng

Những lí lẽ và dẫn chứng cần xác đáng, tin cậy để thuyết phục được người đọc, người nghe một cách thấm thía, sâu sắc.

............

B. ĐỀ MINH HỌA 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Đọc hiểu ( 4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được"?

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều

2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025
MÔN: NGỮ VĂN 7
Sách KNTTVCS

A. Tiếng Việt ôn thi học kì 2

I. Nêu khái niệm Thành ngữ . Cho ví dụ minh họa

II. Các biện pháp tu từ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

1. Thế nào là So sánh? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

3. Thế nào là Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

4. Thế nào là Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

5. Thế nào là Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

III. Dấu câu

Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

a. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.

b. Kể tên một số phép liên kết thường dùng

V. Thuật ngữ: Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

VII. Từ Hán Việt

1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

B. Tập làm văn ôn thi học kì 2 Văn 7

I. Bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

2. Dàn bài

-Mở bài :

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

b. Thân bài:

- Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

b. Thân bài:

-Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

-Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

-Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. TB:

-Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Nhứng đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

C Đề đọc hiểu

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Quà của bà

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho…

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.”

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”

Câu 4 : Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?

Câu 5: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

PHẦN 1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CẤU TRÚC ĐỀ:

I. Kiến thức trọng tâm:

1. Đọc hiểu văn bản:

1.1. Thể loại văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt)

- Đặc điểm và cấu trúc của văn bản thông tin, chỉ ra được mối quan hệ đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản.

1.2. Thể loại thơ tự do (Bài 10: Lắng nghe trái tim mình).

- Đặc điểm của thơ tự do: những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết.

2. Tiếng Việt:

- Từ loại: Số từ;

- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.

3. Viết: Bài văn biểu cảm về con người.

II. Cấu trúc đề kiểm tra:

- Hình thức: Tự luận

1. Đọc - hiểu: 6.0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; tiếng Việt 0.5 điểm)

- Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động; Thơ tự do (Chọn ngữ liệu ngoài SGK):

+ Thể loại.

+ Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm.

+ Nhận biết đặc điểm và cấu trúc của văn bản thông tin, cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản.

+ Nhận biết được tác dụng biểu đạt của kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

+ Nhận diện và hiểu đặc điểm Thơ tự do về từ ngữ, vần, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết chủ đề, thông điệp; nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết; ý nghĩa hình ảnh, dòng, khổ thơ.

- Tiếng Việt: Nhận biết và nêu chức năng của số từ.

2. Vận dụng: 1.0 điểm

- Mở rộng thành phần chính hoặc trạng ngữ của câu bằng cụm từ (hoặc bằng cụm từ phức tạp hơn).

3. Vận dụng cao: 4.0 điểm

Viết bài văn biểu cảm về con người.

* Lưu ý: Đề ra theo hướng mở, phát huy năng lực của người học.

PHẦN II. ÔN LUYỆN TẬP:

1. Văn bản (thơ tự do)

Câu 1. Ôn kĩ tri thức về một số đặc điểm Thơ tự do về từ ngữ, vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ.

Câu 2. Xác định chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc của người viết qua các văn bản: Đợi mẹ; Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi.

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ Đợi mẹ của Vũ quần Phương.

Câu 4. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh.

2. Tiếng Việt:

Câu 1. Ôn kĩ tri thức tiếng Việt về số từ; Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.

Câu 2. Làm lại bài tập 1,2 (SGK kì 2, trang 54) và bài tập 1,2,3 ( trang 83)

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.

c . Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.

d. Mỗi khi dở những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.

Câu 4. So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ.

a1. Trăng đã ló lên từ phía sau đỉnh núi, và giờ đây nó rót ánh sáng xuống mặt biển.

a2. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.

b1. Chim Ưng bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy và đưa mắt nhìn dọc khe núi.

b2. Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo 2025 

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm