Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Đề cương ôn tập Văn 8 học kì 2 sách KNTT, CTST, CD (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp kiến thức cần nắm kèm theo đề minh họa.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc mới, giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 8 năm 2025 mời các bạn theo dõi.

1. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều 2025

TRƯỜNG THCS.............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025

MÔN NGỮ VĂN 8

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.Truyện:

- Khái niệm về đề tài, chủ đề

+ Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.

+ Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.

- Cách xác định đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học

+ Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)?

+ Để xác định chủ đề, người ta thường trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì?

2.Thơ Đường luật

Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 - 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

- Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

- Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: để, thực, luận, kết, mỗi phấn có hai câu (gọi là liên). Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Niêm (nghĩa đen: dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau): Âm tiết (chữ) thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh (niêm) với âm tiết thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới, ở bài bát cú thì các cặp câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 phải niêm với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 - 4, 2 - 3.

- Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất thanh bằng (không dấu, dấu huyền) thì bài thơ thuộc luật bằng và là luật trắc nếu mang thanh trắc (dấu hỏi, ngã, sắc, nặng).

- Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1,2,4.

- Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).

- Đối: Trong thơ Đường luật, ở phán thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau vế âm, vế từ loại và về nghĩa; ví dụ: chữ vân bằng đối với chữ vân trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,…

3.Truyện lịch sử và tiểu thuyết

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện,...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

2. Cốt truyện

Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm.

3. Bối cảnh

Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

4. Nhân vật chính

Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

4. Nghị luận văn học.

Khái niệm

Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác giả, tác phẩm, thể loại,...)

Các thành tố của bài văn nghị luận văn học

- Luận đề: là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.

- Luận điểm:

+ Là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hóa luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận.

+ Thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và dẫn chứng.

- Lí lẽ: là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm.

- Bằng chứng: là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ…) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ.

Mối liên hệ giữa các thành tố

- Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục.

- Lí lẽ phải sức thuyết phục, nhằm giải thích làm rõ được luận điểm, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.

- Bằng chứng được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Muốn có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu.

PHẦN II: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Từ toàn dân

- Từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi vùng miền của đất nước.

VD: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,…

- Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ.

- Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa và sử dụng đúng từ ngữ toàn dân là điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều 2025

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2025

TRƯỜNG THCS.............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025

MÔN NGỮ VĂN 8

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo trong bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

a. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

Nội dung

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

1. Khái niệm

Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính.

Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gần với số phận các nhân vật chính của tác phẩm.

b. Thơ tự do

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.

2. Vần

Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách giao vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách.

3. Nhịp

Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.

4. Tính chất

Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.

c. Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

Mạch cảm xúc

Cảm hứng chủ đạo

Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình.

Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

d. Văn bản nghị luận văn học

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình và một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại....).

- Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; Ií lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí

2. Yếu tố trong văn bản nghị luận văn học

Luận đề

Luận đề trong văn bàn nghị luận văn học là vấn đề chính (và tác phẩm, tác giả, thể loại ) được bàn luận trong văn bản, thưởng thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.

Luận điểm

Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển thai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đạc điểm của đối tượng được bàn luận.

Lí lẽ

Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gic để làm có tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm nhưng cần chặt chỗ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính.

Bằng chứng

Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm.

e. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học

Nội dung

Kiến thức

1. Vai trò của tác giả và người đọc

- Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học.

- Người đọc là chủ thể tiếp nhận.

2. Quá trình đọc văn bản

- Quá trình đọc tưởng tượng và cầm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận, việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, thủ đô, bố cục, biện pháp nghệ thuật các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng).

- Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống vốn hiểu biếtsự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất. Do đó ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn.

B. Phần 2: Đề thi minh họa

ĐỀ SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa…”

(Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Tuổi trẻ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2. Xác định câu ghép có trong đoạn văn trên.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và một câu có sử dụng dấu hai chấm.

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1. Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2. Thuyết minh về một thứ đồ dùng (bút bi, kính đeo mắt, chiếc nón lá, ...)

............

3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 2025

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Tìm thêm: Ngữ văn 8
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm