Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo 2 đề minh họa có đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc mới, gồm 100% tự luận, giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2025 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2025
TRƯỜNG THCS............. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN 8 |
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo trong bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
a. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
Nội dung | Cốt truyện đơn tuyến | Cốt truyện đa tuyến |
1. Khái niệm | Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính. | Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gần với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. |
b. Thơ tự do
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ. |
2. Vần | Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách giao vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách. |
3. Nhịp | Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ. |
4. Tính chất | Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống. |
c. Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo
Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình. | Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. |
d. Văn bản nghị luận văn học
Nội dung | Kiến thức | |
1. Khái niệm | - Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình và một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại....). - Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; Ií lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí | |
2. Yếu tố trong văn bản nghị luận văn học | Luận đề | Luận đề trong văn bàn nghị luận văn học là vấn đề chính (và tác phẩm, tác giả, thể loại ) được bàn luận trong văn bản, thưởng thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản. |
Luận điểm | Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển thai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đạc điểm của đối tượng được bàn luận. | |
Lí lẽ | Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gic để làm có tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm nhưng cần chặt chỗ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính. | |
Bằng chứng | Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm. |
e. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
Nội dung | Kiến thức |
1. Vai trò của tác giả và người đọc | - Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học. - Người đọc là chủ thể tiếp nhận. |
2. Quá trình đọc văn bản | - Quá trình đọc tưởng tượng và cầm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận, việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, thủ đô, bố cục, biện pháp nghệ thuật các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng). - Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống vốn hiểu biếtsự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất. Do đó ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn. |
B. Phần 2: Đề thi minh họa
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa…”
(Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Tuổi trẻ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Xác định câu ghép có trong đoạn văn trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và một câu có sử dụng dấu hai chấm.
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2. Thuyết minh về một thứ đồ dùng (bút bi, kính đeo mắt, chiếc nón lá, ...)
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
