Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 8 (Có đáp án)
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 Cánh diều năm 2023 - 2024 tổng hợp 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn đề rất đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau gồm cả đề 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận và đề 40% trắc nghiệm kết hợp 60% tự luận.
TOP 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 8 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 2 đề thi KHTN lớp 8 cuối kì 2 Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh diều.
Bộ đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 - 2024
1. Đề thi Khoa học tự nhiên học kì 2 lớp 8 Cánh diều - Đề 1
1. Đề thi KHTN 8 cuối kì 2
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của phương án em cho là đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Oxide acid có đặc điểm là
A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
B. tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
C. không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
D. chỉ tác dụng được với muối.
Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide trung tính?
A. CO2.
B. K2O.
C. Al2O3.
D. CO.
Câu 3: Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là
A. CaC2.
B. CaCO3.
C. CaSO4.
D. Ca(HCO3)2.
Câu 4: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:
A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.
C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.
D. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
A. Thanh sắt.
B. Thanh thép.
C. Thanh nhựa.
D. Thanh gỗ.
Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?
A. Thay đổi dòng điện.
B. Đóng, ngắt mạch điện.
C. Cảnh báo sự cố.
D. Cung cấp điện.
Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học.
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học.
Câu 8: Cường độ dòng điện được kí hiệu là
A. V
B. A
C. U
D. I
Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?
A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.
D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
Câu 10: Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?
A. Ống dẫn trứng.
B. Buồng trứng.
C. Tử cung.
D. Âm đạo.
Câu 11: Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ
A. bị bong ra.
B. hình thành một tế bào trứng mới.
C. tiếp tục dày lên.
D. không bị ảnh hưởng.
Câu 12: Kích thước quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Câu 13: Quần xã nào dưới dây có độ đa dạng cao nhất?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng ôn đới lá kim.
C. Sa mạc.
D. Đồng rêu đới lạnh.
Câu 14: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm
A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã sinh vật.
B. các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
C. các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. các nhóm thực vật, động vật và môi trường sống.
Câu 15: Hệ vận động của người có chức năng:
A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp con người vận động.
B. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
C. tạo ra hình dạng cơ thể.
D. giúp con người vận động.
Câu 16: Khu sinh học là
A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.
B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.
C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.
D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (0,5 điểm) Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?
Bài 2: (2 điểm)
a. (0,5 điểm) Nội năng là gì? Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào?
b. (1 điểm) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? Giải thích.
TH1: Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
TH2: Bật điều hòa không khí, sau một thời gian ta thấy phòng mát lên.
TH3: Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta để ngón tay vào nước 1 lúc thì ngón tay sẽ ấm lên.
TH4: Đặt ấm nước lên bếp lửa, sau 1 thời gian ta thấy nước sôi.
TH5: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta cầm ở đầu kia của chiếc thìa đó, sau một thời gian có cảm giác nóng lên.
c. (0,5 điểm) Khi đi xe đạp trời nắng có nên bơm căng lốp xe không? Vì sao?
Bài 3: (1 điểm) Vì sao ở người thường có phản ứng run người và nổi da gà khi gặp lạnh?
Bài 4: (2,5 điểm)
a. (0,5 điểm) Mô tả quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái.
b. (1 điểm) Xác định ý nghĩa đối với môi trường của mỗi hoạt động sau:
(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.
(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.
(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.
(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.
c. (1 điểm) Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 oC đến 30 oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá trong hình dưới đây, hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 KHTN 8
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. B | 2. D | 3. B | 4. A | 5. C | 6. B | 7. A | 8. D |
9. A | 10. C | 11. A | 12. A | 13. A | 14. A | 15.A | 16. D |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1:
\(nCaCO_3=\frac{35}{100}=\ 0,35ml\)
PTHH: CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + H2O + CO 2
Ta có nCO2= nCaCO3= 0,35 (mol)
Suy ra VCO2= = n.24,79 = 0,35.24,79 = 8,68 (L)
Bài 2:
a.
- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
- Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật tăng.
Hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là: TH1, TH3, TH5.
Giải thích:
TH1: Có sự truyền nhiệt lượng từ phần này sang phần khác của que sắt.
TH3: Có sự truyền nhiệt lượng từ nước sang ngón tay.
TH5: Có sự truyền nhiệt lượng từ nước sang thìa và từ thìa sang tay cầm thìa.
Không nên bơm căng lốp xe khi đạp xe ngoài trời nắng. Vì xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên phần khí bên trong sẽ nở to. Khi chất khí đang co dãn mà có vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn dẫn đến nổ lốp.
Bài 3:
- Run người là hiện tượng co rút nhanh của cơ làm tăng quá trình dị hoá để sinh nhiệt chống rét.
- Nổi da gà là hiện tượng là hiện tượng cơ chân lông co giúp giảm sự toả nhiệt để chống rét.
Bài 4:
A. Quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất: Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.
b.
Hoạt động của con người | Ý nghĩa của hoạt động |
(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường. | Hạn chế ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. |
(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình. | Hạn chế ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. |
(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng. | Hạn chế ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật. |
(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy. | Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí. |
c.
- Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (A, B, C) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15 oC đến 30 oC) → Nên nhập loài cá B để về nuôi.
- Giải thích:
+ Loài cá B có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38 oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30 oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá B sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.
+ Trong khi đó, loài cá A có giới hạn sinh thái là 0 – 14 oC, loài cá C là 34 – 45 oC đều nằm ngoài ngưỡng nhiệt độ trung bình của địa phương, do đó, loài cá A và loài cá C sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.
2. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 2
2.1 Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8
PHÒNG GD&ĐT......... TRƯỜNG THCS........... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 Thời gian: .... phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C hoặc D đầu mỗi câu.
Câu 1: Chỉ ra tác dụng hóa học của dòng điện trong các trường hợp sau đây:
A. Trong phòng được chiếu sáng bởi bóng đèn điện
B. Đun nước bằng ấm điện
C. Trang trí cây thông ngày tết bằng các đèn LED
D. Mạ vàng hoặc mạ bạc 1 vật bằng kim loại
Câu 2: Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Quạt điện đang hoạt động.
B. Nồi cơm điện đang nấu cơm.
C. Máy thu hình đang hoạt động.
D. Máy bơm nước đang hoạt động.
Câu 3: Để một vật bị nhiễm điện ta làm như sau:
A. Cọ sát vật đó với 1 vật khác
B. Nhúng vật đó xuống chậu nước lạnh
C. Để vật đó nằm yên trên bàn
D. Các đáp án A,B,C đều đúng
Câu 4: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn nhiệt tốt?
A. Gỗ khô
B. Vải
C. Thanh sắt
D. Miếng xốp
Câu 5: Hệ cơ quan nào dưới đây có các cơ quan phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ bài tiết.
Câu 6: Hệ vận động của người có chức năng:
A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp con người vận động.
B. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
C. tạo ra hình dạng cơ thể.
D. giúp con người vận động.
Câu 7. Tập thể dục thể thao có vai trò kích thích tích cực đến điều gì của xương?
A. Sự lớn lên về chu vi của xương.
B. Sự kéo dài của xương.
C. Sự phát triển trọng lượng của xương
D. Sự phát triển chiều dài và chu vi của xương.
Câu 8: Điền từ phù hợp vào ô trống: …. có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và chất thải.
A. Tiểu cầu.
B. Bạch cầu.
C. Hồng cầu.
D. Huyết tương.
Câu 9: Nêu tác hại của bệnh loãng xương?
A. Giảm sự linh hoạt trong vận động cơ thể.
B. Tăng sự linh hoạt trong vận động cơ thể
C. Giảm trọng lượng cơ thể.
D. Tăng trọng lượng cơ thể.
Câu 10: An toàn vệ sinh thực phẩm là
A. thực phẩm bị biến chất.
B. thức ăn thực phẩm bị ôi thiu.
C. giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chất.
D. thực phẩm có chứa sẵn các độc tố.
Câu 11: Bệnh nào sau đây là bệnh về đường tiêu hóa ?
A. Sâu răng
B. Đau bụng
C. Đau đầu
D. Viêm da
Câu 12: Bệnh nào sau đây liên quan đến sức khỏe học đường của học sinh ?
A. Loãng xương
B. Tật cong vẹo cột sống
C. Bệnh còi xương
D. Thiếu máu
Câu 13: Các giác quan giúp cơ thể nhận biết:
A. các kích thích từ bên ngoài cơ thể
B. các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể
C. các kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể
D. các kích thích từ bên trong cơ thể
Câu 14: Các tuyến nội tiết của cơ thể là:
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp, tuyến tụy
C. Tuyến trên thận, tuyến sinh dục
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da ?
A. Lớp bì
B. Lớp biểu bì
C. Lớp mạch máu
D. Lớp mỡ dưới da
Câu 16: Chức năng nào là của hệ sinh dục ?
A. Duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản
B. Bảo vệ cơ thể
C. Điều khiển hệ vận động
D. Phát triển cơ thể
Câu 17: Để phòng bệnh sỏi thận cần:
A. uống nhiều nước hơn bình thường
B. uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lý
C. hạn chế các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật
D. tăng cường ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật
Câu 18: Tai thường mắc một số bệnh có thể giảm khả năng nghe phổ biến như bệnh viêm tai giữa, ù tai….do các nguyên nhân chính như:
A. nước lọt vào tai, ráy tai bị bẩn
B. không khí lọt vào tai, ráy tai quá nhiều
C. nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng
D. nghe tiếng động quá mạnh, gây nhiễm trùng
Câu 19: Những bệnh nào dưới lây truyền qua đường tình dục.
(1- Giang mai, 2- lậu, 3- Viêm gan, 4- Đái tháo đường, 5- bướu cổ, 6- AIDS)
A. 1,2,3,6
B. 1,2,3,4
C. 2,3,4,5
D. 3,4,5,6
Câu 20: Em cần làm gì để không bị bệnh ù tai ?
A. Nghe tiếng động lớn
B. Thường xuyên ngoáy tai
C. Tránh để lọt dị vật vào tai
D. Tránh tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn, để lọt dị vật vào tai
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 21 (0,5 điểm): Tại sao nhà lợp ranh hoặc lá cọ về mùa đông ấm hơn, về mùa hè mát hơn nhà lợp tôn?
Câu 22 (1,0 điểm): Trong khi ăn cơm, hai chị em Lan và Hưng nói chuyện và cười đùa rất to. Thấy vậy, mẹ hai bạn tỏ ý không hài lòng và yêu cầu hai chị em phải tập trung vào việc nhai, nuốt thức ăn, không nên vừa ăn vừa cười đùa. Tại sao mẹ hai bạn lại khuyên các con của mình như vậy?
Câu 23: (1,0 điểm):
a) Kể tên hai bệnh do hệ nội tiết gây ra?
b) Nêu khái niệm thân nhiệt?
Câu 24 (1,0 điểm): Trình bày một số phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể?
Câu 25 (0,5 điểm): Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể ?
Câu 26 (1,0 điểm). Phân tích 1 tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em ?
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | B | A | C | A | A | D | D | A | C | A | B | C | D | B | A | B | C | A | D |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
Câu 21 (0,5 điểm) | - Giữa các lớp dạ hoặc lá cọ có những khoảng trống chứa không khí nên dẫn nhiệt kém. - Về mùa đông, nhà lợp dạ hoặc lá cọ làm cho sự truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài bị chậm lại giữ cho nhà ấm hơn nhà có mái lợp tôn là chất dẫn nhiệt tốt. Ngược lại về mùa hè, những mái nhà này lại làm cho sự truyền nhiệt từ không khí bên ngoài vào trong nhà chậm lại, giữ cho nhà mát hơn nhà có mái lợp tôn. | 0,25 0,25 | |
Câu 22 (1,0 điểm) | Khi ăn, không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch vì: - Khi nhai, vừa cười nói, đùa nghịch thì thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí, thanh quản hoặc khí quản, dẫn đến bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí của hệ hô hấp, - Làm cho não bộ thiếu O2 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. | 0,75 0,25 | |
Câu 23 (1,0 điểm) | a | Hai bệnh do hệ nội tiết gây ra: Bệnh đái tháo đường và bệnh bướu cổ. (HS nêu đúng hai bệnh khác vẫn được điểm tối đa). | 0,5 |
b | Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, thân nhiệt của người bình thường là khoảng 370C. | 0,5 | |
Câu 24 (1,0 điểm) | - Khi thời tiết nắng nóng, cần giữ cơ thể mát mẻ: Đội mũ, nón khi làm việc ngoài trời và không chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp, khi ra mồ hôi nhiều không nên tắm ngay cần ngồi trước quạt. | 0,5 | |
- Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng ngực, cổ, chân, tay. Thường xuyên tập thể dục thao để nâng cao phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể. | 0,5 | ||
Câu 25 (0,5 điểm) | Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì : Môi trường sống bao gồm nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến từng cá thể của quần thể | 0,5 | |
Câu 26 (1,0 điểm) | Học sinh phân tích được một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đã học VD : Người dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; Rác thải gia đình không được xử lý đúng cách; Phân động vật không được thu gom và xử lý đúng cách; Tình trạng chặt phá, đốt rừng còn diễn ra phổ biến | ||
- Nêu được tác nhân gây ô nhiễm | 0,25 | ||
- Nêu được tác động của tác nhân đó đến môi trường | 0,25 | ||
- Phân tích được mức độ ảnh hưởng đến môi trường và hậu quả | 0,5 | ||
Tổng | 10 điểm |
* Lưu ý: HS lập luận, có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.