Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 11 (Có đáp án, cấu trúc mới)
Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2025 gồm 2 đề giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 2 Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2025 được biên soạn gồm 1 đề theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai có đáp án + 1 đề theo cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.
Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2025
Đề thi học kì 2 GDKT&PL 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……….. ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ (Đề có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
1. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi nhận phiếu bầu, vì có việc đột xuất nên anh Q đã nhờ chị D viết hộ phiếu bầu cho hai vợ chồng anh theo ý của anh Q. Biết chị D đang viết phiếu bầu giúp cho anh Q, ông M thành viên tổ bầu cử đã nhờ và được chị D đồng ý sửa lại nội dung trong phiếu bầu của anh Q theo ý của ông M. Sau đó, chị D đã bỏ phiếu của mình và phiếu của vợ chồng anh Q vào hòm phiếu. Chị D, ông M và anh Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
Câu 2: Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm Ngoại ngữ E đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?
Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ E bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ E không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ E nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.
A. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
B. Uỷ quyền cho luật sư tiến hành khiếu nại.
C. Tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự việc.
D. Được khôi phục quyền, lợi ích đã bị xâm phạm.
Câu 3: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Xã T cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã T tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã T luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã Hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã T ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.
Câu hỏi: Ở địa phương T, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Chính quyền xã T phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
B. Trên địa bàn xã T thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
C. Các tôn giáo trên địa bàn xã T bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
D. Tại xã T, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.
Câu 4: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Tham gia dân quân tự vệ.
C. Tham gia bảo vệ biên giới.
D. Tham gia hiến máu nhân đạo.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
A. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
B. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
D. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, mỗi cử tri đều được tự viết phiếu và bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Đại diện.
Câu 7: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quyền tố cáo của công dân?
Tình huống. Anh A gửi đơn tố cáo nặc danh (không ghi rõ họ tên, địa chỉ) bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm xúc phạm danh dự, hạ uy tín của trưởng phòng H cạnh tranh vị trí trong đợt bổ nhiệm tiếp theo. Nhưng trên thực tế trưởng phòng H không thực hiện hành vi trên, bằng cấp của anh H là thật. Việc tố cáo của anh A đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm anh H của tổ chức và xúc phạm danh dự của anh H.
A. Anh H.
B. Anh A.
C. Cả anh H và anh A đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 8: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?
A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
D. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 9 Trong trường hợp dưới đây, nhóm 50 công dân xã Y đã có hành vi vi phạm quyền nào của công dân?
Trường hợp. Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan thanh tra tỉnh H, có khoảng hơn 50 công dân xã Y do ông M đứng đầu đã tụ tập khiếu nại về việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong một dự án thực hiện tại xã Y, vì họ cho rằng các cơ quan nhà nước không Thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghe ông K (cán bộ thanh tra tiếp dân) giải thích chế độ chính sách, các quy định của pháp luật về vấn đề họ khiếu nại, không đồng ý với giải thích đó, hơn 50 người thậm chí đã có xô xát với cán bộ tiếp dân, gây mất ổn định trật tự trên địa bàn.
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Khởi tố.
D. Truy tố.
Câu 10: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
A. An ninh.
B. Chính trị.
C. Giáo dục.
D. Kinh tế.
Câu 11 Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Ông D là cán bộ xã nên đã can thiệp cho cháu mình được hoãn nghĩa vụ quân sự.
B. Bạn N tuyên truyền thông tin sai lệch về tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
C. Bà K đã giấu lệnh gọi nhập ngũ của con trai vì muốn con đi làm phụ giúp gia đình.
D. Chị V trình báo công an địa phương khi phát hiện nhóm người có hành động khả nghi.
Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
A. Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
C. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử phạt hành chính.
D. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.
II. Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 14. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quy định liên quan đến bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Anh Hùng phát hiện một người lạ đột nhập vào nhà mình lúc nửa đêm. Ngay lập tức, anh gọi điện báo công an và yêu cầu sự hỗ trợ. Công an đến hiện trường và tiến hành kiểm tra, bắt giữ người lạ đúng theo trình tự pháp luật.
b. Chị Lan bị đồng nghiệp vu khống về việc trộm cắp tại công ty. Chị đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng và yêu cầu điều tra rõ sự việc. Sau khi điều tra, cơ quan công an xác định chị Lan vô tội và người vu khống bị xử lý hành chính.
c. Anh Bình bắt gặp một người lạ ăn cắp xe máy của mình. Thay vì báo cáo sự việc cho cơ quan công an, anh tự ý dùng bạo lực để trói và đánh người này tại chỗ cho đến khi công an đến.
d. Trong giờ học, bạn Minh bị giáo viên phát hiện không làm bài tập. Giáo viên đã dùng thước đánh bạn Minh trước mặt cả lớp để răn đe.
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những hình thức khác nhau như một quyền tự nhiên của công dân.
b. Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm văn học, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chỉ thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in.
c. Quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin của công dân là quyền tiếp cận thông tin.
d. Việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin do pháp luật quy định.
..........
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
................
Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về
Đáp án đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
................
Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
