Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối học kì 2 GDKT&PL 11 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 21 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm chưa có đáp án.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều ược biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 GDKT&PL 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDKT&PL 11 Cánh diều mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11 Cánh diều.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2025

TRƯỜNG THPT ………….

BỘ MÔN: GDKT&PL

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: GDKT&PL - KHỐI 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Công dân bình đẳng về quyền và pháp luật

- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

- Ý nghĩa của bình đẳng giới

- Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - lao động, giáo dục – y tế

- văn hóa – khoa học công nghệ, gia đình

- Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

- Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại

- Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

B.LUYỆN TẬP

I - Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.
C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về

A. tập tục
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.

Câu 4: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. trạng thái sức khỏe tâm thần.
C. thành phần và địa vị xã hội.
D. tâm lí và yếu tố thể chất.

Câu 6: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Lao động.

Câu 7: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. gia đình.

Câu 8: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, huyện Y đã tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Ngoài ra, chính quyền huyện còn có các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ,... Các hoạt động này đã góp phần giúp nữ giới phát huy vai trò trong xã hội.

8.1: Kết quả của việc thực hiện các biện pháp như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ… sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị, văn hóa, lao động.
B. Giáo dục, kinh tế và chính trị.
C. Chính trị, kinh tế, lao động.
D. Kinh tế, văn hóa, lao động.

8.2: Việc chính quyền huyện Y đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên lĩnh vực

A. Kinh tế.
B. Kinh doanh.
C. Chính trị.
D. Lao động.

8.3: Hoạt động động hỗ trợ nghề cho phụ nữ và làm tốt công tác vay vốn đối với chị em phụ nữ đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. Lao động.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Kinh doanh.

.............

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1 

Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ, giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành vi của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh A vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

A. Mọi công dân nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân là bình đẳng về nghĩa vụ.

B. Việc gian lận trong việc hợp thức hóa hồ sơ ứng cử là hành vi vi phạm pháp luật cần bị xử lý nghiêm minh.

C. Chị N đã thực hiện tốt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

D. Gian lận trong bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho cá nhân người vi phạm và xã hội.

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O thuyết phục em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Câu 3: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.

b. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

c. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.

d. Bà C không vì anh P là người theo tôn giáo khác mà ngăn cản con gái kết hôn với anh P

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Tự do tín ngưỡng có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ quy định nào.

b. Quyền tự do tín ngưỡng là một phần quan trọng của nhân quyền.

c. Không cần phải tố cáo các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng.

d. Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác là cần thiết để xây dựng xã hội hòa bình.

Câu 5: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Một nhóm người tổ chức lễ hội tôn giáo tại địa phương của họ. Họ đã thông báo cho chính quyền địa phương và được cấp phép tổ chức sự kiện này.

b. Một cá nhân phát hiện có người khác bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của họ. Người này đã quyết định tố cáo hành vi vi phạm đó đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho người bị phân biệt.

c. Một cá nhân tự ý tổ chức một buổi lễ tôn giáo lớn mà không thông báo hay xin phép chính quyền địa phương.

d. Một người sử dụng quyền tự do ngôn luận để phát tán những thông tin sai lệch và mang tính chất xúc phạm đến tôn giáo của người khác trên mạng xã hội.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Cán bộ T khuyên anh B nên rút đơn tố cáo để tránh bị trả thù nhưng anh B không đồng ý.

b. Lãnh đạo cơ quan X yêu cầu nhân viên tổ chức nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, góp ý, phê bình của nhân dân tại cơ quan.

c. Công an G hướng dẫn anh D một số biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo của anh.

d. Bà S cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật khi tố cáo bà A vi phạm pháp luật.

Câu 7: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây không vi phạm quyền tố cáo của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

Tình huống. Do có mâu thuẫn với ông A (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện N), bà D và bà C đã làm đơn tố cáo với nội dung sai sự thật và chia sẻ thông tin này đến nhiều người nhằm hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông A. Ông T biết được đã rất lo lắng và khuyên can bà D. Qua kiểm tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo là sai sự thật. Ông A đã có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với bà D và bà C về hành vi vu khống. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, mặc dù được minh oan nhưng danh dự, uy tín của ông A đã bị ảnh hưởng.

a. Ông T

b. Ông A

c. Bà D

d. Bà C

Câu 8: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. Anh Bình thấy quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân xã không hợp lý, anh tự mình nộp đơn khiếu nại và sau đó được luật sư tư vấn để bảo vệ quyền lợi của mình.

b. Anh Hùng không hài lòng với quyết định xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát. Thay vì nộp đơn khiếu nại theo quy định, anh đã đăng tải thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự cá nhân cảnh sát viên, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của người khác.

c. Chị Hoa tố cáo một người hàng xóm có hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại cung cấp thông tin sai lệch nhằm hãm hại người này vì mâu thuẫn cá nhân.

d. Chị Lan phát hiện một cơ quan nhà nước đã có hành vi tham nhũng. Chị đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu được bảo vệ danh tính.

Câu : 9 Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Ông Nam gửi đơn khiếu nại về việc mình bị chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định.

b. Anh Tuấn bị phạt vì vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thay vì nộp đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền, anh đã nhờ người quen tác động đến cơ quan chức năng để thay đổi quyết định.

c. Bà Hạnh nhận quyết định khiếu nại không có lợi cho mình và tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí tố cáo sai sự thật về người giải quyết khiếu nại trước đó để trả thù.

d. Cô Dung phát hiện một dự án xây dựng gần khu nhà mình vi phạm các quy định về an toàn lao động. Cô gửi đơn tố cáo lên chính quyền địa phương.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm