Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 6 trang tóm tắt kiến thức cần nắm, cấu trúc đề thi và 2 đề minh họa chưa có đáp án.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc hoàn toàn mới theo Công văn 7991. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2025 mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn tiếng Anh 11 Global success.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II |
BÀI 8: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN
A. LÍ THUYẾT
1. Cách viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
- MB: + Giới thiệu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh
+ Nêu thông tin khái quát vế sự vật, hiện tượng đó.
- TB:
+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung cấp thông tin của người viết.
+ Cần xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm , nghị luận có thể đưa vào bài viết.
+ Cần dự kiến cả những phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng trong văn bản, giúp cho nội dung thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
- KB: Khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được đề cập, gợi mở những ý tưởng có thể kết nối....
B. LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích
Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7 gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều Anh để về thế giới bên kia. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến về căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiều Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời. Kiều Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện…
(Theo Nguyễn Duy – Báo Dân Trí ngày 31/3/2016)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:
Câu 2. Trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi có tên là:
Câu 3. Vì sao bức thư của cô bé Kiều Anh lại giành được giải nhất của cuộc thi “Thư gửi mẹ”
Câu 4. Xác định chủ ngữ của câu văn sau: “Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình.”
Câu 5. Trong văn bản, cô bé Kiều Anh được ví như cái gì?
Câu 6. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những “bão tố cuộc đời” đó là gì?
Câu 7. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn in đậm của văn bản và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 3 đến 5 câu) nêu hai việc làm cụ thể của em góp phần giúp đỡ những bạn học sinh trong trường mình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về rừng Sác ở Cần Giờ.
BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG
A. LÍ THUYẾT
1. Cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
- MB: Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, sự đón nhận của công chúng..)
- TB:
+ Nhìn nhận khái quát về tác phẩm: tóm tắt, chủ đề, giai điệu, tiết tấu, ....
+ Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ và bằng chứng rõ ràng đầy đủ
+ Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị
- KB: Đánh giá chung về tác phẩm.
B. LUYỆN ĐỀ
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích
ĐỀ 1
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng...
(Trích Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai?
Câu 3. Đối tượng chiêu hồn trong đoạn trích trên là những ai? Họ là những người có số phận như thế nào?
Câu 4. Họ (những người được nhắc đến ở câu hỏi số 3) là những người có số phận thế nào?
Câu 5. Cuộc sống và thân phận của loại người được nhắc đến ở khổ thơ 2,3,4 được tái hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Qua đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ đối với những loại người ấy?
Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Câu 7. Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của văn bản trên?
Câu 8. Qua văn bản, em có suy nghĩ gì về tình cảm mà thi hào Nguyễn Du dành cho những kiếp người, hạng người, loại người trong xã hội lúc bấy giờ? (viết khoảng 10-12 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về Truyện Kiều của Nguyễn Du?
..............
Tải file về để xem trọn bộ đề cương
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
